Hậu Giang: Bỏ nuôi heo theo nghề nuôi con “rảnh ra là chui rúc”, ai ngờ lại “mở mày mở mặt”
Thời gian gần đây, giá gia cầm bấp bênh, việc tái đàn heo tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nhiều người nông dân trên địa bàn phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi lươn không bùn mang lại nhiều hiệu quả cao
Mô hình nuôi lươn không bùn được xem là có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của những địa phương diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp.
Mạnh dạn chuyển đổi từ nuôi heo sang mô hình nuôi lươn không bùn
Ông Nguyễn Ly Bi, phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) cho biết, gia đình ông gắn bó với nhiều năm chăn nuôi heo, tuy nhiên giá heo hơi bấp bênh, nuôi không hiệu quả, ông đành xuất bán và bỏ chuồng trại.
Mô hình nuôi lươn không bùn của hộ ông Nguyễn Ly Bi, phường Hiệp Thành, TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang.
Đang lay hoay chưa biết nuôi con gì để thay thế con heo mà ổn định cuộc sống gia đình thì ông biết đến mô hình nuôi lươn không bùn.
Ông Nguyễn Ly Bi cho biết: “Qua tìm hiểu trên sách, báo, xem ti vi thấy mô hình nuôi lươn không bùn này dễ làm, phù hợp với điều kiện của gia đình nên tôi quyết định nuôi thử nghiệm”.
Video đang HOT
Với 3 bể nuôi lươn không bùn với tổng diện tích 36 m2, ông Bi thả khoảng 6.000 con lươn giống. Sau khoảng 8 tháng, lươn thịt được xuất bán với mức giá lươn thương phẩm bao tiêu tại chuồng dao động từ 190.000-220.000 đồng/kg. Tổng kết lứa lươn đầu tiên, trừ mọi chi phí Bi ông còn lời gần 200 triệu đồng.
Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn không bùn
Chia sẻ về kỹ thuật nuôi lươn không bùn, ông Nguyễn Ly Bi cho biết, bể nuôi lươn không bùn cần có hệ thống ống cấp nước và thoát nước ra bên ngoài để thuận tiện trong việc thay nước liên tục trong bể nuôi lươn.
Loài lươn có đặc tính ưa tối, thích trú ẩn, thường sống chui rúc trong bùn, đất ruộng… nên khi nuôi trong bể ông Bi đã tạo nơi trú ẩn cho lươn bằng cách làm các giá thể bằng dây nilon đen.
Ngoài khâu chọn con lươn giống ở cơ sở sản xuất giống lươn uy tín thì môi trường sống, nguồn nước phải đảm bảo sạch là yếu tố quan trọng để nuôi lươn thành công.
Ông Nguyễn Ly Bi thực hiện thay nước định kỳ 2-3 lần/ngày, tuân thủ nguyên tắc “đúng giờ, đúng lượng” bởi lươn rất nhạy cảm với môi trường, bẩn quá hoặc sốc nước lươn sẽ chết.
Ngoài ra, từ 2 – 4 ngày phải vệ sinh bể nuôi lươn để tránh ô nhiễm môi trường nuôi. Thức ăn của lươn nuôi được lựa chọn là thức ăn công nghiệp dành cho cá có độ đạm cao, tối thiểu 42% đạm.
Thỉnh thoảng ông Bi xay mịn cá tạp làm thức ăn cải thiện thêm cho lươn. Khẩu phần ăn của lươn nuôi được phân làm 2 lần trong ngày và cho ăn đúng giờ, lượng thức ăn cũng được điều chỉnh theo thời gian nuôi, kích thước của lươn để tránh thức ăn tồn đọng lại bể, gây ô nhiễm nguồn nước.
Ông Bi cho biết thêm “Trước khi cho lươn ăn, tôi thường xả nước để tập phản xạ cho lươn. Do đó lươn sẽ ăn được nhiều hơn giúp lươn phát triển nhanh và đồng đều hơn”.
Ngoài việc chọn lươn giống khỏe mạnh, thức ăn đủ dinh dưỡng, anh còn thường xuyên bổ sung vitamin C, khoáng chất, dùng thuốc diệt khuẩn thủy sản xử lý môi trường nuôi và sử dụng men tiêu hóa trong các bữa ăn để phòng các bệnh mà con lươn hay gặp là bệnh nấm da, bệnh đường ruột.
Ông Bi chia sẻ: “Với phương pháp này con lươn là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, kỹ thuật nuôi lươn không bùn đơn giản, không mất nhiều thời gian và không đòi hỏi diện tích lớn, rất phù hợp với những hộ chăn nuôi có diện tích đất nhỏ”.
Nuôi lươn không bùn cần được nhân rộng mô hình
Từ những hiệu quả của mô hình nuôi lươn không bùn do ông Bi thực hiện, nhiều nông dân ở phường Hiệp Thành (TP Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang) đã học hỏi kinh nghiệm nuôi lươn lẫn nhau để cùng nhau phát triển kinh tế.
Theo thống kê, chỉ riêng Khu vực 6, phường Hiệp Thành đã có 8 hộ nuôi lươn không bùn. Với những hiệu quả bước đầu, hiện nay các hộ liền kề nhau đã được thành lập tổ hợp tác nuôi lươn. Tổ hợp tác tạo điều kiện thuận lợi cho bà con cùng nhau trao đổi kinh nghiệm nuôi lươn không bùn, chăm sóc, chia sẻ thông tin thị trường về giá lươn thương phẩm, giá lươn giống cũng như đầu tiêu ra cho sản phẩm.
Để phát triển mô hình nuôi lươn không bùn một cách bài bản, các ngành chuyên môn đã phối hợp tổ chức tập huấn cho nông dân quy trình kỹ thuật làm bể nuôi, chăm sóc lươn và nuôi trùn quế làm thức ăn cho lươn.
Đây là lý do nhiều nông dân xã nghèo của tỉnh Hậu Giang thích nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt
Hiện nay tại xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) đang phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi lươn không bùn trên bể lót bạt.
Người dân trong xã Hòa An đã tận dụng những diện tích nhỏ hẹp tự có để phát triển thêm các mô hình để tăng thêm thu nhập như: Nuôi cá, nuôi ếch vèo trên sông, nuôi baba, nuôi gà, nuôi vịt, nuôi heo,..
Lươn thịt đang phát triển tốt ở nhiều hộ gia đình xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Trong ảnh là mô hình nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt của gia đình anh Nguyễn Văn Quý, ấp Bàu Môn, xã Hòa An.
Đây là những mô hình chăn nuôi tận dụng diện tích xung quanh nhà. Nhưng các mô hình này tiềm ẩn các rủi ro như: Giá cả không ổn định, dịch bệnh xảy ra tương đối nhiều, người dân thiếu khoa học kỹ thuật, nhất là chi phí đầu tư lớn,...
Tuy nhiên, hiện nay tại xã Hòa An đang phát triển mạnh mẽ mô hình nuôi lươn không bùn trên bể lót bạt. Ưu điểm của mô hình nuôi lươn không bùn này là: Tận dụng diện tích nhỏ hẹp xung quanh nhà, chi phí đầu tư thấp, lươn ít nhiễm bệnh, đầu ra dễ dàng, lợi nhuận rất lớn trên cùng một diện tích so với các đối tượng con nuôi khác.
Cách đây 2 năm xã Hòa An chỉ được vài hộ nuôi lươn không bùn nhưng đến nay thì có trên 20 hộ nuôi. Các hộ nuôi lươn không bùn bằng lươn giống nhân tạo và đang ngày càng được nhân rộng.
Anh Nguyễn Văn Quý cư ngụ tại ấp Bàu Môn, xã Hòa An là một người nuôi lươn không bùn trên bể lót bạt lâu năm cho biết: Gia đình anh hiện nay nuôi được 6.000 con lươn giống.
Công việc chăm sóc đàn lươn rất dễ dàng, mỗi ngày chỉ thay nước 1 lần, cho lươn ăn 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều tối.
Anh Quý cho hay, nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt là mô hình dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp, rất phù hợp cho các hộ nghèo, cận nghèo và các hộ ít đất sản xuất.
Với diện tích 4m2 bể lót bạt có thể nuôi được 1.000 con lươn giống, sau 9 - 12 tháng nuôi đã trừ tất cả các chi phí cho lợi nhuận 30 triệu đồng.
Nuôi lươn không bùn, một ông nông dân ở tỉnh Trà Vinh hé lộ "bí mật" tắm cho lươn "không đụng hàng" Tắm cho lươn là cách làm mới, mang tính cải tiến trong mô hình nuôi lươn không bùn của nông dân miền Tây. Cách tắm lươn vừa nhanh vừa sạch đã giúp anh nông dân tỷ phú Tô Phước Mạnh ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh bỏ túi hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Mô hình nuôi lươn không bùn của anh...