Hậu Giang: Ai qua Ngã Bảy, nhớ ghé vườn dâu lãi nửa tỷ đồng
Ai qua TX Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang nhớ ghé vườn dâu lãi nửa tỷ đồng mỗi năm của gia đình anh Nguyễn Chí Cường, ngụ ấp Đông An, xã Đại Thành …Năm 2015, anh Cường phá bỏ vườn cam sành chuyển sang trồng 2 loại dâu ăn trái là dâu xanh Gia Bảo và dâu vàng bòn bon trái ngon nức tiếng.
Một trong những mô hình chuyển đổi sản xuất nông nghiệp ở thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang là mô hình trồng vườn dâu của anh Nguyễn Chí Cường, sinh năm 1983, cư ngụ ấp Đông An, xã Đại Thành.
Năm 2015 anh Cường phá bỏ vườn cam sành chuyển sang trồng 2 loại dâu ăn trái là dâu xanh Gia Bảo và dâu vàng bòn bon với diện tích 1,2 ha anh đầu tư trồng 600 cây dâu.
Vườn dâu vàng bòn bon của gia đình anh Nguyễn Chí Cường năm nào tới vụ cũng cho rất nhiều trái. Khách tới thăm vườn không chỉ thích ăn trái dâu mà còn mong được chụp hình lưu niệm bên những gốc dâu toàn trái là trái.
Qua nhiều năm đầu tư và chăm sóc vườn dâu cho hiệu quả kinh tế rất cao. Theo ước tính của gia đình vụ thu hoạch năm nay đạt năng suất bình quân 100 kg/ cây, sản lượng vườn dâu đạt khoảng 50 tấn, hiện giá thương lái hợp đồng thu mua 10.000 đồng/ kg, tổng thu nhập 500 triệu đồng.
Còn nhớ, năm 2011, diện tích trồng cam sành tại xã Đại Thành nói riêng và thị xã Ngã Bảy nói chung rất phát triển. Người nông dân chuyển đổi dần đất trồng lúa sang trồng cây cam sành trong đó có gia đình em Cường và cây cam sành đã giúp cho rất nhiều hộ nông dân tại địa phương trở nên khá, giàu.
Gia đình anh Cường cũng đầu tư trồng cam sành nhưng hiệu quả kinh tế đạt không cao do thiếu vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc hạn chế, dịch bệnh gây hại và chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nên hiệu quả vườn cam sành đem lại không cao.
Anh Cường tâm sự thêm, đúng là cây cam sành tại địa phương nhiều năm qua đã giúp cho người nông dân làm giàu, nhưng nếu đầu tư trồng cam sành trước hết phải có vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc đúng cách và phải áp dụng khoa học, kỹ thuật đúng quy trình thì mới đạt hiệu quả kinh tế.
Anh Nguyễn Chí Cường bên vườn dâu xanh Gia Bảo trái rất sai của gia đình. Anh Cường cho hay, dâu xanh Gia Bảo là một trong những loại trái cây đặc sản của miền Tây.
Anh Cường cho biết trồng dâu ăn trái rất nhẹ công chăm sóc, cây dâu ít dịch bệnh gây hại, chi phí đầu tư rất thấp khoảng từ 50 – 60 triệu / vụ cho 600 gốc dâu. Năm nay sau vụ thu hoạch trừ chi phí đầu tư gia đình em Cường đạt lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Trồng dâu công chăm sóc nhẹ hơn trồng cam sành rất nhiều, tuy cây dâu mỗi năm cho thu hoạch một vụ nhưng tính về hiệu quả kinh tế không thua trồng cây cam sành.
Video đang HOT
Về kinh nghiệm trồng dâu ăn trái, anh Cường chia sẻ, đối với cây dâu thì dịch bệnh gây hại chủ yếu là rệp sáp, hai đối tượng này dễ phòng trị, khi phát hiện có rệp sáp đeo bám trên trái dâu thì ta phun thuốc phòng trừ. Từ thực tế mô hình chuyển đổi cam sành sang trồng cây dâu ăn trái của anh Nguyễn Chí Cường tại xã Đại Thành đây là mô hình hiệu quả, ổn định cho thu nhập kinh tế cao và bền vững.
Theo Danviet
Đưa "hàng độc" dừa 2 màu vào trong chậu kiểng vừa sang vừa hiệu quả
Cây gì cũng có thể làm kiểng, dừa cũng vậy. Trồng dừa vừa ăn trái vừa ngắm cảnh, thậm chí trồng dừa cả ở trong chậu, ngay giữa lòng thành phố đang thu hút nhiều sự quan tâm.
Cây dừa được nhắc đến là giống dừa lùn của anh Nguyễn Chí Cường (ngụ phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM). Giống dừa của anh không tuyền một màu như các giống dừa khác. Màu cam của thân cùng màu xanh, màu vàng của lá làm cả khu vườn ánh lên sắc màu tươi mới.
Mô hình trồng dừa kiểng 2 màu của anh Cường. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Dừa được trồng làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa 2 màu này có tên gọi là Adona. Những trái dừa 2 màu này không còn xa lạ với nhiều người dân ở TP.HCM nhưng việc trồng dừa làm kiểng ngay trong chậu, đặt trên nền xi măng, trong các căn nhà giữa phố mới thì được coi là "hàng độc" - là dòng sản phẩm chính mà anh Cường đặt mục tiêu đạt tới.
Thú chơi dừa kiểng không chỉ bổ sung thêm một sản phẩm độc đáo, còn nâng cao giá trị cây trồng. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Anh Cường kể: "Tốt nghiệp kỹ sư nông nghiệp dưới Cần Thơ, anh đi làm ở phòng nông nghiệp địa phương rồi mới lưu lạc lên thành phố này. Những năm tháng còn ở dưới quê, máu đam mê hướng dẫn bà con làm khuyến nông đã ăn sâu. Lên thành phố, đất chật người đông, anh bỗng nhớ da diết từng nhành cây ngọn cỏ. Phải đưa tất cả vào chậu, vừa tận dụng diện tích vừa đỡ nhớ nghề, anh đặt mục tiêu như vậy, rồi bắt tay vào thực hiện".
Anh Cường (trái) mất 6 năm phối giống, lai tạo để tạo ra giống dừa 2 màu vàng, cam hiện nay. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ban đầu là ổi, sau rồi mít, khế... cứ làm tới đâu lại được nhiều người quan tâm tới đó. Cứ thế anh mở rộng dần diện tích. Anh cũng là một trong những người đầu tiên đưa phong trào chơi ổi trồng chậu phát triển mạnh tại TP.HCM.
Dừa giống. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Giống dừa Adona được anh manh nha ý định từ trước khi lên thành phố. 6 năm gian khổ phối giống, lai tạo đã mang đến cho anh thành quả là trái dừa 2 màu vàng, cam hiện nay.
Những cây dừa lùn này ít rụng lá, 2 màu sáng tươi. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Theo anh Cường, giống dừa này có khả năng thích nghi tốt ở nhiều môi trường đất, nước, khí hậu, khả năng kháng bệnh tốt, lại dễ chăm sóc.
Một chú chằng hiu liên tục đổi màu khi di chuyển qua các bộ phận có màu sắc khác nhau trên thân cây. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Trước giờ bà con thường chỉ nghĩ đến trồng cây để lấy quả mà ít quan tâm đến giá trị của thân. "Điều này cũng góp phần dẫn đến điệp khúc được mùa mất giá, đụng hàng dội chợ", anh Cường nói.
Dừa trồng chỉ 2 năm thì trổ buồng. Mỗi cây có thể trổ nhiều buồng cùng lúc. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dừa 2 màu vừa làm kiểng vừa có thể ăn trái như thường. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trái dừa 2 màu vàng, cam. Ảnh: Nguyên Vỹ
Tại vườn dừa của anh Cường, du khách chỉ cần đưa tay ra là có thể ôm và hái được những buồng dừa trĩu quả. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Chăm sóc dừa chuẩn bị mùa Tết. Ảnh: Nguyên Vỹ.
Từ khi anh đưa giống dừa Adona ra thị trường, nhiều nhà vườn gần xa tìm đến mua cây giống đem về trồng. Ngoài ra, anh Cường còn cung cấp giống và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân tại quê nhà để mở rộng diện tích, tăng nguồn hàng.
Theo Danviet
2 lần bỏ giảng đường, 9X thành công nhờ nuôi giun quế Tưng 2 lân tư bo giang đương Cao đẳng, Đại học va 2 lân làm ăn thât bai, chang trai 9X Nguyên Xuân Trương, xã Thọ An, huyện Đan Phượng (Hà Nội) vân không ngưng vươn lên, thanh công vơi mô hinh nuôi giun quê tư phân bo. 2 lân bo hoc, khơi nghiêp vơi sô vôn âm Năm 2009, Nguyễn Xuân Trường...