Hậu Formosa: Đã có thể nuôi trồng thủy sản?
Chiều ngay (24.8), ông Nguyễn Ngọc Oai – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) đã trao đổi với Dân Việt về những hướng dẫn khai thác, nuôi trồng thủy sản để ngư dân 4 tỉnh miền Trung yên tâm bám biển.
Bộ TNMT đã khẳng định là biển miền Trung an toàn, có thể tắm biển, tuy nhiên các vùng biển này đã có thể khai thác, nuôi trồng thủy sản được hay chưa thì vẫn còn chờ câu trả lời từ Bộ NNPTNT?
- Ngay sau một ngày khi Bộ TNMT công bố chất lượng, phạm vi môi trường do sự cố môi trường ở 4 tỉnh miền Trung, Bộ trưởng Bộ NNPTNT đã có văn bản giao cho Tổng cục Thủy sản, Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Nuôi trồng thủy sản 1, Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và một số đơn vị khác liên quan.
Ông Nguyễn Ngọc Oai – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT)
Theo đó Tổng cục Thủy sản được giao 4 nhiệm vụ: thứ nhất, Tổng cục Thủy sản sẽ tổng hợp tình hình thiệt hại của 4 địa phương; thứ hai, khẩn trương hoàn chỉnh Đề án về khôi phục sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề; thứ ba, xây dựng văn bản hướng dẫn địa phương tiếp tục khai thác, nuôi trồng thủy sản; thứ tư, tổ chức hội nghị tại Thừa Thiên – Huế để nghe địa phương cùng ngư dân 4 tỉnh miền Trung phản ánh về tình hình khó khăn ở thời điểm hiện tại để chúng tôi đưa ra phương án hỗ trợ, chuyển đổi nghề phù hợp và đúng nguyện vọng nhất cho ngư dân.
Hiện nay các cơ quan chức năng của Bộ NNPTNT vẫn liên tục kiểm tra, kiểm soát độ an toàn vùng biển 4 tỉnh miền Trung để có những khuyến cáo kịp thời cho ngư dân khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Video đang HOT
Vậy hiện nay biển khu vực 4 tỉnh miền Trung đã an toàn và ngư dân có thể khai thác, nuôi trồng thủy sản được chưa, thưa ông?
- Ngay sáng nay Tổng Cục Thủy sản đã tham mưu Bộ NNPTNT ban hành văn bản hướng dẫn khai thác, nuôi trồng thủy sản gửi tới 4 địa phương miền Trung. Đến thời điểm này, các địa phương tổ chức tuyên truyền hướng dẫn ngư dân tiếp tục khai thác thủy sản bình thường trên các vùng biển; đồng thời các địa phương tiếp tục kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản sau khi khai thác đưa về các cảng cá.
Trong nuôi trồng thủy sản, các địa phương tiếp tục triển khai nuôi trồng thủy sản bình thường trên các vùng biển của 4 tỉnh. Bộ NNPTNT đề nghị trong quá trình nuôi trồng thủy sản, các cơ quan chức năng của địa phương tiếp tục quan trắc và thường xuyên cảnh báo về môi trường biển để người dân nắm được tình hình.
Bộ NNPTNT và Bộ Y tế cần phối hợp như thế nào để tiếp tục kiểm tra chất lượng hải sản đã đánh bắt được trong thời gian tới?
- Chất lượng môi trường biển tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung đã trở lại bình thường nên chất lượng thủy sản sẽ tốt. Tuy nhiên Bộ NNPTNT cũng sẽ tiếp tục kết hợp với Bộ Y tế cùng các địa phương tiếp tục kiểm tra chất lượng sản phẩm hải sản đang chứa tại các kho hải sản, hoặc sau khi đánh bắt tập kết ở các cảng cá ở các địa phương.
Việc giải quyết sinh kế cho ngư dân ở 4 tỉnh miền Trung sẽ được giải quyết như thế nào thưa ông?
- Ngay sau khi sự cố môi trường xảy ra, Bộ NNPTNT đã tham mưu Chính phủ lên phương án hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Hiện nay Tổng cục Thủy sản tiếp tục tham mưu Bộ NNPTNT lên phương án hỗ trợ sinh kế cho người dân, tiếp tục trình Chính phủ ban hành một số phương án mới, tạo nguồn vốn nhất định cho ngư dân vay vốn đóng tàu, hoặc cho vay vốn để ngư dân chuyển đổi sang nghề nghiệp khác.
Đề án giải quyết sinh kế cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung có những điểm nổi bật nào thưa ông?
- 4 tỉnh ven biển miền Trung có trên 16.000 tàu cá, đa phần là tàu cá nhỏ với khoảng 12.000 tàu dưới 90CV, trong quá trình xảy ra sự cố đến nay, các tàu này gần như nằm bờ bởi nguồn lợi thủy sản gần như suy kiệt. Bộ NNPTNT có hướng tham mưu Chính phủ để hỗ trợ ngư dân đóng tàu lớn hơn trên 90-400 CV, đi đánh bắt xa bờ dài ngày hơn, hiệu quả hơn.
Phương án hỗ trợ ngư dân từ số tiền bồi thường của Formosa như thế nào thưa ông?
- Thủ tướng giao Bộ NNPTNT thống kê tình hình thiệt hại đưa ra phương án hỗ trợ cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung. Bộ NNPTNT đã ban hành công văn 6851 để các địa phương tổng hợp thiệt hại do sự cố ô nhiễm môi trường. Trước ngày 10.9 các tỉnh phải tổng hợp thiệt hại xong để báo cáo Bộ NNPTNT, để Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Làm thế nào để việc hỗ trợ ngư dân thiết thực đúng nhu cầu nguyện vọng của ngư dân thưa ông?
- Người dân bị ảnh hưởng thiệt hại tại 4 tỉnh miền Trung trực tiếp kê khai thiệt hại, sau đó chuyển về tổ thẩm định của thôn, xóm xem đúng thiệt hại như thế không, sau đó trưởng thôn sẽ báo cáo xã để xã thẩm định báo cáo huyện, huyện thẩm định báo cáo tỉnh, tỉnh báo cáo trung ương. Thứ 7 tuần này (27.8) Bộ NNPTNT tổ chức hội nghị ở Thừa Thiên – Huế, có mời ngư dân tham gia, để lắng nghe nguyện vọng của ngư dân. Tôi nghĩ với cách làm đó rất đúng hướng, sẽ hỗ trợ đúng người đúng việc.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Formosa xả thải gây chết cá: Ngư dân đề nghị được khám sức khỏe
Nhiều ngư dân tỉnh Quảng Bình đã đề nghị lãnh đạo xã tô chưc hôi nghi đê nhân dân bay to y kiên, mong muốn được khám chữa bệnh để biết họ có bị nhiễm độc, ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không.
Ngày 6.7, ông Nguyễn Trung Thành, Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau khi biết được nguyên nhân gây nên cá chết hàng loạt do nước biển bị nhiễm độc từ việc xả thải của Công ty Fosmosa Hà Tĩnh gây ra, nhiều ngư dân địa phương đã đề nghị lãnh đạo xã tô chưc hôi nghi đê nhân dân bay to y kiên va đê đat lên cac câp co thâm quyên.
Tại hội nghị, hàng chục ngư dân phát biểu bày tỏ ý kiến, nguyện vọng với các cấp có thẩm quyền xung quanh vụ việc. Một trong những ý kiến được kiến nghị nhiều nhất là đề nghị Chính phủ chi đao nganh y tê tô chưc kham sưc khoe cho ngư dân để biết họ có bị nhiễm độc, ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Các bác sỹ trong đoàn từ thiện báo Nông thôn ngày nay khám bệnh cho ngư dân xã Cảnh Dương tháng 5.2016.
Theo nhiều ngư dân, khi biết đích xác nguyên nhân gây ra cá chết, nhiều người rất hoang mang khi biết rằng đã tự mình đã vô tình đưa chất độc vào cơ thể khi lỡ ăn cá biển trong những ngày cá mới chết, thiếu thông tin.
"Những ngày đầu chúng tôi đi biển đánh bắt được nhiều cá lắm, toàn cá ngon như cá mú, cá nâu... Nghĩ đây là một hiện tượng tự nhiên nên chúng tôi đã bắt về cho gia đình ăn, biếu hàng xóm và cả bán cho cho bà con nữa. Bây giờ biết được nguyên nhân thật sự gây nên cá chết là do nhiễm phải chất độc, chúng tôi vô cùng lo lắng..." - một ngư dân bày tỏ.
Theo Danviet
Không nên trông chờ biển miền Trung 'tự làm sạch' Tự làm sạch là cơ chế của tự nhiên, nhưng theo các chuyên gia điều quan trọng vẫn là tác động của con người trong việc khôi phục biển miền Trung. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế vừa được công bố khẳng định nước biển "đạt chuẩn" cho hoạt động bơi lội,...