‘Hậu duệ’ của MiG-31 đang dần lộ diện
Không quân Nga sẽ bắt đầu phát triển một máy bay đánh chặn tầm xa mới vào năm 2017 và đưa vào phục vụ năm 2025.
Quân đội Nga sẽ bắt đầu phát triển một sự thay thế mới cho loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound vào năm 2017, Tư lệnh Không quân, Đại tướng Viktor Bondarev cho biết hôm 11/8.
“Từ năm 2017, chúng tôi sẽ bắt đầu làm việc trên một loại máy bay đánh chặn tầm xa mới để thay thế cho MiG-31, ông Bondarev cho biết.
Theo vị quan chức này máy bay đánh chặn tầm xa mới dự kiến sẽ đi vào phục vụ trong Không quân Nga vào năm 2025.
Trước đó, Tướng Bondarev từng nói rằng, Không quân Nga đang hy vọng sẽ nhận được một chiến đấu cơ đánh chặn tầm xa mới vào năm 2020 và cho nghỉ hưu ít nhất 122 máy bay MiG-31 vào năm 2028.
Phác họa về tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-41 của cư dân mạng.
Trong khi đó, phát biểu với hãng tin RIA Novosti hồi cuối tháng 2 vừa qua, phi công – Anh hùng nước Nga Anatoly Kvochur tiết lộ rằng, loại máy bay đánh chặn tầm xa mới sẽ có tên gọi MiG-41 và có khả năng chiến đấu vượt trội so với người tiền nhiệm MiG-31.
Video đang HOT
Thông này sau đó cũng được đại diện Ủy ban Duma quốc phòng Nga Alexander Tarnaev xác nhận sau khi ông tham gia một cuộc họp Hàng không Vũ trụ do Tham mưu trưởng Quân đội Nga chủ trì, trong đó, văn bản về công trình nghiên cứu trên tiêm kích đánh chặn mới MiG-41 đã được Bộ Quốc phòng ký kết.
Sức mạnh MiG-31 của không quân Nga
Ông Tarnaev còn tiết lộ rằng, MiG-41 sẽ được thừa hưởng tất cả những ưu điểm tốt nhất từ MiG-31.
“MiG-31 là tiêm kích đánh chặn hạng nặng đạt tốc độ bay siêu nhanh Mach 2,8, nhưng MiG-41 sẽ phải đạt tốc độ tối đa thấp nhất cũng phải từ Mach 4 – 4,3, tức phải nhanh hơn MiG-31 khoảng 1,5 lần”, phi công Kvochur nói
Ngoài việc phát triển MiG-41, Không quân Nga còn lên kế hoạch sớm đưa trở lại phục vụ hàng trăm tiêm kích đánh chặn MiG-31 sau khi nâng cấp để kéo dài thời gian phục vụ trong các lực lượng vũ trang Nga trong những năm tới.
MiG-31 là loại máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa, được phát triển bởi Văn phòng thiết kế Mikoyan từ những năm 1970 dựa trên nguyên mẫu MiG-25.
MiG-31 được thiết kế để đánh chặn và phá hủy các mục tiêu trên không ở độ cao lớn, trung bình và độ cao thấp, trong mọi điều kiện ngày đêm và mọi điều kiện thời tiết bất lợi. Máy bay được tích hợp các hệ thống, thiết bị hàng không tối tân để có thể phóng ra các mục tiêu giả, gây nhiễu radar chủ động và radar thụ động của đối phương.
Một phi đội chuẩn gồm 4 tiêm kích MiG-31 có khả năng kiểm soát vùng không phận tiền tuyến rộng tới 800 – 900km. Các hệ thống vũ khí mang theo giúp MiG-31 có thể đánh chặn cả tên lửa hành trình ở bất kỳ độ cao hay tốc độ nào, thậm chí có thể phá hủy cả vệ tinh.
Theo Đất Việt
Phó Thủ tướng Nga đề nghị sản xuất lại tiêm kích MiG-31
Ông Dmitry Rogozin cho rằng, MiG-31 là mẫu máy bay đánh chặn không đối thủ và nó nên được tái sản xuất.
Hãng tin Ria Novosti dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho rằng, việc sản xuất máy bay đánh chặn MiG-31 nên được nối lại vì chúng có thể chứng minh hiệu quả trong vòng 15 năm tới.
"Chiếc máy bay này không có đối thủ, đó là quan điểm của Ủy ban công nghiệp quốc phòng, Bộ Quốc phòng, các ngành công nghiệp liên quan. Thậm chí là cả Duma Quốc gia cũng đã tổ chức các phiên điều trần đặc biệt về chủ đề đánh chặn. Việc sản xuất sẽ được hồi sinh với các máy bay đang được nâng cấp. Máy bay chiến đấu này chắc chắn sẽ có hiệu quả trong 15 năm tới với những thay đổi để phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại", ông nói.
Cận cảnh radar và vũ khí khủng được trang bị trên MiG-31.
Phó Thủ tướng Rogozin cho biết, ông tin rằng chiếc máy bay này có tiềm năng xuất khẩu lớn và nhu cầu của thị trường đối với MiG-31 là rất cao. MiG-31 Foxhound (Chó săn cáo) là một máy bay đánh chặn tầm xa được phát triển dựa trên MiG-25.
Đúng như biệt danh của nó - "Chó săn cáo" MiG-31 là máy bay đánh chặn có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay. Nó có thể đạt tốc độ đến gấp 3 lần vận tốc âm thanh (tuy nhiên các phi công được yêu cầu giới hạn ở tốc độ gấp 2,8 lần tốc độ âm thanh để bảo vệ động cơ).
MiG-31 được đưa vào hoạt động từ năm 1979, quá trình sản xuất bị dừng lại vào năm 1994 với khoảng 500 chiếc đã được xuất xưởng. Đến nay, nó vẫn là mẫu máy bay đánh chặn không có đối thủ tương tự từ khối NATO. MiG-31 vẫn là "ông vua tốc độ" trên bầu trời. Nó được trang bị hệ thống điện tử - vũ khí đối không cực mạnh mà không một máy bay nào khác trên thế giới có thể có được.
MiG-31 Foxhound vẫn là mẫu máy bay đánh chặn không có đối thủ tương tự ở NATO.
Cảm biến chính của máy bay này là radar quét mạng pha điện tử thụ động Zaslon có phạm vi phát hiện mục tiêu lên đến 400km. Vũ khí chính của nó là 4 tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37 với tầm bắn lên đến 300km. R-37 là tên lửa không đối không có tầm bắn xa nhất thế giới đang hoạt động.
MiG-31 được mệnh danh là sát thủ diệt máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không(AWACS) đó cũng chính là mục đích thiết kế của loại máy bay này. Ngày nay các quốc gia trong đó có Nga đang tập trung phát triển các tiêm kích thế hệ 5 song vai trò của MiG-31 vẫn không có nhiều thay đổi.
Nó được thiết kế để đánh chặn các máy bay AWACS của NATO chứ không phải là một máy bay cho nhiệm vụ không chiến. Tốc độ nhanh, vũ khí đầy uy lực, MiG-31 vẫn là một vũ khí đáng sợ trong nhiều thập kỷ tới.
Theo Kiến Thức
Nga điều 100 máy bay tập trận rầm rộ gần biên giới Ukraine Nga ngày 4/8 đã thông báo tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn kéo dài 5 ngày ở miền nam nước này, gần biên giới Ukraine, với sự tham gia của khoảng 100 máy bay các loại. Các máy bay Nga trong một cuộc diễn tập. (Ảnh minh họa) Một phát ngôn viên của không quân Nga cho biết...