Hậu đảo chính: Thổ bị loại khỏi NATO, hết đường vào EU?
Sau đảo chính, 14 chiến hạm của lực lượng hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đã biến mất cùng với hơn 40 máy bay chiến đấu và trực thăng.
14 chiến hạm và Tư lệnh hải quân “mất tích”
Theo tin của giới truyền thông Ankara, sau khi cuộc đảo chính quân sự vào rạng sáng ngày 16/7 của giới chức lãnh đạo quân đội thất bại, 14 tàu chiến của Hải quân nước này đã mất liên lạc. Đồng thời, số phận ban chỉ huy hải quân Thổ Nhĩ Kỳ đến nay cũng chưa được rõ.
Tờ The Times dẫn nguồn tin riêng cho biết, sau khi cuộc đảo chính bị dập tắt, Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ kiểm điểm thấy thiếu mất 14 chiến hạm, chỉ huy Hạm đội là Tư lệnh, Đô đốc Veysel Kosele cũng không bắt được liên lạc từ sáng ngày 16 tháng 7.
Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giới lãnh đạo quân đội cũng chưa xác định được là ông này đang bị phái nổi loạn bắt cóc làm con tin, hay chính ông cũng thuộc vào số các thủ lĩnh của cuộc đảo chính.
Trước khi nổ ra đảo chính, những con tàu đang tạm coi là “mất tích” này đang làm nhiệm vụ trực chiến tại vùng biển Aegean và Biển Đen.
Theo thông tin của The Times, ngoài một số tàu hiện không rõ tung tích, vẫn có một số tàu vẫn xác định được địa điểm. Tuy nhiên, mặc dù các tàu này vẫn xác định được vị trí bằng radar hay vệ tinh, nhưng chúng không hề bắt sóng liên lạc và cũng không trở về cảng.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số tàu không liên lạc với Ban chỉ huy hải quân và cũng không tìm thấy tung tích đã làm dậy lên suy đoán rằng chúng có thể đã đến hải cảng của Hy Lạp. Sau cố gắng đảo chính ngày 16 tháng 7, có 8 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đã xin tị nạn ở Hy Lạp, họ đến đó bằng máy bay trực thăng.
14 chiến hạm và Tư lệnh hải quân Thổ Nhĩ Kỳ mất tích
Theo nguồn tin riêng của truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, những sĩ quan trên các tàu ủng hộ đảo chính đã lừa Đô đốc Kezeli, khi thông báo với ông này là xảy ra cuộc tấn công khủng bố. Tuy nhiên, những nguồn tin này cũng không xác định được là hiện vị Tư lệnh hải quân đang ở đâu.
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ chối bình luận về sự cố với vị chỉ huy lực lượng hải quân, nhưng khẳng định đang truy nã các nghi phạm kích động nổi loạn trong lực lượng hải quân nước này.
42 máy bay chiến đấu và trực thăng đi đâu không rõ
Ngoài sự cố “thất tung” của vị Tư lệnh hải quân và 14 tàu chiến, tờ The Times còn cho biết, ít nhất đã có 42 chiếc máy bay trực thăng chiến đấu đã biến mất khỏi kho quân sự ở căn cứ không quân Incirlik nằm ở miền nam nước này.
Được biết, căn cứ không quân này là nơi tập kết các máy bay chiến đấu Mỹ-NATO phục vụ cho cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria, thậm chí nó còn có kho chứa các vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ và NATO.
Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ tư lệnh căn cứ Incirlik là chuẩn tướng Bekyra Ercan Wang vì tội đồng lõa với quân phiến loạn trong âm mưu cướp chính quyền. Sau đó, chính quyền Ankara đã ra lệnh phong tỏa căn cứ không quân này, kể cả các máy bay của Mỹ và đồng minh.
Theo_Báo Đất Việt
Sức mạnh chiến hạm tàng hình của HQ Ấn Độ vừa đến Đà Nẵng
Chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay (2/10).
Sáng 2/10, chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của lực lượng Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị Việt Nam.
Đại diện lãnh đạo Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng lãnh đạo các bộ ban ngành Trung ương và Đà Nẵng đã đón tàu cùng thủy thủ đoàn 300 người. Trong thời gian ở thăm đến ngày 6/10, thủy thủ đoàn sẽ giao lưu văn hóa, văn nghệ với lực lượng Hải quân Vùng 3, thăm các di tích lịch sử ở Đà Nẵng.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay trên tàu, đại tá Kunal Singh Rajkumar - Chỉ huy chiến hạm INS Sahyadri nhấn mạnh, chuyến thăm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Hải quân 2 nước. Đây cũng là dịp để Hải quân Ấn Độ và Việt Nam học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm.
Tàu hải quân INS Sahyadri là tàu khu trục tàng hình đa nhiệm thuộc lớp Shivalik, được đưa vào hoạt động vào tháng 7/2012, được trang bị khối lượng khí tài đồ sộ. Tàu có tải trọng hơn 6.000 tấn, dài 142,5 m, rộng 16,9 m, tốc độ 32 hải lý (59 km/h).
Tàu được trang bị các loại súng với đủ kích thước khác nhau, hình thành nên lá chắn có sức mạnh, giúp tàu chống lại các mối đe dọa từ mặt đất, trên không.
INS Sahyadri còn được trang bị hệ thống tên lửa chống tàu ngầm xa, tên lửa hạm đối hạm - hạm đối không tầm ngắn và tầm trung. Chiến hạm còn có khả năng chở 2 trực thăng tích hợp nhiều chức năng.
Trước khi rời cảng Tiên Sa, lực lượng hải quân hai nước sẽ có cuộc diễn tập song phương về tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Cận cảnh chiến hạm tàng hình Ấn Độ thăm Đà Nẵng Chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của Hải quân Ấn Độ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay (2/10). Sáng 2/10, chiến hạm tàng hình INS Sahyadri của lực lượng Hải quân Ấn Độ cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) thăm hữu nghị Việt Nam. Đại diện lãnh đạo Vùng 3 Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng...