Hậu cung “Phượng Khấu” chắc sẽ gây trầm trồ nếu có một trong 6 gương mặt này đối đầu Vân Trang?
Vân Trang sẽ vào vai một vị phi tần nhà Nguyễn trong web drama “Phượng Khấu”, cùng dự đoán xem gương mặt nào sẽ là đối thủ “xứng tầm” với cô trong web drama cung đấu này?
Trong Phượng Khấu, nữ diễn viên Vân Trang đảm nhiệm vai phi tần từng bước trở thành một mẫu nghi thiên hạ, thụy hiệu gọi tắt là Lệ Thiên Anh Hoàng hậu. Trên con đường giành lấy ngôi vị về mình, ai sẽ là những đối thủ ngang cơ xứng tầm với nàng?
Tạo hình của Vân Trang trong “Phượng Khấu”.
Vân Trang từng vào vai Tuyên Từ Thái hậu trong Thiên Mệnh Anh Hùng và nhận được rất nhiều lời khen ngợi với khả năng thể hiện nhân vật một cách sắc sảo và chân thật. Tuyên Từ Thái Hậu trong Thiên Mệnh Anh Hùng là một nhân vật “một tay che trời”, bà ta và phe cánh của mình từng thao túng bộ máy phong kiến thời bấy giờ và đỉnh cao của sự tàn độc của người đàn bà này là khi dàn dựng vụ án Lệ Chi Viên để tiêu diệt gia đình Nguyễn Trãi.
Vân Trang từng thể hiện vai diễn Tuyên Từ Thái Hậu rất xuất sắc trong phim “Thiên Mệnh Anh Hùng”.
Ai đã từng xem Thiên Mệnh Anh Hùng và thấy sự thể hiện của Vân Trang trong phim chắc chắn sẽ thấy háo hức khi nghe tin cô cũng sẽ tham gia web drama Phượng Khấu. Diễn xuất của cô và những màn cung đấu tranh sủng với các cung tần trong cung nhất định sẽ rất gay cấn và thú vị. Nhưng câu hỏi được đặt ra là ai xứng đáng trở thành đối thủ của Vân Trang?
1. Kim Hiền
Báo chí từng gọi vẻ đẹp sắc sảo của Kim Hiền ở độ tuổi U40 là “độc dược” khi người ta càng đắm chìm vào vẻ đẹp của cô thì sẽ càng yêu mến những vai diễn phản diện mà cô thể hiện. Năm 2015, Kim Hiền sở hữu một vai diễn nhỏ nhưng đầy ấn tượng trong Mỹ Nhân. Tại đây, cô vào vai Tống Thị, một người đàn bà mưu mô, xảo quyệt và biết cách sử dụng hiệu quả nhan sắc trời ban của mình. Tống Thị chuyên đi quyến rũ bao người đàn ông, làm khuynh đảo lịch sử triều Nguyễn thế kỷ XVII. Vai diễn này được Kim Hiền thể hiện một cách cực kỳ xuất sắc, tiếc rằng trong phim, không có một mỹ nhân nào để làm đối thủ xứng tầm của Tống Thị.
Tống Thị trên giường với một gã đàn ông trong “Mỹ Nhân”.
Tống Thị có biệt tài quyến rũ đàn ông.
Nếu có thể xuất hiện trong Phượng Khấu, với diễn xuất sắc nét, kết hợp dung nhan vốn có, Kim Hiền nhất định sẽ là một vẻ đẹp nổi bật trong hậu cung và là một đối thủ đáng gờm của Lê Thiên Anh Hoàng hậu (Vân Trang).
2. Thanh Hằng
Dung mạo của Thanh Hằng có lẽ hợp với các nhân vật có tạo hình sắc sảo tới mức không thể bàn cãi. Ngoài ra siêu mẫu cùng từng đảm nhiệm nhiều vai diễn với màu sắc tính cách cực kỳ thích hợp cho phim cung đấu. Khi thì bí ẩn, lạnh lùng nhưng quyến rũ khó cưỡng trong Mỹ Nhân Kế, khi thì Thanh Hằng lại nhún nhường, tàn nhẫn đến rợn người trong Mẹ Chồng. Thanh Hằng có vẻ đẹp vừa mặn mà vừa kiêu sa, chính là mẫu hình của một nhan sắc có thể chiếm giữ nhưng khó có thể nắm bắt. Nàng chọn vào cung vì quyền lực chứ không phải vì tình ái nhưng với vẻ ngoài mặn mà và kỹ thuật quyến rũ chết người, siêu mẫu chân dài này sẽ luôn có một vị trí vững chắc trong tim bất kỳ vị vua nào và là một đối thủ đáng gờm trong mọi cuộc tranh sủng.
Video đang HOT
Hai sắc thái khác nhau của Thanh Hằng trong “Mẹ Chồng”.
Nét đẹp khó cưỡng của Thanh Hằng trong “Mỹ Nhân Kế” .
Ngoài ra thì Thanh Hằng còn là một siêu mẫu với gương mặt góc cạnh trời ban. Phong cách trang điểm thời nhà Nguyễn có thể sẽ rất thích hợp và tôn lên những đường nét của cô khiến cho siêu mẫu toát lên một vẻ đẹp đậm nét phong kiến thời nhà Nguyễn.
3. Chị em hội “Camera hành trình”
Đó là Lan Khuê và Thu Quỳnh. Trong cả ba chị em tuy chỉ có mỗi Lan Khuê là từng đóng phim Mẹ Chồng, thuộc thể loại phim “gia đấu” (tranh đấu trong gia đình) nhưng cả hai người đều có khả năng hóa thân vào những nhân vật có tài… rình mò người khác.
Lan Khuê thì nhờ tài rình rập mà một tay giành được gia tài của nhà họ Huỳnh làm của riêng. Thu Quỳnh khi còn là My Sói thì lại quá giỏi trong trò nghe lén các cô bạn gái ngành rồi đi bán đứng bạn. Tuyệt chiêu “nghe lén” và “rình rập” của ba chị em này thực sự rất đáng gờm và nếu cho cặp đôi này vào hậu cung Phượng Khấu, đây sẽ là những nhân vật nguy hiểm “không ngờ tới” vì mưu mẹo thì ít mà đi nghe lén thì nhiều. Nguy hiểm chưa tới cửa, cả đôi đã cao chạy xa bay mất rồi.
4. Thúy Ngân
Cô nàng Hân trong Gạo Nếp Gạo Tẻ của Thúy Ngân nếu xuyên không trở về thời phong kiến chính là một nhân vật tiểu thư được nuông chiều quá mức. Hân suốt ngày la hét và miệt thị tất cả mọi người chỉ để đòi hỏi được những điều mình muốn. Thúy Ngân sẽ rất thích hợp để trở thành một kiểu phi tần kiêu căng, dựa vào gia thế mà ức hiếp người khác giống như Thư Tần (Lý Xuân Ái) trong Diên Hi Công Lược. Cô nàng tiểu thư lá ngọc cành vàng, kiêu ngạo, có chút đầu óc nhưng chưa đủ thông minh nên cuối cùng vẫn phải nhận cái kết đắng nghét.
Hân trong “Gạo Nếp Gạo Tẻ” khá giống cô nàng Thư Tần Trong “Diên Hi Công Lược”.
Thư Tần là cô gái được nuông chiều và không coi ai ra gì, nhưng lại không đủ tầm “nham hiểm” để chiến đấu ở hậu cung.
Tuy nhiên, kiểu phi tần này chỉ được sự hung hãn bề ngoài mà bên trong không hề có mưu sâu kế hiểm hay lòng dạ hiểm ác. Chính vì lí do này mà nếu Thúy Ngân trở thành một quý phi trong Phượng Khấu, cô sẽ là một trong những người bị hại chết đầu tiên.
5. Khả Như
Cô nàng Khả Như vừa có một vai diễn cực kỳ ấn tượng trong Trạng Quỳnh, một trong những phim Tết 2019 ra rạp ngày mùng 1 Tết. Khả Như vào vai Liễu Thị, một ả đàn bà lăng loàn nhưng lại rất mưu mô. Ả ta liên kết với Trình Bá (Công Dương) để lập mưu hãm hại thầy đồ Đoàn, thầy của Quỳnh (Quốc Anh). Liễu Thị nói dối không chớp mắt và diễn “tâm lý” khi tố cáo thầy đồ Đoàn cưỡng bức ả y như thật trong khi chính ả mới là người quyến rũ thầy đồ.
Phân cảnh của Liễu Thị trong “Trạng Quỳnh”.
Mọi nhân vật của Khả Như đều đẹp sắc sảo và đặc biệt là đều có tài ăn nói. Khi hóa kiếp vào một hậu cung, cô nàng này sẽ là kiểu phi tần rất hay “lựa nước mà chèo”. Khả Như sẽ luôn là kẻ đứng bên cạnh những người quyền lực trong hậu cung, rỉ rả vào tai họ những lời đàm tiếu độc hại. Nhưng đến khi mọi phi tần đều tổn hại do tranh đấu, Khả Như sẽ là người còn lại hưởng lợi. Nhân vật phi tần của Khả Như trong một phim cung đấu sẽ đáng sợ ở chỗ, ả ta một mặt đốc thúc cho các phi tần đấu đá lẫn nhau, một mặt vẫn lăng loàn và quyến rũ được hoàng thượng (cùng với một số đàn ông khác) với vẻ ngoài phóng khoáng, cực kỳ biết gợi tình của mình. Liễu Thị của Khả Như chính là “bạn thân” của mọi đàn bà và “bạn tình” của mọi đàn ông và nếu trở thành một thành viên của hậu cung, Liễu Thị của Khả Như sẽ là một mục tiêu khá khó tiêu diệt.
Liễu Thị được khắc họa trong Trạng Quỳnh với linh vật là con rắn, loài vật trước giờ luôn gắn liền với sự mưu mô, xảo quyệt cùng với dòng chú thích “Quét nhà chưa tới gian hai, chồng vừa đi vắng mời trai uống trà”.
Trên đây chỉ là những đề xuất các diễn viên dựa vào tạo hình nhân vật và khả năng thể hiện nhân vật của họ, còn NSX Phượng Khấu và đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh sẽ có những lựa chọn của riêng mình để làm sao thuyết phục được khán giả. Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ biết dàn “thí sinh nhà chung” của hậu cung Phượng Khấu là ai vào dịp cuối năm 2019.
Theo Trí thức trẻ
Nhìn từ điện ảnh Trung, Hàn Quốc: Vì sao phim cổ trang Việt Nam tụt hậu?
So với điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão thì phim Việt Nam dường như đã bị bỏ lại một khoảng cách khá xa. Trong đó phim cổ trang Việt Nam thì hoàn toàn tụt hậu và dậm chân tại chỗ so với các nước bạn.
Nói đến phim cổ trang ở châu Á thì không nước nào qua mặt được "ông lớn" Trung Quốc. Cả châu Á từng bị mê đắm bởi những phim kiếm hiệp, lịch sử cho đến những phim ngôn tình chuyển thể, tình cảm hài hước, cung đấu, tình sử diễm lệ. Cho đến nay, phim cổ trang vẫn được sản xuất đều đều, chiếm tỉ trọng lớn trong nền điện ảnh nước này. Cổ trang Hàn Quốc tuy sinh sau đẻ muộn hơn một chút nhưng cũng đạt được những thành công vang dội với Nàng Dae Jang Geum, Truyền thuyết Jumon, Thần y Heo Jun.
Hoàn Châu Cách Cách từng làm mưa làm gió khắp châu Á
Không chỉ vang danh ở quê nhà, những bộ phim cổ trang nổi tiếng của xứa Hoa - Hàn còn lan rộng sang nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tuổi thơ của nhiều người gắn chặt với những kỷ niệm về những bộ phim cổ trang Trung Quốc như Bao Thanh Thiên, Thần Điêu Đại Hiệp, Hoàn Châu Cách Cách. Đến tận bây giờ, người ta vẫn say sưa cày Phù Dao Hoàng Hậu hay gần đây có Diên Hi Công Lược, Như Ý Truyện đang gây sốt. Trong khi đó số lượng phim cổ trang Việt Nam rất khiêm tốn, mà số phim chất lượng chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn lại đa số thảm bại ngay trên sân nhà, có phim còn bị chết yểu trước khi kịp công chiếu. Nguyên nhân vì đâu?
Làm phim cổ trang không dễ
Cái khó khăn đầu tiên khi đầu tư làm phim cổ trang là vấn đề chi phí. Những phim cổ trang nổi tiếng như như Lục Vân Tiên, Ngọn Nến Hoàng Cung, Khát Vọng Thăng Long, Long Thành Cầm Giả Ca... đều do nhà nước đầu tư, đặt hàng và mang tính chất "kỷ niệm". Những năm gần đây một số nhà sản xuất tư nhân cũng có đầu tư sản xuất phim cổ trang như Tây Sơn Hào Kiệt, Mỹ Nhân Kế, Thiên Mệnh Anh Hùng, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể,... song vẫn còn khá dè dặt.
Phim cổ trang luôn đòi hỏi kinh phí đầu tư cao, từ phục trang đến bối cảnh, kỹ xảo hậu kỳ. Ở Việt Nam không có phim trường chuyên nghiệp cho phim cổ trang nên tiền đầu tư bối cảnh thường tốn kém. Đạo diễn - nhà sản xuất Ngô Thanh Vân từng than thở rằng: "Nếu chỉ có 20 tỷ đồng làm phim cổ trang sẽ rất khó. Chúng tôi muốn có nhiều thứ, cố gắng hết sức nhưng vẫn là điều không tưởng trong bối cảnh điện ảnh Việt." Hầu hết các bộ phim cổ trang đều có mức đầu tư cao hơn so với mặt bằng chung, Thiên mệnh anh hùng có mức đầu tư 25 tỷ, Mỹ nhân kế tiêu tốn 17 tỷ, Tây Sơn hào kiệt và Ngày nảy ngày nay thì "khiêm tốn" hơn với mức 12 tỷ.
Tấm Cám: Chuyện chưa kể là bộ phim có kinh phí khủng.
Ở Việt Nam không có những ê kíp làm phim cổ trang chuyên nghiệp nên mọi thứ còn rất mới mẻ, bỡ ngỡ. Một số phim cổ trang tạm chấp nhận được, dù vẫn còn sạn như Thiên mệnh anh hùng của Victor Vũ hay Lửa Phật của Dustin Nguyễn đều do những đạo diễn nước ngoài, Việt kiều hoặc những người từng học tập ở nước ngoài thực hiện. Bộ phim Lý Thái Tổ - Đường tới thành Thăng Long là một ví dụ cho việc thiếu hụt ê kíp sản xuất chuyên nghiệp. Là một bộ phim kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long nhưng trong số 3 đạo diễn của phim thì có đến 2 người Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phim cổ trang thường đòi hỏi cao về yếu tố kỹ xảo với những cảnh võ thuật nhưng hầu như không bộ phim cổ trang Việt Nam nào có được cảnh đánh đấm ra hồn. Thiên Mệnh Anh Hùng, Lửa Phật, Mỹ Nhân Kế là một số ít bộ phim được đầu tư vào những cảnh võ thuật. Đa số những phim còn lại, dù được đánh giá tốt về nội dung như Lục Vân Tiên, Tây Sơn Hào Kiệt nhưng phần võ thuật, kỹ xảo còn rất yếu kém. Ngay cả bộ phim Lửa Phật của đạo diễn Dustin Nguyễn cũng bị chỉ trích khi có nội dung nói về cuộc chiến chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước nhưng lại không có nổi một cảnh "binh đao khói lửa" nào nên hồn. Lý giải về điều này, đạo diễn Dustin Nguyễn nói: "Kinh phí của phim không đủ để thực hiện những cảnh vĩ đại của chiến binh chống giặc ngoại xâm. Điện ảnh Việt Nam còn quá nhỏ, kinh phí làm phim rất là eo hẹp, thù lao không xứng đáng với thời gian và công sức".
Thiên mệnh anh hùng được đánh giá khá tốt.
Vì sao phim cổ trang Việt bị chính khán giả Việt ghẻ lạnh?
Nếu đặt lên bàn cân thì rõ ràng phim cổ trang Việt Nam không có cửa để so sánh với "cây đa cây đề" Trung Quốc hay Hàn Quốc, vốn đã có bề dày kinh nghiệm làm phim với vốn đầu tư khổng lồ. Người xem vẫn không tranh khỏi việc so sánh. Trong Thư ký Kim Sao Thế?, phó chủ tịch Lee Yong Jun có nói rằng nếu một người đã được xem những bộ phim bom tấn, được đầu tư chi phí khổng lồ, kỹ xảo hoành tráng thì sẽ không chấp nhận được những bộ phim hạng B, hạng C. Đó là "lời nguyền bom tấn" mà không ai có thể cưỡng nổi. Lời nguyền mà phó chủ tịch Lee nói hoàn toàn đúng trong trường hợp này.
Ngay cả điện ảnh Trung Quốc, Hàn Quốc cũng có phim hay, phim dở, có phim bom tấn thì cũng có phim hạng B, hạng C, hạng... bét nhưng đa số những bộ phim được khán giả Việt Nam tiếp nhận đều là những phim thuộc hàng bom tấn khủng, với rating đã được bảo chứng ở chính quê nhà. Thói quen xem những bộ phim được đầu tư khủng, diễn viên chuyên nghiệp, trang phục bắt mắt, kỹ xảo hoành tráng sẽ khiến khán giả Việt khó chấp nhận những bộ phim chất lượng kém, kỹ xảo ba xu.
Diên Hi Công Lược được ca ngợi hết lời vì trang phục đẹp và bám sát lịch sử.
Một trong những vấn đề bị khán giả soi nhiều nhất trong phim cổ trang, đó là trang phục. Nếu như Diên Hi Công Lược khiến người ta ngạc nhiên về sự đầu tư nghiên cứu, chỉn chu về phục trang thì phần lớn phim cổ trang Việt đều khiến khán giả khó chịu vì trang phục chưa đẩy được điểm mạnh, khiến người ta thích thú.
Bộ phim được đầu tư khá nhiều cho phục trang như Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể vẫn bị khán giả chỉ trích vì "làm màu" cho nhân vật, không phù hợp với bối cảnh. Có những phim chưa phát hành đã không qua nổi khâu kiểm duyệt hoặc bị khán giả chỉ trích gay gắt khiến chúng mãi mãi bị xếp kho. Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường Tới Thành Thăng Long đã bị cấm chiếu vĩnh viễn vì sử dụng phục trang Trung Quốc, phim được quay ở phim trường Hoành Điếm - Trung Quốc nên bối cảnh không có một nét nào thuần Việt. "Cố đấm ăn xôi" như phim Mỹ Nhân cũng không thể trụ nổi quá một tuần khi ra rạp.
Lý Công Uẩn - Đường Tới Thành Thăng Long bị cấm chiếu vĩnh viễn vì từ bối cảnh đến trang phục đều đậm chất Trung Quốc.
Các nhà làm phim lại đổ tại kinh phí eo hẹp, thiếu tư liệu lịch sử khiến cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các nhà làm phim và những nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử và cả khán giả vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Nhà nghiên cứu trang phục cổ Trần Quang Đức phải lên tiếng nhận xét rằng phim Mỹ nhân có phục trang quá ẩu, lấy hình Vua sư tử trong phim Disney in lên áo nhân vật nam, chiếc mũ gắn ngọc "học hỏi" từ phim Bao Công. Nhà thiết kế Thái Bá Dũng còn gọi đây là sự sỉ nhục cho phim đề tài lịch sử, cổ trang của Việt Nam. Đạo diễn Đinh Thái Thụy của phim Mỹ Nhân giãi bày: "Mỹ Nhân nói về thời kỳ cách chúng ta vài trăm năm, thời kỳ Trịnh - Nguyễn. Tất cả bối cảnh, đạo cụ, trang phục trong phim hầu như phải tái dựng. Sử liệu và những tài liệu chi tiết về thời kỳ này không còn nhiều nên thực sự gây khó cho chúng tôi trong quá trình thu thập".
Những bộ phim được đầu tư lớn về trang phục như Khát Vọng Thăng Long, Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể có mời những nhà thiết kế nổi tiếng nhưng bản thân các nhà thiết kế cũng chưa chắc đã am hiểu về trang phục cổ. Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho rằng không có bộ phim nào mà trang phục có thể bám sát 100% thực tế nhưng ông cho rằng trang phục trong phim vẫn có thể vừa đẹp và đúng nếu nghiên cứu kỹ về lịch sử, văn hóa.
Trang phục phim Mỹ Nhân bị chỉ trích thậm tệ.
Bên cạnh những yếu kém về hình thức, nhiều phim cổ trang Việt cũng gây thất vọng về nội dung. Những bộ phim như Anh Chàng Vượt Thời Gian, Cuộc Chiến Với Chằn Tinh là những đại diện tiêu biểu cho các bộ phim có chất lượng kém, cẩu thả từ nội dung đến hình thức. Anh Chàng Vượt Thời Gian đã bị ngừng phát sóng sau 18 tập vì chất lượng quá thảm hại.
Việc thiếu hụt những biên kịch chắc tay cùng đội ngũ cố vấn gồm những chuyên gia về lịch sử, văn hóa đã khiến nhiều phim cổ trang Việt có nội dung hời hợt, chưa chạm đến trái tim người xem. Bên cạnh đó, việc dễ dãi trong khâu chọn diễn viên cũng khiến chất lượng của bộ phim đi xuống. Hotgirl Hạ Vi đã thể hiện trọn vẹn vai trò bình hoa di động của mình trong Tấm Cám: Chuyện Chưa Kể, biểu cảm "đơ có đẳng cấp" của cô khi ngã cây thì bị mang ra chế suốt một thời gian.
Hạ Vi rất xinh đẹp nhưng...
Nếu yêu nước, hãy làm phim cổ trang!
Hàn Quốc có Nàng Dae Jang Geum, Thần y Heo Jun, Truyền thuyết Jumon, Nữ hoàng Seon Deok. Trung Quốc có Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy hử, Tây du ký và có kho tàng phim lịch sử để tự hào. Còn chúng ta có gì? Chúng ta xem phim và tìm hiểu tường tận về cuộc đời vua Càn Long, Lệnh Quý phi hay soái ca Phó Hằng nhưng Quang Trung, Nguyễn Huệ là ai thì không biết. Thậm chí có học sinh còn trả lời Quang Trung, Nguyễn Huệ là anh em. Nếu bạn chưa biết thì chính vua Càn Long của nhà Thanh đã điều quân sang tấn công nước Đại Việt ta và bị quân Tây Sơn do vua Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ huy đánh bại năm 1789, trong đó tiêu biểu nhất là trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Việc giới trẻ Việt am hiểu văn hóa, lịch sử Trung Quốc nhưng lại mù mờ về lịch sử nước nhà là một điều đáng lo ngại. Đây chính là một biểu hiện của thứ "quyền lực mềm" mà phim Trung Quốc đem đến. Vì thế, nếu yêu nước thì hãy tiếp tục làm phim cổ trang. Không phải những bộ phim hời hợt, cẩu thả mà là những bộ phim cổ trang nghiêm túc, có sự đào sâu nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc.
Dustin Nguyễn trong phim Lửa phật.
Chính phim cổ trang Trung Quốc cũng bị khán giả nước nhà chỉ trích rất nhiều vì sai sự thật lịch sử, phục trang không sát với thực tế nhưng sau tất cả, phim vẫn hot, khán giả vẫn đón nhận nồng nhiệt. Không phải người ta sẽ học lịch sử qua phim cổ trang bởi phim thì ít nhiều đều hư cấu cho thêm phần hấp dẫn. Nhưng thông qua những bộ phim cổ trang, khán giả sẽ được khuyến khích tìm hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc nhiều hơn.
Việc đầu tư lớn nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi khiến các nhà sản xuất vẫn còn dè dặt trong việc làm phim cổ trang. Nhưng nếu chỉ quanh quẩn với phim hài nhảm hay phim remake thì điện ảnh Việt sẽ mãi mãi tụt hậu so với nước bạn. Như đạo diễn Dustin Nguyễn trăn trở: "Chẳng lẽ mình cứ tiếp tục quanh quẩn làm mãi một thể loai phim hài thôi sao? Chúng ta phải làm nhiều loại phim mới nữa để đa dạng hóa nền điện ảnh của mình chứ. Tôi tin mình không phải là người duy nhất nghĩ như vậy".
Theo Trí Thức Trẻ
NSƯT Thành Lộc, Hồng Đào, Vân Trang, Trịnh Tú Trung... hóa thân hoàn hảo trong phim cung đấu Việt Nam "Phượng Khấu" là một bộ phim web drama do Thiên Nam Lịch Đại Hậu Phi khởi xướng, Trịnh Tú Trung làm nhà sản xuất chính và được đạo diễn Huỳnh Tuấn Anh nhào nặn. Chỉ mới rò rỉ một vài thông tin đầu tiên nhưng "Phượng Khấu" đã nhanh chóng tạo thành cơn sốt và được khán giả chờ đón. Sau một vài...