Hậu Covid-19: Thế giới kỳ vọng quan tâm hơn đến sức khỏe cộng đồng
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 đã phá vỡ cuộc sống xã hội hiện đại trên một quy mô toàn cầu khiến nhân loại sửng sốt. Giống như Chiến tranh thế giới thứ hai hay vụ tấn công 11/9, đại dịch này đã trở thành vết thương in sâu vào tâm lý người dân mỗi quốc gia.
Hiện tại, Covid-19 đã lây lan đến hầu hết mọi quốc gia, truyền nhiễm và giết chết hàng triệu người, khiến nhiều nền kinh tế sụp đổ và hệ thống chăm sóc sức khỏe bị phá vỡ khi các bệnh viện luôn quá tải.
Không chỉ sức khỏe, hậu quả tâm lí hậu Covid-19 cũng khiến thế giới trăn trở. (Nguồn: The Atlantic)
Kiểm soát dịch bệnh chưa đồng bộ
Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, các quốc gia phải phát triển các xét nghiệm để xác định những người bị nhiễm bệnh, cách ly họ và truy tìm những người mà họ đã tiếp xúc. Tuy nhiên, do dù phản ứng nhanh đến đâu cũng không thể ngăn chặn đại dịch hoàn toàn. Miễn là virus còn tồn tại ở đâu đó, chỉ cần mất kiểm soát một cá thể nhiễm bệnh cũng sẽ có khả năng bùng phát đợt dịch mới.
Video đang HOT
Điều này đã xảy ra ở Trung Quốc, Singapore và các nước châu Á khác, những nơi dường như đã kiểm soát được virus trong thời gian ngắn. Với mức độ lan rộng của đại dịch tỷ lệ kiểm soát đồng bộ trên toàn thế giới dường như rất nhỏ.
Thế giới dường như đang cuốn vào trò chơi kéo dài mang tên “con chuột virus Corona”, tức là dập dịch bùng phát từ chỗ này đến chỗ khác cho đến khi có thể sản xuất được vaccine đặc trị. Đây là lựa chọn tốt nhất, nhưng cũng là lâu nhất và phức tạp nhất.
Thế giới có kinh nghiệm sản xuất vaccine cúm mùa và vẫn nghiên cứu sản xuất hàng năm, nhưng vẫn chưa có vaccine đặc trị virus Corona cho đến nay. Các loại vaccine thử nghiệm hiện nay hoạt động bằng cơ chế virus bất hoạt hoặc phân mảnh, cho phép hệ thống miễn dịch chuẩn bị khả năng phòng thủ trước virus thật sự. Tuy nhiên, phương pháp thử nghiệm thành công trên động vật, nhưng chưa được chứng minh mức độ hiệu quả thực tế ở người.
Nếu các biện pháp ngăn cách xã hội hiện tại hiệu quả, đại dịch có thể giảm xuống đủ để mọi thứ trở lại trạng thái bình thường. Trong những năm tới, tần suất và thời gian của các biến động xã hội phụ thuộc vào đặc tính của virus. Thứ nhất, virus Corona có xu hướng là bệnh hoạt động mạnh vào mùa đông sẽ suy yếu hoặc biến mất vào mùa Hè, tuy nhiên những biến thể theo mùa có thể làm giảm khả năng kiểm soát dịch bệnh khi nó có quá nhiều vật chủ để lây nhiễm.
Thứ hai, giả sử SARS-CoV-2 vẫn còn tồn tại bên trong những người hồi phục sau khi nhiễm. Để xác nhận điều đó, các nhà khoa học sẽ cần phát triển các bộ xét nghiệm chính xác để truy ra đối tượng ngầm nhiễm bệnh. Các bệnh viện có thể dự trữ các vật tư cần thiết và bộ dụng cụ kiểm tra để đối phó với sự quay trở lại của vi rút, bên cạnh các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt và mạnh tay hơn.
Chấn thương tâm lí sâu sắc
Nền kinh tế đang trải qua một cú sốc đột ngột và nghiêm trọng nhất từ trước đến giờ. Khoảng 1/5 người lao động ở Mỹ bị cắt giảm giờ làm việc hoặc mất việc làm. Bên cạnh đó bất bình đẳng sẽ gia tăng khi những người có thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các biện pháp làm xa cách xã hội, và nếu họ mang trong mình các căn bệnh mãn tính sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cao hơn.
Hậu quả thứ cấp về các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng sẽ gia tăng sâu sắc. Những cái ôm, những cái bắt tay và những nghi thức xã hội khác giờ đây cần được hạn chế tối đa. Người cao tuổi đang được khuyến cáo ở yên trong nhà, làm sâu sắc thêm nỗi cô đơn của họ. Người dân châu Á đang phải hứng chịu những lời xúc phạm phân biệt chủng tộc gắn nhãn virus Corona mới là “virus Trung Quốc”. Sự cố bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em có khả năng tăng đột biến do bức bối và ức chế từ các lệnh cách li. Đặc biệt là trẻ em có thể phải chịu đựng những tổn thương về tinh thần khi trưởng thành.
Sau đại dịch, những người khỏi bệnh Covid-19 có thể bị xa lánh và kỳ thị, tương tự như những người sống sót sau các đại dịch Ebola, SARS và HIV. Trước đây sau khi dịch SARS tấn công Toronto, những bệnh nhân khỏi bệnh hoạt động kém năng suất hơn và rơi vào trầm cảm sau chấn thương tâm lí đến gần hai năm. Hiện giờ, một số người dân ở Vũ Hán từ chối rời khỏi nhà của họ vì mắc phải chứng sợ hãi.
Kỳ vọng về chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Thái độ đối với sức khỏe cũng có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Sự gia tăng của HIV và AIDS đã làm thay đổi hoàn toàn hành vi tình dục của những người trẻ tuổi đang trong độ tuổi trưởng thành khi căn bệnh này bùng phát trong quá khứ. Việc sử dụng bao cao su đã trở nên bình thường và kiểm tra STDs trở thành xu hướng phổ biến. Tương tự, việc rửa tay thường xuyên cũng sẽ trở thành hành vi mà chúng ta đã quá quen trong quá trình bùng phát dịch bệnh này.
Các đại dịch cũng có thể tạo ra sự thay đổi xã hội. Mọi người, doanh nghiệp và tổ chức đã kêu gọi áp dụng làm việc tại nhà, hỗ trợ người khuyết tật, sắp xếp nghỉ ốm để tránh lây lan bệnh dịch và dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình.
Sau sự kiện 11/9, thế giới tập trung vào chống khủng bố. Khi đại dịch Covid-19 được kiềm chế, sự chú ý có thể chuyển sang sức khỏe cộng đồng. Dự kiến thế giới sẽ gia tăng tài trợ cho ngành virus học và tiêm chủng, đồng thời sự gia tăng số lượng sinh viên đăng ký vào các chương trình y tế công cộng và sản xuất vật tư y tế trong nước nhiều hơn.
Phi công 100 tuổi thời Thế chiến thứ 2 vẫn lái máy bay hàng tuần
Trong Ngày Cựu chiến binh tại Mỹ (11/11), phi công thời Chiến tranh Thế giới thứ hai Harry Moyer cho biết được trải nghiệm cảm giác bay trên không trung là điều tuyệt vời nhất.
Harry Moyer bên chiếc Mooney MK21 đời 1964 trong dịp sinh nhật 100 tuổi: Ảnh: HMH
Ông Moyer vẫn giữ thói quen lái máy bay hàng tuần, nổi bật nhất gần đây là dịp sinh nhật 100 tuổi của ông hồi tháng 10 vừa qua. Moyer có lẽ là phi công già tuổi nhất thế giới còn sống.
Moyer bắt đầu lái máy bay từ năm 1942 trong vai trò phi công chiến đấu của không quân Mỹ. Ông từng tham gia các chiến dịch ở Italy và Trung Quốc. Từ một thiếu niên sinh ra ở Akron, Ohio, để rồi sau đó bay sang Brazil rồi vượt Đại Tây Dương và dọc Bắc Mỹ, ông Moyer cho rằng đó một hành trình đầy ngạc nhiên, thú vị.
Mọi người ai cũng nghĩ thật phi thường khi ở tuổi này ông Harry Moyer vẫn lái được máy bay. Nhưng với ông, điều đó là bình thường. Ông quan niệm sống là phải làm điều mình thích và sẵn sàng mạo hiểm vì nó. "Đừng bao giờ ngồi ý một chỗ và chỉ biết nói: 'Lạy Chúa, thật là nguy hiểm'. Đừng làm vậy, hãy nắm lấy cơ hội", ông Moyer nói.
Tại sao Nga tiếp tục đem vũ khí hạng nặng đến đảo tranh chấp với Nhật? Kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc cách đây 75 năm, quần đảo Kuril vẫn thuộc quyền quản lý của Nga ngay cả khi Nhật Bản tuyên bố chủ quyền đối với bốn đảo cực nam (trong đó có hai đảo lớn nhất). Một xe tăng T-72B3 của Nga Người Nga gọi là Nam Kuril, trong khi người Nhật...