Hậu Covid-19: Mệt mỏi, khó thở khi nào cần đi khám?

Theo dõi VGT trên

3 di chứng hậu Covid-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Nếu sau 6-8 tuần các triệu chứng này không hết thì người bệnh nên đi khám.

Hậu Covid-19 là tình trạng xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 3 tuần mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.

Ths.BS Nguyễn Thị Phương Anh, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, bệnh Covid-19 có thể để lại biến chứng tại tất cả các cơ quan trong cơ thể, không riêng gì đường hô hấp. Một số biểu hiện thường gặp ở tim là đau thắt ngực, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, hồi hộp, đánh trống ngực; ở phổi là khó thở hoặc cảm giác hụt hơi, ho khan kéo dài, đau ngực, cảm giác khó chịu ở ngực; ở hệ thần kinh là rối loạn giấc ngủ, đau đầu chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung, lo âu, trầm cảm, vã mồ hôi ban đêm, giảm chất lượng cuộc sống; tổn thương cơ xương khớp là mệt mỏi, đau cơ và yếu cơ… Người ta thống kê có đến hơn 200 di chứng, nhưng nhiều di chứng rất hiếm gặp, chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 1%.

Hậu Covid-19: Mệt mỏi, khó thở khi nào cần đi khám? - Hình 1

Ảnh minh họa: H.H.

Trong đó di chứng hậu Covid-19 phổ biến nhất là mệt mỏi, gặp ở khoảng 15-87% bệnh nhân sau mắc Covid-19 từ nhẹ đến nặng, sau đó là khó thở, đau tức ngực, ho khan…

“Có người mệt nhiều, khó thở sau nhiễm Covid-19, trong giai đoạn nhiễm không có biểu hiện này. Ngược lại có người có những biểu hiện này từ giai đoạn mắc cho đến hậu Covid-19″, BS Phương Anh nói.

Dù vậy, theo chuyên gia người dân không nên quá lo lắng, cơ thể sẽ dần dần hồi phục khi các biểu hiện nhẹ ít ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Hiện nay trên thực tế rất nhiều người quá lo lắng về hậu Covid-19, cứ nghĩ mình bị hậu Covid-19 nhưng đi khám thì các xét nghiệm hoàn toàn bình thường.

WHO khuyến cáo sau 6-8 tuần nếu các biểu hiện không hết hoặc nặng hơn thì mới gọi là hậu Covid-19. Ngoài ra, không phải ai sau nhiễm cũng bị hậu Covid-19. Tình trạng này thường gặp trên đối tượng người cao tuổi, người có bệnh nền. Với người có sẵn bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn… nếu mắc Covid-19 có thể khiến tổn thương vốn có của họ trở nên nặng hơn.

Video đang HOT

BS Phương Anh cho biết thêm: “Trên thực tế, một số người có biểu hiện ho sau mắc Covid-19 đi khám hậu Covid-19 thì phát hiện lao phổi. Nước ta là nước có tỷ lệ mắc lao cao trên thế giới, vì vậy người dân có biểu hiện ho khạc đờm trên 2 tuần, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, gầy sút cân cần đi khám chuyên khoa hô hấp để phát hiện sớm lao phổi ngoài khám hậu Covid-19″.

Cũng theo tiến sĩ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có 3 di chứng hậu Covid-19 rất phổ biến. Đó là mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức. Triệu chứng hậu Covid-19 thường kéo dài hai tháng. Nếu tình trạng này biến mất sau một tuần, vài tuần hoặc một tháng thì WHO không coi đó là di chứng Covid-19 kéo dài.

Bác sĩ khuyên người bệnh cần giữ tinh thần thật thoải mái, không nên suy nghĩ nhiều, thay vào đó tập thể dục, tập hít thở và sau khi khỏi Covid-19 vẫn tiếp tục tập thể dục và tập hít thở.

Cụ thể, tập các kiểu thở (tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành), tập dưỡng sinh, các kỹ thuật tập vận động là cần thiết tuy nhiên cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của mỗi người. Nếu người nhiễm Covid-19 có tiết nhiều đờm thì bổ sung các kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.

Theo BS Phương Anh, bài tập thở này rất tốt cho hô hấp của bệnh nhân Covid-19. Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi vì thế việc chú trọng phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng, trong giai đoạn mắc bệnh và cả giai đoạn hậu Covid-19. Dù mệt, bệnh nhân cũng nên duy trì các bài tập thở này, ít nhất 15 phút mỗi ngày.

Nếu sau 6-8 tuần các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi… không hết thì nên đi khám.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?

Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ tử vong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ tử vong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.

"Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ tử vong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục", TS Hồng phân tích.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không? - Hình 1

Nhấn để phóng to ảnh

TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi (Ảnh: Hải Long)

Theo chuyên gia, với trẻ em, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.

"Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn", TS Hồng nói.

"Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng", TS Hồng cho biết thêm.

Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.

Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không? - Hình 2

Nhấn để phóng to ảnh

Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).

Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa trẻ em mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.

Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. Trẻ em cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây tử vong ở trẻ em, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.

Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.

Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa trẻ em và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.

Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.

Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên (80% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.

Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?Uống bao nhiêu cốc bia khiến nồng độ cồn lên mức phạt kịch khung?
22:13:52 03/02/2025
Hai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộngHai chị em nguy kịch sau khi uống lọ dung dịch màu hồng vứt ngoài ruộng
18:35:43 02/02/2025
'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường'3 nhiều, 1 giảm' cảnh báo bệnh tiểu đường
11:20:38 03/02/2025
Ăn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏeĂn hạt dẻ thường xuyên: 5 lợi ích 'vàng' cho sức khỏe
12:27:58 03/02/2025
Phát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vúPhát hiện mới cải thiện hiệu quả điều trị cho bệnh nhân ung thư vú
13:02:42 03/02/2025
Ăn thì là có tác dụng gì?Ăn thì là có tác dụng gì?
13:58:09 03/02/2025
Cách cải thiện sức khỏe đường ruộtCách cải thiện sức khỏe đường ruột
09:38:11 03/02/2025
Món ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhấtMón ăn buổi sáng giúp giải rượu tốt nhất
11:00:15 04/02/2025

Tin đang nóng

Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27Tang thương bao trùm Cbiz: Thêm nam diễn viên đột ngột qua đời ở tuổi 27
10:53:44 04/02/2025
Vụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặtVụ con gái vứt nhầm kim cương 1 tỷ đồng của mẹ: Chủ nhân tắt hy vọng khi nhìn thấy núi rác trước mặt
10:41:35 04/02/2025
Mẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật BảnMẹ và em gái Từ Hy Viên nhảy múa tiệc tùng ngay trước khi nữ diễn viên qua đời tại Nhật Bản
10:57:35 04/02/2025
Chồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa tángChồng ôm thi thể Từ Hy Viên gào khóc, hôn vĩnh biệt trước khi vợ bị hỏa táng
11:21:39 04/02/2025
Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?Ai thừa kế tài sản hàng trăm triệu USD của Từ Hy Viên?
13:58:03 04/02/2025
Mai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc GiangMai Ngọc lần đầu tiên làm rõ 1 bí mật trong cuộc sống hôn nhân với thiếu gia Bắc Giang
14:02:13 04/02/2025
Truy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốnTruy tìm nghi phạm sát hại con rồi bỏ trốn
12:44:16 04/02/2025
3 thanh niên ở Bến Tre bất ngờ mất tích khi bị hút vào cống dẫn nước3 thanh niên ở Bến Tre bất ngờ mất tích khi bị hút vào cống dẫn nước
12:38:15 04/02/2025

Tin mới nhất

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

Nhận biết yếu tố nguy cơ để phòng ngừa tăng huyết áp

10:50:46 04/02/2025
Ăn một chế độ nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh và các sản phẩm từ sữa ít béo, ít chất béo bão hòa và cholesterol có thể làm giảm huyết áp cao.
Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

Những chất nào giúp tuổi thọ khỏe mạnh?

10:48:15 04/02/2025
Magiê đóng vai trò trong hầu hết các quá trình lão hóa tế bào, bao gồm giao tiếp tế bào, ổn định gen, duy trì protein lành mạnh. Ngoài ra, magiê cũng rất quan trọng đối với giấc ngủ và sức khỏe não bộ.
6 loại trà giúp 'giải rượu'

6 loại trà giúp 'giải rượu'

10:46:11 04/02/2025
Uống trà cà gai leo sau khi uống rượu có thể giúp giảm triệu chứng say, buồn nôn, mệt mỏi và đau đầu, đồng thời làm dịu cơ thể, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

Các loại rau quả quen thuộc tiềm ẩn tồn dư thuốc trừ sâu

10:42:20 04/02/2025
Một số mẫu rau này được phát hiện chứa nồng độ cao dư lượng thuốc trừ sâu, bao gồm permethrin - loại thuốc có thể gây tổn thương thần kinh.
Ba không khi ăn hạt bí

Ba không khi ăn hạt bí

14:46:57 02/02/2025
Bằng cách ăn vừa đủ, bảo quản đúng cách và chọn phương pháp chế biến lành mạnh, bạn có thể tận hưởng lợi ích của hạt bí một cách tốt nhất mà không gặp phải những rủi ro tiềm ẩn.
Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

Loại quả 'báu vật' ngày Tết, cực tốt cho sức khỏe nhiều người lại chỉ để ngắm

13:55:24 02/02/2025
Theo y học cổ truyền, quả quất có vị chua ngọt, tính ấm, quy vào kinh phế, có tác dụng trị ho, long đờm, giảm đau rát họng. Các hoạt chất trong quả quất có tính kháng khuẩn, kháng virus, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus gây bệnh...
Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

Người đàn ông bị dây kẽm dài 20cm xuyên vào lồng ngực

13:30:03 02/02/2025
Ngày 2/2, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết vừa cấp cứu, phẫu thuật thành công, cứu sống nam bệnh nhân bị dị vật kẽm có bọc nhựa dài 20cm xuyên vào lồng ngực.
Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

Uống cà phê thường xuyên có hại hay lợi cho gan?

11:27:49 02/02/2025
Bệnh gan nhiễm mỡ (không do rượu) xảy ra khi có sự tích tụ thêm chất béo trong tế bào gan. Nó chủ yếu ảnh hưởng đến những người thừa cân, mắc bệnh tiểu đường hoặc có mức cholesterol cao.
Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

Dấu hiệu và cách xử trí ngộ độc rượu

11:24:42 02/02/2025
Chuyên gia khuyến cáo, khi thấy người có dấu hiệu ngộ độc rượu, nên nhanh chóng gọi cấp cứu. Trong lúc đó, giữ họ ngồi thẳng, cho uống nước nếu còn tỉnh, che bằng chăn hoặc áo lạnh tránh gió.
Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

Ăn uống đúng cách giúp phòng ngừa rối loạn tiêu hóa dịp Tết

11:21:54 02/02/2025
Cho dù bạn bị hội chứng ruột kích thích, đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hay chỉ hy vọng duy trì ổn định đường ruột khỏe mạnh thì việc đối mặt với thực đơn phong phú các món ăn ngày Tết là một thử thách cần phải vượt qua.
Vì sao không nên uống thuốc với trà?

Vì sao không nên uống thuốc với trà?

09:14:28 02/02/2025
Do thành phần phức tạp nên trà và các loại đồ uống khác như nước trái cây, sữa... đều không thích hợp để dùng làm nước để uống thuốc.
Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

Các bước đơn giản nhất để bắt đầu thiền định

09:11:26 02/02/2025
Bước đầu tiên để thiền thành công là tìm một không gian mà bạn có thể hoàn toàn bình tĩnh và thư giãn. Không gian đó không có sự xao nhãng, an toàn và quen thuộc với tâm trí và cơ thể bạn.

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Ukraine tiết lộ tổng viện trợ của Mỹ cho Kiev trong cuộc chiến với Liên bang Nga

Tổng thống Ukraine tiết lộ tổng viện trợ của Mỹ cho Kiev trong cuộc chiến với Liên bang Nga

Thế giới

16:35:45 04/02/2025
"Những chương trình trị giá khoảng 300 - 400 triệu USD là những khoản mà nhà nước nhận được. Chúng tôi sẽ tìm cách xoay sở. Tôi sẽ đảm bảo có được sự hỗ trợ từ các đối tác châu Âu hoặc từ nguồn lực nội bộ", nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm...
Nguyễn Filip khoe chỉ số khiến dân mạng tranh cãi

Nguyễn Filip khoe chỉ số khiến dân mạng tranh cãi

Sao thể thao

15:58:08 04/02/2025
Nguyễn Filip vừa đăng tải số liệu chuyên môn về bản thân và một số đồng nghiệp đang thi đấu cho các đội bóng khác tại V.League.
Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Bức ảnh gây sốc của HIEUTHUHAI và bạn gái bị lộ?

Sao việt

15:36:17 04/02/2025
Song song với sự nghiệp nghệ thuật, HIEUTHUHAI còn gây chú ý bởi chuyện tình không công khai, cũng không giấu diếm với một cô gái xinh xắn, giàu có tên Tăng Mỹ Hàn.
Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Công bố thời điểm chồng ca sĩ đưa tro cốt Từ Hy Viên về nước, mẹ gấp rút về nước hôm nay lo hậu sự

Sao châu á

15:28:44 04/02/2025
Ngày 4/2, tờ Sohu đưa tin gia đình Từ Hy Viên cho biết tro cốt nữ diễn viên nổi tiếng sẽ được đưa về Đài Loan (Trung Quốc) vào ngày 6/2.
Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Không thời gian - Tập 34: Hùng quyết tâm không chia tay Hạnh

Phim việt

15:15:24 04/02/2025
Trong trích đoạn giới thiệu Không thời gian tập 34, biết bác Nậm - bố của thủ trưởng Đại cũng chính là thủ trưởng của cô Hồi - mẹ Hạnh, Hùng ngay lập tức sang có đôi lời xin trợ giúp.
Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Mẹ ác ma, cha thiên sứ - Tập 28: Suýt bị chồng tát, Thắng đòi ly hôn

Hậu trường phim

15:04:31 04/02/2025
Dù ba Thắng, Ngân, Thành Công có hợp sức để bảo vệ tổ ấm cho Thắng Lộc trước nguy cơ đổ vỡ, nhưng xem chừng không đơn giản.
Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Gần chục năm tuổi, tựa game này vẫn được coi là "tuyệt tác", tất cả chỉ nhờ một điều

Mọt game

14:59:23 04/02/2025
Ngành công nghiệp game thế giới luôn rất tàn nhẫn khi theo thời gian, số lượng các trò chơi rơi vào quên lãng, bị đào thải ngày càng nhiều.
Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Vợ chồng ca sĩ nổi tiếng lại gây sốc vì 'mặc cũng như không'

Sao âu mỹ

14:57:23 04/02/2025
Tờ PEOPLE xác nhận thông tin chính xác liên quan tin đồn Kanye West và Bianca Censori bị cảnh sát hộ tống khỏi lễ trao giải Grammy 2025 vì trang phục gây sốc.
Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Lên đồ trẻ trung đầy ấm áp với áo cardigan

Thời trang

13:52:35 04/02/2025
Cardigan - món đồ thời trang dễ dàng kết hợp, không bao giờ lỗi mốt, đang trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều tín đồ thời trang trong những ngày xuân se lạnh này.
Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Chấn động đầu năm: Thành viên đẹp nhất BLACKPINK công bố tổ chức show tại Hà Nội!

Nhạc quốc tế

13:40:12 04/02/2025
Sáng 4/2, BLISSOO - công ty của chị cả BLACKPINK Jisoo cập nhật tin chấn động. Theo đó, Jisoo sẽ tổ chức tour fanmeeting toàn châu Á Lights, Love, Action - đi qua 7 thành phố bao gồm cả Hà Nội.
Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Chuyện rút ruột quỹ bình ổn giá xăng dầu ở Công ty Bách Khoa Việt

Pháp luật

13:30:07 04/02/2025
Công ty này mới nộp hơn 1,6 tỷ đồng, không còn khả năng nộp lại hơn 105 tỷ đồng, khiến ngân sách Nhà nước bị thất thoát.