Hậu cổ phần hóa: Sếp dôi dư đi về đâu?
Không chỉ chịu sức ép theo tiến độ cổ phần hóa Chính phủ đề ra, nhiều sếp DNNN còn có nỗi niềm riêng là không biết sẽ đi về đâu khi được xếp vào dạng dôi dư.
Lo chậm, sợ ế
Tại hội thảo mới đây của Đảng Uỷ khối doanh nghiệp Trung ương về DNNN, lãnh đạo một tập đoàn Nhà nước lớn thừa nhận, thoái vốn, cổ phần hóa (CPH) được như ở Bộ Giao thông vận tải là hiếm có. Trước sức ép tiến độ, nhiều người đã lo ngại sẽ khó hoàn thành theo mốc yêu cầu 31/12/2015.
Theo ông Phạm Xuân Cảnh, Phó bí thư Đảng uỷ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, việc phê duyệt đề án tái cơ cấu các DN đang chậm ở rất nhiều khâu, nhiều cấp, kể cả ở việc Tập đoàn mẹ phê duyệt đề án của công ty con. Trong đó, có lý do là các DN chưa thực sự quyết liệt triển khai.
“Làm được như giao thông vận tải là hiếm có”, ông Cảnh thừa nhận. .
Trong khi đó, chất lượng thoái vốn cũng đang là một câu hỏi lớn. Ông Hoàng Văn Học, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước lo ngại: “Sang năm tới, kế hoạch thoái vốn sẽ mạnh hơn vì đó là thời hạn của tất cả DNNN phải cổ phần hoá. Nhưng khi tất cả ồ ạt bán vốn ra thì cũng là một vấn đề phải xem kỹ”.
Ông chia sẻ: “Sức mua trên thị trường gần đây giảm nhiều. SCIC bán vốn các DN ngày hôm nay rất khó khăn. Nhiều DN phải bán đấu giá rất nhiều lần, hạ giá mới được”.
Cienco 8 thực hiện IPO đạt tỷ lệ thành công 4%.
Năm 2013, SCIC đã thoái hết vốn tại 587 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ, đạt gần 2/3 tổng số DN tiếp nhận. Tổng vốn thu về đạt hơn 4.000 tỷ đồng, thặng dư được hơn 2,2 nghìn tỷ.
Đúng như lo ngại của ông Học, thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, trong tổng số 25 đơn vị DNNN vừa thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) tính đến 14/5 thì chỉ có 11 DN bán được hết số cổ phần chào bán, đạt tỷ lệ 100%. Còn lại, có những DN bán chưa đến 5% số cổ phần chào bán như trường hợp Cienco 8. Chỉ có duy nhất Viglacera bán được cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 52% số cổ phần chào bán.
Tại sàn giao dịch TP HCM, DNNN có tỷ lệ bán cổ phần tốt nhất cũng chỉ đạt 37%.
Video đang HOT
Phó Tổng giám đốc SCIC cho rằng, trong hình hình hiện nay, nếu chỉ kêu gọi vốn trong nước sẽ đạt kết qủa rất hạn chế. Muốn thoái vốn nhanh, có chất lượng thì cần tranh thủ nguồn lực bên ngoài.
Ông Học cho rằng, Nhà nước chỉ nên giới hạn nhà đầu tư nước ngoài ở một số lĩnh vực nhất định và nên mở “room” đối với những lĩnh vực mà Nhà nước sẽ thoái hết vốn, bởi đó cũng chính là khu vực cần kêu gọi đầu tư.
Trước nhiều băn khoăn của các DN, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói, việc thoái vốn ngoài ngành của DNNN không có nghĩa đòi hỏi phải là thoái hết một lần là có hiệu quả. Các DN cần phân loại xem, loại nào cần thoái ngay và loại nào thoái theo lộ trình. Nhưng tổng thể, phải có gắng hoàn thành trước năm 2015.
Sếp lo mất việc
Ngoài áp lực tiến độ và bất lợi từ thị trường, ông Hoàng Văn Học chia sẻ thêm: “Chúng tôi muốn có giải pháp triệt để nào đó để giải quyết tất cả các tồn tại, vướng mắc của DNNN trước khi CP. Nhiều DN rất khó khăn, kinh doanh thua lỗ, nợ nần không trả được, hoặc có nợ không thu hồi được, tài sản tồn đọng, nếu tất cả những vấn đề này không xử lý từ trước thì khi đến thời điểm phải cổ phần hoá, sẽ không thể làm được”.
Cổ phần hoá là con đường nâng cao hiệu quả cho DNNN
Ông Phạm Xuân Cảnh thừa nhận: “Để đảm bảo đúng tiến độ, các công ty cứ trình lên cấp trên mà không lường trước được hết khó khăn cần tháo gỡ. Hoặc, có thực trạng là các công ty cũng biết trước còn nhiều tồn động nhưng cứ trình đề án cho kịp tiến độ”.
Một trong những điển hình vướng mắc đó là câu chuyện lao động dôi dư đối với chính các vị lãnh đạo DNNN. Ông Học cho biết: “Lãnh đạo trong DNNN được điều chỉnh theo cơ chế chính sách như công chức Nhà nước. Thế nhưng, khi CPH vừa qua, trong trường hợp DN không thuộc lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ thì cơ chế lại không tính đến việc giải quyết công việc cho cán bộ lãnh đạo của những DN này”.
Theo phân tích của ông Học, để giải quyết vướng mắc trên, có những tỉnh, bộ ngành đã có khuynh hướng giữ lại một ít vốn tại DN chỉ để giao nhiệm vụ cho các đồng chí đó tiếp tục làm việc tại DN với tư cách người đại diện vốn Nhà nước. Trong khi đó, không cần thiết phải giữ vốn Nhà nước tại DN đó.
“Như vậy, chúng ta gặp tình trạng không CPH triệt để được. Chưa kể, khi vẫn để những đồng chí cũ lãnh đạo DN đó thì việc thay đổi quản trị càng không thực hiện được”, ông Học nhận xét.
Ông nói tiếp: “Với nhiều trường hợp khác, sau khi chuyển giao vốn cho SCIC và sau khi thoái hết vốn, SCIC lại phải lo công văn việc làm, lo giải quyết chính sách cho các lãnh đạo DN. Như vậy là rất khó”.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho hay, tính đến tháng 5, mới chỉ có 29 DNNN đã thực hiện xong cổ phần hoá. So với mục tiêu phải cổ phần hoá 432 doanh nghiệp vào năm 2015, trung bình mỗi năm thực hiện xong ở 216 doanh nghiệp, mỗi ngày cổ phần hoá 1 doanh nghiệp thì kết quả trên là quá khiêm tốn. Thời gian của kế hoạch trên đã đi qua tới 1/4 nhưng số doanh nghiệp cổ phần hoá mới đạt có 6,7%.
Theo Phạm Huyền
VEF
"Lượng sức" khi rót tiền xây sân bay Long Thành
Đại biểu Lê Văn Học phân tích, sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại còn có thể đáp ứng công suất hoạt động thêm nữa. Xung quanh đó hiện đã có 4 sân bay khác. Rót số tiền khủng xây thêm sân bay Long Thành công suất gấp 1,5 lần là... ảo tưởng.
Ngày 4/6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Đại biểu Lê Văn Học (Lâm Đồng) phân tích cụ thể về việc quy hoạch mạng lưới cảng hàng không và sân bay quốc tế đưa ra trong dự thảo luật Hàng không dân dụng sửa đổi.
Cụ thể, quy hoạch phát triển ngành hàng không đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2009, cả nước có 26 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Đến thời điểm hiện này, 21 sân bay quốc nội và 7 cảng hàng không quốc tế được đưa vào khai thác, tức chỉ còn 5 chỉ tiêu xây sân bay cho thời gian cả 10-15 năm tới.
Về hiệu quả, năm 2013, hành hàng không hoạt động với công suất vận chuyển được 55 triệu hành khách, doanh thu khoảng 4 tỷ USD nhưng tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt khoảng 2,5% (khoảng 100 triệu USD) trên vốn đầu tư tới 28.650 tỷ đồng, tương đương 1,4 tỷ USD.
Hệ thống các loại hình vận tải khác cũng đang tiêu tốn "khủng" tiền của, ngân sách. Đường bộ dự kiến đến 2020, chỉ riêng 22 tuyến, tổng chiều dài 6.000km thì vốn đầu tư đã khoảng 80 tỷ USD. Đường sắt rất chậm đổi mới, để làm được đường sắt cao tốc số vốn cũng khiến Quốc hội "chùn tay". Đường thủy và hàng hải, theo quy hoạch Vinalines xây dựng thì đến 2020 sẽ mua và đóng mới khoảng 160 con tàu, dự kiến khoảng 100.000 tỷ (sau đó được điều chỉnh xuống 68.000 tỷ).
Nêu ra một loạt con số gây choáng váng, đại biểu Học khuyến cáo cần tính toán sao đối với hàng không cho... vừa sức.
Đại biểu Lê Văn Học: "Chỉ dựa vào nhu cầu ảo để làm quy hoạch, ngành hàng không sẽ gây lãng phí, tốn kém cho xã hội".
Ông Học cũng nhắc đến nhiều ý kiến "phê" vấn đề đầu tư dàn trải, cả nước nhiều sân bay, có những sân bay cách nhau chỉ hơn 100km (ví dụ sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi, sân bay Thanh Hóa). Việc xây dựng sân bay siêu khủng là sân bay Long Thành tới đây cũng tốn rất nhiều kinh phí. Trong khi đó, hiện tại đã có 4 sân bay quốc tế vệ tinh gần sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Long Thành là sân bay Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc và Liên Khương (Đà Lạt). Chưa cần mở rộng và tăng công suất thì khả năng của 4 sân bay này đã có thể đạt công suất vận chuyển hơn 20 triệu hành khách/năm.
"Ngành hàng không dân dụng và giao thông vận tải không thể chỉ dựa vào những nhu cầu ảo, dự báo thiếu chính xác và chưa tin cậy để làm quy hoạch sẽ gây lãng phí và hiệu quả thấp, tốn kém cho xã hội" - ông Học băn khoăn.
Vị đại biểu của Lâm Đồng tính toán thêm, theo số liệu của Cục Hàng không, Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất mỗi năm phục vụ 76.800 chuyến bay. Quy mô làm sân bay Long Thành là 120.000 chuyến/năm (gấp 1,5 lần năng lực hiện tại của Tân Sơn Nhất). Như vậy, theo ông Học, đến 2020 sân bay Tân Sơn Nhất cũng chưa quá tải.
Từ góc độ hiệu quả đầu tư, ông Học chỉ rõ, vận tải hàng không có số lãi trên vốn đầu tư rất thấp. 10 năm qua, thị trường vận tải hàng không quốc tế lỗ hơn 50 tỷ USD, mức lãi chỉ khoảng 5% (có thời điểm lỗ -4% như năm 2001 vì có vụ 11/9). Thị trường hàng không châu Á Thái Bình Dương cũng chỉ phát triển khoảng dưới 10%/năm. Lượng hành khách đi máy bay của Việt Nam như vậy chỉ khoảng 150 triệu lượt vào năm 2020. Hiệu quả đầu tư cũng phải tính tới tuổi thọ khai thác của máy bay.
Không giấu lo lắng, đại biểu Lê Văn Học một lần nữa nhắc, cần xem xét tất cả các tiêu chí quan trọng này để tính toán quy hoạch và mua bổ sung máy bay.
Về vấn đề an ninh hàng không, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) nhẩm tính, kể từ sau khi vụ khủng bố ngày 11/9 của Mỹ, đặc biệt vụ chiếc máy bay MH370 của Hãng hàng không Malaysia mất tích, chứng tỏ rằng hoạt động hàng không dân dụng trở thành tâm điểm của các hoạt động khủng bố, các quốc gia, các hãng hàng không dân dụng đều tăng cường các biện pháp, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại, tân tiến để đảm bảo an toàn.
Với Việt Nam, ông Hồng cho rằng, công tác an ninh hàng không được xác định là một bộ phận của an ninh quốc gia. Vì vậy, công tác bảo đảm an ninh hàng không được tăng cường và được đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Tình hình hiện nay tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an ninh, an toàn bay chưa được giải quyết triệt để. Ông Hồng đề nghị bổ sung một số nội dung liên quan đến đảm bảo an ninh hàng không trong dự thảo luật, để tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ngăn chặn, đối phó hiệu quả, bảo đảm an ninh phù hợp với công ước về hàng không dân dụng quốc tế, nhằm đảm bảo tuyệt đối cho các tuyến bay và an ninh trật tự trong suốt chuyến bay.
Đại biểu cho rằng, vấn đề đảm bảo an ninh hàng không không nên dừng ở trách nhiệm của Bộ GTVT mà phải giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Quốc phòng... để chủ động phòng ngừa, không để xảy ra các đe dọa về an ninh, xử lý hiệu quả các hành vi lợi dụng hàng không dân dụng để chống phá nhà nước.
Tán thành nhận định này, đại biểu Lê Văn Học bày tỏ nghi ngại, trong lịch sử ngành hàng không Việt Nam, đến năm 2012 trong 1 triệu chuyến bay chỉ xảy ra tai nạn nghiêm trọng có 2 chuyến. So với trung bình 30 năm qua, tỷ lệ 1 triệu chuyến xảy ra đến 20 vụ tai nạn trong những năm gần đây là rất nghiêm trọng. Ông Học yêu cầu sửa căn cơ quy định về đảm bảo an toàn, an ninh hàng không này.
Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa (Thừa Thiên - Huế) đề nghị giao trách nhiệm đảm bảo an ninh sân bay cho Bộ GTVT chứ không để doanh nghiệp hay lực lượng khác đảm trách.
P.Thảo
Theo Dantri
Có thể khỏa lấp thiếu hụt nếu ngưng làm ăn với Trung Quốc Đó là nhận định của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong buổi làm việc với lãnh đạo UBND TPHCM về tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2014 diễn ra sáng 27/5. Theo báo cáo, trong 5 tháng đầu năm 2014, kinh tế TPHCM đạt được sự phát triển liên tục. 5 tháng đầu năm, so với cùng kỳ,...