Hầu chồng khổ một thì ở nhà con rể hại não mười
Hầu chồng khổ một thì ở nhà con rể hại não mười. Nhưng vì cháu, nên bà đành cố vậy!
Với phương châm “rể là khách”, “nhà rể không phải nhà mình”, bà ngoại triệt để giữ ý giữ tứ. (Ảnh minh hoạ)
Anh chị có kinh tế dư dả, lại có mỗi cô con gái rượu nên bao bọc con trong nhung lụa từ bé. Khi con lớn, chị cho lấy chồng Việt kiều, định cư ở nước ngoài.
Con gái vốn sướng từ bé, lại được bố mẹ sắp đặt sẵn “chỗ ngồi” cho nên “đặt đâu ngồi nguyên đấy”, ở nhà chăm lo nội trợ, chiều chiều đón chồng đi làm về. Hơn một năm sau, con gái sinh con, bà ngoại lại sang bên đó trông cháu đỡ cho con gái vì nó “chưa quen vất vả bao giờ” và “đã có kinh nghiệm gì đâu”?
Chuyện tiền
Anh con rể làm thuê cho một công ty chuyên sản xuất mạch điện tử, thu nhập cũng đủ sức nuôi hai mẹ con và còn đủ để biếu mẹ vợ đôi vé khứ hồi sang chăm sóc cho con mình. Nhưng bố mẹ vợ cũng thừa ý thức rằng, cháu ngoại không chỉ là con của con rể mà còn là con của con gái mình nữa, hơn nữa “nhà lại có điều kiện” nên chẳng nhẽ “ngửa tay” nhận “thù lao” của con rể “trả công” để mình chăm sóc chính… cháu mình! Vì thế, bà ngoại nhanh chân mua trước một cặp vé và “châu Âu thẳng tiến”.
Với phương châm “rể là khách”, “nhà rể không phải nhà mình”, bà ngoại triệt để giữ ý giữ tứ, luôn “biết mình là ai”, “chỗ của mình ở đâu”, “con gái mình ở vị trí nào” trong nhà con rể, nên nói gì, làm gì cũng vừa đủ độ, không thừa cũng không thiếu một “động tác” nào, đặt mục đích hàng đầu là chăm sóc cháu ngoại. Có thương con, thương cháu, muốn cung cấp, hỗ trợ con cháu thì cũng chỉ “hiên ngang” ra mặt cho cháu ngoại hoặc “dấm dúi” cho con gái một khoản tiêu vặt. Cho cháu thì không sao, bởi đó thể hiện tình cảm yêu quý của bà ngoại với cháu, nhưng mẹ vợ mà “trót dại” nói ra là cho con gái tiền để chi phí cho sinh hoạt thì coi chừng chạm vào tự ái của chàng rể rồi lại lục đục, phiền phức. Chàng ta sẽ bằng cách này, cách khác tỏ thái độ rằng: Thế ra mẹ coi thường “tôi” không lo được cho vợ con để đến nỗi mẹ phải “nuôi hộ” vợ cho “tôi”? Nếu vậy thì con gái mẹ đi làm đi để tự nuôi được mình và nuôi được con, khỏi phải sống “tầm gửi”.
Video đang HOT
Ngay như việc mẹ vợ ăn, ở, sinh hoạt hàng mấy tháng tại nhà con rể mà không muốn bị mang tiếng là “sống bằng tiền của rể”, cũng phải cư xử hết sức khéo léo, tế nhị. Mẹ vợ mà công khai đưa tiền trang trải chi phí thì nhất định là không ổn, rể nào dám chìa tay ra cầm? Bà đến trông con cho nó cơ mà? Có phải đến “ăn hại” đâu? Nhưng cũng chẳng thể “phớt ăng lê” mà xử sự sòng phẳng như kiểu “người giúp việc” với “chủ nhà”! Thế là “cháu ngoại” là một “lý do” hết sức hợp tình, hợp lý. Cứ “bà cho con cún con của bà để cún con hay ăn chóng nhớn nhé”! Thế là cả hai họ đều… dễ xử!
Chuyện ứng xử trong nhà
Con rể là người kiếm tiền nuôi gia đình nên ở nhà hiếm khi đụng vào việc gì. Tiền kiếm được tỷ lệ thuận với áp lực công việc nên cứ về đến nhà là nét mặt kém vẻ nhẹ nhõm. Mẹ vợ biết ý nên lúc nào cũng “đi nhẹ, nói khẽ”, nồi niêu xoong chảo hết sức tránh va vào nhau kêu xủng xoảng, kẻo con rể nó… “nhức đầu”!
Thậm chí, hôm nào nó mặt nặng mày nhẹ với vợ, kể cả con gái mình sai hay đúng, mặc dù xót con lắm nhưng mẹ vợ cứ phải đóng vai… trọng tài phân xử, bênh con gái một thì bênh con rể mười, chỉ “xoa” chứ không “đấm” để cho không khí “hạ nhiệt”. Chứ vợ chồng nó mà “đóng cửa đại sứ quán có thời hạn” (chứ chưa nói đến đóng cửa vô thời hạn) thì không những thiệt con, thiệt cháu mà còn gây… khó xử cho chính mình.
Mà sao khi ở nhà rể, tính “nhạy cảm” của mẹ vợ được phát huy cao độ, nâng lên hẳn một tầm cao mới. Bất cứ nó nói câu gì là mẹ vợ lại “lao động trí óc” khá căng thẳng để xem nó nói câu đó là vô tình hay cố ý? Câu nói đó chỉ có nghĩa đen hay còn cả nghĩa bóng? Ý nghĩa của câu này là gì? “Nội hàm” của từ nọ ra sao? Có khi nó chỉ nói mỗi một câu từ buổi sáng rồi đi làm mà khiến mẹ vợ nghĩ ngợi, phân tích hết cả ngày. “Hại não” hết sức!
Nhiều lúc ngồi nghĩ lẩn thẩn: Có khi ở nhà mình cũng chẳng phải hầu chồng chu đáo như “hầu” cái thằng rể này? Ông ấy có nói gì khiến mình bực dọc, mình còn “bật” lại rất nhiệt tình, vậy mà “ông con rể” tỏ thái độ thế nào, nói “bóng gió” ra sao mình cũng “nhịn như nhịn… cơm sống”, âm thầm nuốt “nỗi niềm” vào trong lòng, ứng xử ngoài mặt cứ gọi là “mát như thạch”, kẻo không khéo rồi… con mình nó khổ!
Theo blogtamsu
The Last Express - Khi bác sĩ trở thành thám tử bất đặc dĩ
The Last Express được tạo nên bởi tác giả của trò chơi Prince of Persia - Jordan Mechner, đây là một tựa game phiêu lưu giải đó đầy hấp dẫn.
Phiêu lưu giải đố luôn là một trong những đề tài hấp dẫn người chơi bởi tính "hại não" mà thể loại này mang lại. Bên cạnh đó, những tựa mang trong mình phong cách này đều có một điểm chung là thường dùng hình ảnh tĩnh cùng các đoạn hội thoại để dẫn chuyện nên các nhà phát triển không phải đầu tư quá cầu kỳ về hình ảnh. Và trong series "Game hay có thể bạn chưa biết" ngày hôm nay, tôi muôn giới thiệu đến với bạn đọc tựa game hấp dẫn mang tên The Last Express.
Trước hết, để bạn đọc có thể yên tâm về độ hấp dẫn của The Last Express khi game được tạo nên bởi tác giả của trò chơi Prince of Persia - Jordan Mechner, đây là một tựa game phiêu lưu giải đó đầy hấp dẫn. Trò chơi lấy bối cảnh là một cuộc hành trình trên một chuyến tàu nổi tiếng mang tên The Orient Express và bạn vào vai một vị bác sĩ người Mĩ có tên Robert Cath. Ông ta đang trên đường đi gặp gỡ một người bạn của mình có tên Tyler Whitney nhưng theo một cách không mấy đường hoàng.
Ông ta đi ké một chiếc môtô phân khối lớn để áp sát khoang tàu và nhảy lên khoang hành lí để đột nhập vào khoang hành khách. Nhưng không may, người bạn Tyler của ông ấy đã bị sát hại. Robert chẳng thể hiểu nổi chuyện quái quỉ gì đã xảy ra nữa và thế là ông ta quyết định điều tra những điều bí mật đằng sau vụ việc này. Có thể nói, khi hòa mình vào trò chơi, bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác phá án của các thám tử thực sự.
Không biết có phải vì quá khó tính hay do không hợp sở thích mà đồ họa trong The Last Express không thật sự khiến tôi cảm thấy hấp dẫn. Tất cả những gì người chơi được thấy là những hình ảnh được thiết kế theo phong cách hoạt hình phương tây. Tuy nhiên bù lại thì phần âm thanh của game thật sự rất tuyệt vời, âm nhạc tạo cảm giác rất hồi hộp, gay cấn và khiến chúng ta như thêm đắm chìm vào các tình tiết của câu chuyện. Bên cạnh đó các hiệu ứng âm thanh kết hợp cùng các hành động của nhân vật được thiết kế rất phù hợp và gây được ấn tượng mạnh.
Điểm đáng kể tới đầu tiên trong lối chơi của The Last Express là mọi tình tiết đều diễn ra trong thời gian thực. Đây là một điểm rất quan trọng trong trò chơi, bạn phải chú ý đến các chi tiết và theo dõi những gì xảy ra xung quanh. Chỉ với mỗi bước đi sai lầm cùng hành tung bí ẩn bị phát hiện sẽ khiến bạn phải dừng ngay cuộc chơi của mình.
Rất may, trò chơi có một chức năng tua lại, cho phép bạn quay trở lại trong thời điểm đó để bạn có thể sửa chữa lỗi lầm mà mình đã mắc phải. Ngoài ra, nếu gặp phải những tình huống khó mà bạn chưa biết cách để giải quyết như thế nào thì bạn có thể nhờ tới sự trợ giúp của hệ thống. Phần gợi ý sẽ không hé lộ toàn bộ việc bạn cần phải làm mà thông qua từng cấp một giúp bạn có cơ hội tự khám phá chứ không phải dựa dẫm hoàn toàn vào nó.
Cơ chế điều khiển chính của The Last Express là những lựa chọn xuất hiện ngay trên màn hình. Nhờ vậy, bạn không phải di chuyển một cách quá cầu kỳ với hệ thống D-pad ảo như những tựa game hành động, nhập vai. Đây cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu và quá đủ đối với một tựa game phiêu lưu giải đố.
The Last Express khá kén người chơi nhưng tôi có thể khẳng định rằng bạn sẽ không phải thất vọng với những gì mà trò chơi mang lại. Đừng nản lòng mỗi khi gặp thử thách quá khó và hãy nhó theo dõi cốt truyện hấp dẫn của trò chơi.
Link tải game: iOS / Android
Theo Gamek
Tôi cho mẹ chồng mất cả chì lẫn chài vì vài câu chửi Đọc tâm sự "Một tuần làm cáo đuổi bạn chồng ra khỏi nhà" của chị mà tôi thấy đau đầu và hại não quá thể. Tính tôi vốn thẳng nên không thể mềm dẻo như chị đâu. Như tôi ấy, tôi sẽ phải bằng mọi cách tống cổ bạn chồng dưới mọi hình thức rồi. Bầu bí nặng nề vậy, làm sao có...