Hậu Brexit: Tội phạm ở Anh tăng 500%
Sau khi có kết quả trưng cầu dân ý Anh rời châu Âu ( Brexit) một tuần trước đây, tỷ lệ tội phạm ở Anh đã gia tăng đáng kinh ngạc, gấp 5 lần, cảnh sát Anh cho biết.
Theo trang mạng RT, giới chức Anh cũng đã ghi nhận một sự đột biến trong các cuộc tấn công, trong đó có liên quan đến người nhập cư.
Kể từ ngày 23.6, đã có 331 vụ phạm tội xảy ra, trong khi đó tỷ lệ trung bình trước đây là 63 vụ. Những vụ phạm tội này rất nghiêm trọng, liên quan đến nạn bạo hành, bạo lực và phân biệt sắc tộc với người nhập cư.
Video đang HOT
Tội phạm liên quan đến người nhập cư gia tăng kinh ngạc ở Anh.
Những người di cư từ các nước Hồi giáo và Đông Âu, đặc biệt là những người từ Ba Lan và Romania báo cáo bị lạm dụng và tấn công nhiều nhất.
Vụ việc đáng chú ý nhất là một bé gái 8 tuổi người Ba Lan đã bị các bạn cùng lớp tấn công và kỳ thị. Những học sinh này đã phát tờ rơi với nội dung “Không để cho sâu bọ Ba Lan đầy rẫy ra được”.
Tỷ lệ phạm tội đột biến này đã nhắc nhở Thủ tướng Anh David Cameron cam kết tài trợ thêm để cảnh sát có thể cung cấp an ninh cho người dân và cho dân nhập cư. Trong phiên họp quốc hội Anh ngày 29.6, Thủ tướng Cameron nhấn mạnh rằng: ” Cần phải chấm dứt những cuộc tấn công kinh khủng. Chính phủ sẽ làm mọi cách để quét sạch các ổ tội phạm ra khỏi đất nước”.
Theo Danviet
Sẽ không có chuyện Anh tách khỏi châu Âu
Hàng loạt nhà phân tích, viết cho các phương tiện truyền thông phương Tây, đã dự báo rằng việc tách Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) cuối cùng sẽ không diễn ra.
Sự vượt trội của phiếu bầu đã là không đáng kể, như quan điểm của phóng viên Sean O'Grady từ The Independent. Ở phần lớn các quốc gia đều có trường hợp tùy chỉnh Hiến pháp, theo đó đối với những quyết định nghiêm trọng cần được sự chấp thuận của 2/3 các nhà lập pháp hoặc công dân trong cuộc trưng cầu, tức là cần nhiều hơn mức khoảng 52% đã lựa chọn ủng hộ Brexit.
John Cassidy, cây bút của tạp chí The New Yorker, đã liệt kê một số hậu quả của cuộc trưng cầu: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và tỷ giá đồng bảng Anh, hạ thấp bậc hạng tín dụng, còn trong tương lai là những vấn đề tiềm ẩn đối với doanh nghiệp và suy thoái kinh tế.
Nhà báo lưu ý rằng nhiều người ủng hộ Brexit bây giờ đâm ra hồ nghi về tính đúng đắn trong động tác lựa chọn của mình. Cassidy cũng nhắc rằng cuộc trưng cầu mang tính chất tham vấn nhưng Quốc hội cũng không thể tự cho phép bỏ qua nguyện vọng của 17 triệu người Anh. Hơn thế nữa sự phát triển thực tế của sự kiện sẽ là tổng tuyển cử, trưng cầu lần hai, hoặc kết hợp cả cái này lẫn cái kia.
Cây bút chính luận Gideon Rachman của Financial Times nhắc rằng người Đan Mạch và người Ireland đã bỏ phiếu chống lại các hiệp ước phân định hoạt động của EU.
Trong những trường hợp này, EU đã dành cho Ireland và Đan Mạch một số nhân nhượng, và cuối cùng, họ đã bỏ phiếu chấp thuận. Theo nhãn quan của nhà bình luận, Brussels bây giờ cũng sẽ đi tới nhượng bộ London bởi Liên hiệp Anh là thành viên quan trọng của EU.
Theo Danviet
Ác mộng của bà Merkel: Đức có thể trưng cầu dân ý rời khỏi EU Cơn ác mộng lớn nhất của Thủ tướng Đức Angela Merkel là Đức có thể là nước tiếp theo tổ chức trưng cầu dân ý để rút khỏi Liên minh châu Âu (EU). Đảng cực hữu ở Đức đã hứa sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu nếu họ giành quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử vào mùa thu tới. Sau Brexit...