Hậu bão số 9 ruộng rau nước ngập tới cổ, TP.HCM lo “sốc” giá rau
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 (Usagi), mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao khiến hàng loạt diện tích rau xanh của các HTX ở TP.HCM thiệt hại nghiêm trọng, gây nên tình trạng khan hiếm rau xanh trên thị trường và giá cả tăng chóng mặt.
Xơ xác đồng rau
Giờ về xã Hưng Long, Tân Quý Tây… (Bình Chánh, TP.HCM) đi đâu cũng thấy những vườn rau xanh đang bị nước phủ gốc, phủ đầu. Những luống rau muống không thấy đâu là ngọn; những liếp bầu, bí, dưa leo, khổ qua… dây dần héo khô, xác xơ bởi gốc đang ngâm trong nước.
Những liếp bầu ngập sâu trong nước sau vài ngày dây héo khô. Nông dân tiếc của lội trong nước thu hoạch những trái bầu còn xót lại bán gỡ gạt đồng vốn.
Lão nông Tám Chuộng (Trần Văn Chuộng, ấp 1, Hưng Long) đứng bần thần nhìn mênh mông cánh đồng bầu, bí đang chết dần sau vài ngày gốc ngâm trong nước. “Mấy ngày nay tôi dùng đến 2 cái máy bơm nước ra hòng cứu 2,5ha bầu, bí nhưng vô ích”, giọng ông buồn buồn.
Theo ông Tám, thiệt hại vụ rau này là rất lớn. Bởi như thường lệ, khi vào mùa vụ thu hoạch ông bán cho HTX Phước An mỗi ngày khoảng 300kg bầu, bí, doanh thu khoảng 3 triệu đồng. “Đợi nước rút tôi cho xuống giống lại, nhưng nhìn cảnh tượng này mất tinh thần quá”, ông bộc bạch.
Tiếc của, chị Cao Thị Đào mỗi sáng lại bì bõm lội cắt từng nắm rau đem ra chợ bán gỡ vốn thay vì bán cho HTX.
Tại xã Tân Quý Tây, chị Cao Thị Đào lội bì bõm trong nước mò mẫm cắt từng nắm rau muống. Hơn 6.000m2 rau muống của chị chuẩn bị thu hoạch, nhưng sau cơn bão chỉ thấy nước là nước. Tiếc của chị ngụp lặn cắt bán cho HTX Phước An.
“Hôm qua tôi cắt bán được 70kg mồng tơi, 50kg rau dền và 100kg rau muống được hơn 1,5 triệu đồng. Nhưng hôm nay thì không thể cắt bán được nữa vì gốc rau bị nhiễm phèn ố vàng, HTX không mua”, chị buồn thiu.
Theo ông Đào Thanh Đức, Phó Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước An (Bình Chánh, TP.HCM), hiện do nông dân còn vớt vát được rau xanh sau bão nên lượng rau cung ứng ra thị trường TP.HCM còn tương đối. Nhưng sau khoảng 5 ngày nữa, TP sẽ thực đối diện thực trạng khan hiếm rau xanh, khi lượng rau gần như đã hết, giá cả khi đó sẽ tăng mạnh.
Rau sẽ khan hiếm, giá tăng “sốc”
Video đang HOT
Theo Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật TP.HCM, tình hình do mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao, hệ thống thoát lũ, tiêu nước tại các vùng huyện Bình Chánh, Củ Chi và Hóc Môn không thoát nước kịp, gây ngập trên diện rộng.
Tính đến chiều ngày 26.11, diện tích canh tác cây trồng rau các loại bị ngập nước tại huyện Bình Chánh ngập toàn bộ trên diện rộng, trong đó HTX Phước An ngập 20ha (16ha rau lá, 4ha rau quả) thiệt hại 90%, HTX Hưng Điền ngập 6ha (4ha rau lá, 2ha rau quả), HTX Phú Lộc ngập 12ha, thiệt hại 95%; HTX Phước Bình ngập 13ha, thiệt hại 100%. Tại huyện Củ Chi, Tổ rau Tân Phú Trung ngập 7ha thiệt hại 70%, HTX Nhuận Đức ngập 5ha.
Tại huyện Hóc Môn ngập toàn bộ trên diện rộng, HTX Ngã Ba Giồng ngập 7ha, thiệt hại 50%, HTX Mai Hoa, ngập 13ha thiệt hại 80%.
Theo nhiều HTX sản xuất rau trên địa bàn TP, thời gian tới thị trường TP.HCM sẽ khan hiếm ra và giá sẽ bị đẩy lên cao, bởi các HTX không đủ rau cung cấp cho thị trường.
Theo ông Đức, thường mỗi ngày HTX Phước An cung cấp thị trường khoảng 6 tấn rau, nhưng hiện nay con số này chỉ còn , mặc dù đã đẩy mạnh thu mua từ các HTX trên địa bàn tỉnh Long An. “Hiện dù có vớt vét lắm HTX cũng chỉ thu được lượng rau rất ít vì chúng tôi mất đến 2/3 diện tích trồng rau sau bão. Hiện HTX chỉ tập trung lượng rau cho bếp ăn, trường học và Sài Gòn Coop”, ông Đức cho biết.
Ông Đức cũng nhận định, với việc nhiều HTX rau thiệt hại nặng nề sau bão, vài ba ngày tới thị trường TP.HCM sẽ khan hiếm rau. Sau khoảng 1 tháng nữa mới hy vọng sản lượng rau TP ổn định lại.
Đồng quan điểm này, Giám đốc HTX Nông nghiệp Phước Thịnh (Cần Giuộc, Long An), đơn vị chuyên cung cấp rau sạch cho thị trường TP.HCM nhận định, lượng rau sẽ khan hiếm trên thị trường TP.HCM vài ngày tới.
“Như thường lệ, lợi dụng tình trạng này, thương lái sẽ đẩy giá lên, gây sốc giá trên thị trường. Tôi nghĩ các cơ quan chức năng của TP.HCM phải nhanh chóng có kế hoạch đối phó với thực tế tình hình thị trường rau sắp tới”, ông Dũng chia sẻ.
Nhiều nông dân trồng rau cho biết, cứ nước rút tới đâu sẽ xuống giống tới đó với hy vọng vụ Tết.
Ông Dũng cho biết, hiện diện tích rau của HTX Phước Thịnh cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau bão. Sản lượng rau sắp tới cung cấp cho TP.HCM sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng. Hiện HTX chỉ cung cấp cho TP khoảng 500kg rau, trong khi thường nhật là 6 tấn/ngày.
Theo Danviet
TP HCM 3 người chết do ảnh hưởng bão số 9
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9 (Usagi), TP HCM mưa lớn kéo dài từ đầu giờ chiều đến khuya 25/11 gây ngập nặng trên diện rộng. Nhiều tuyến đường, khu dân cư, hầm chung cư nước dâng cao gần 50cm làm chết máy nhiều ô tô, xe máy. Tính đến chiều qua, TP HCM ghi nhận có 3 người chết, nhiều nơi vẫn còn ngập sâu gần 1m.
Nhiều ô tô chết máy nằm ngổn ngang trên các tuyến đường bị ngập nặng
Mặc dù khi áp sát bờ, bão số 9 giảm cấp thành áp thấp nhiệt đới nhưng sức gió vẫn duy trì ở cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 tại khu vực biển Cần Giờ. Bão số 9 là cơn bão có hướng di chuyển thẳng vào TP HCM nên đi đến đâu gây mưa lớn đến đó.
Do ảnh hưởng của bão, TP HCM hứng chịu lưu lượng và thời gian mưa "lịch sử", khiến 102 khu vực ở TP ngập nặng; người dân trắng đêm tát nước, hàng nghìn ôtô, xe máy hư hỏng.
Mưa lớn kỷ lục tại TP HCM gây ngập trên diện rộng, có nơi ngập đến 1m
Dù bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, tuy nhiên diễn biến thời tiết vẫn hết sức phức tạp. Do đó Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn.
Sẵn sàng sơ tán, di dời dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm. Các địa phương có hư hại về hạ tầng giao thông nhanh chóng khắc phục. Địa phương có thiệt hại về nhà cửa, tàu bè triển khai hỗ trợ người dân khắc phục để ổn định cuộc sống.
Do nhiều khu vực trên địa bàn TP bị ngập nước khiến hệ thống tủ điện, dây điện chìm trong nước. Nhận thấy vấn đề trên sẽ nguy hiểm cho người đi đường và cơ quan chức năng khi tham gia khắc phục mưa bão nên công ty đã phối hợp với các quận huyện tổ chức cắt điện tạm thời để kiểm soát tình hình. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất thống kê có 36 chuyến bay bị trễ và 6 chuyến bay phải hạ cánh ở các sân bay khác do tắc nghẽn không lưu.
Đến sáng qua, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP vẫn ngập sâu trong nước, cùng với ngày đầu tuần nên gây kẹt xe nặng, khiến nhiều người dân phải bỏ làm. Trên các tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Xí, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh), tình trạng kẹt xe phải đến đầu giờ chiều mới được cải thiện.
Sáng 26/11, kẹt xe nghiêm trọng trên đường Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) do ngập nước
Ở nhiều nơi, do ngập nặng, xe chết máy nhiều. Tầng hầm nhiều chung cư vẫn còn ngập nước, xe ô tô nằm la liệt do chết máy không thể di chuyển ra ngoài. Nhiều nhà dân, hộ kinh doanh, chung cư ở khu vực Hoà Hưng (quận 10), Phan Xích Long (Phú Nhuận)... vẫn đang tích cực dọn dẹp, thuê máy bơm hút nước dưới hầm ra ngoài.
Ngày 26/11, Cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công an TP HCM cho biết đã phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị và người dân chống ngập, cứu nạn - cứu hộ, nhằm giảm thiệt hại do cơn bão gây ra. Trong đó, Cảnh sát PCCC nhận 24 tin báo cháy điện, 1065 tin báo hút nước chống ngập, cây xanh ngã đổ; xử lý thành công điểm ngập tại trạm biến áp 500KV - 220KV Nhà Bè.
Mưa lớn kèm gió làm nhiều cây xanh gãy đổ
Ngoài ra, Cảnh sát PCCC cũng đã điều động 15 xe, 12 máy bơm cùng 95 cán bộ, chiến sĩ chi viện cho tỉnh Bình Dương chữa cháy xưởng lốp xe ngay trong bão. Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát PCCC vẫn đang tích cực hút nước chống ngập tại nhiều địa điểm trên TP.
Theo phần mềm cảnh báo ngập nước của Công ty Thoát nước đô thị TP HCM đến 7 giờ ngày 26/11, khoảng 15 tuyến đường của TP còn bị ngập nước. Đến chiều vẫn chưa có thống kê cụ thể thiệt hại về người và vật chất do bão số 9 gây ra tại TP HCM.
Báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai cho biết, bão số 9 đã làm 51 căn nhà đổ sập, hư hỏng, 46 thuyền bị chìm, hư hại, ngập khoảng 1.500m quốc lộ huyết mạch.
Mưa lớn gây ngập nghiêm trọng tại Nha Trang, Vũng Tàu và TP HCM. Cơ quan chức năng đã phải sơ tán 105.023 người thuộc các tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của bão đến nơi trú ẩn an toàn.
Sau bão số 9, sáng 26/11, tại Khánh Hòa, lượng mưa giảm, nước đang rút, người dân từ nơi sơ tán đang trở về nhà, một số khu vực vẫn bị chia cắt, cô lập. Ông Đặng Văn Thứ, Chủ tịch UBND xã Cam Thịnh Đông, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cho biết, mưa lũ tại địa phương không gây ra sập nhà, hư hỏng đường sá, tuy nhiên hoa màu của người dân bị hư hại.
Chính quyền đang cho rà soát lại tổng thể sau đó lên phương án khắc phục. Những hộ khó khăn, gia đình chính sách cần lực lượng hỗ trợ thì xã sẽ triển khai, chủ yếu là vấn đề môi trường.
Tại huyện miền núi Khánh Sơn, đến nay vẫn bị chia cắt với đồng bằng vì tỉnh lộ 9 bị sạt lở nhiều đoạn, trong đó, nghiêm trọng nhất là đoạn qua đèo Khánh Sơn. Ngành giao thông tỉnh Khánh Hòa đang tập trung phương tiện để gia cố, khắc phục, cố gắng thông một làn xe vào tối nay.
Việc cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Tô Hạp và vùng phụ cận bị gián đoạn vì nguồn nước sông quá đục. Các cửa hàng thương mại miền núi huyện Khánh Sơn đã chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm, nhiên liệu để cung ứng cho người dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhóm phóng viên
Theo PLO
Nước ngập, kẹt xe nghiêm trọng khắp Sài Gòn trong sáng đầu tuần Sáng sớm 26.11, hàng loạt tuyến đường ở TP.HCM vẫn còn ngập nặng, gây kẹt xe nghiêm trọng do triều cường kết hợp với nước mưa suốt ngày và đêm qua sau bão số 9. Nước ngập sâu trên đường Hồ Học Lãm, quận 6. Ảnh: Như Thụy Theo ghi nhận của PV, hiện các khu vực ở quận 6, Bình Tân, Tân...