Hatzegopteryx – Loài ‘khủng long bạo chúa’ trên không
Trái đất đã từng tồn tại một loài khủng long bay đứng đầu chuỗi thức ăn có kích thước vô cùng to lớn, chúng được xem là những con khủng long bạo chúa trên không.
Hatzegopteryx là loài khủng long bay lớn nhất từng xuất hiện trên trái đất, nhiều người cho rằng chúng ăn cá, tương tự như những loài chim biển, nhưng trên thực tế, thức ăn của chúng lại là những con khủng long.
Chúng thuộc họ thằn lằn bay không răng cổ dài và sống cách ngày nay hơn 60 triệu năm ( thuộc Kỷ Phấn Trắng).
Hóa thạch của loài này lần đầu tiên được phát hiện ở lưu vực Haeg của Transylvania ở miền tây Romania bao gồm một phần phía sau hộp sọ và một phần xương chày trái.
Vào năm 1991, các nhà cổ sinh vật học cho rằng những mẫu hóa thạch được phát hiện thuộc về một loài khủng long mới và sinh sống dưới mặt đất. Nhưng khi các mẫu hóa thạch mới liên tiếp được tìm ra, các nhà khoa học phát hiện đây là một loài khủng long bay có kích thước vô cùng to lớn mà nhân loại chưa từng biết tới chúng trước đó.
Mô phỏng cấu trúc khung xương của loài Hatzegopteryx.
Năm 2002, nhà cổ sinh vật học người Pháp – Eric Buffetaut và nhà cổ sinh vật học người Romania – Dan Grigoresc đã đặt tên cho chúng là loài Hatzegopteryx.
Video đang HOT
Chúng có thể bay ở độ cao 3 – 4,5km và thường lao xuống mặt đất với tốc độ cực lớn để tấn công con mồi khi đã xác định rõ mục tiêu.
Theo những mẫu hóa thạch đã được phát hiện cho thấy, loài loài Hatzegopteryx dài 10m tính từ đầu đến chân và sở hữu sải cánh từ 12-15m với trọng lượng cơ thể lên tới 250kg.
Chúng có một cái đầu khổng lồ dài tới 3m, nếu so với tỉ lệ cơ thể thì chúng vượt xa chiều dài của bất kỳ loài khủng long nào được tìm thấy cho đến nay.
Mặt trước của hộp sọ rất dài và nhọn, trong khi phần rộng nhất của hộp sọ là khoang chứa não chỉ rộng có 50cm, cũng giống như đa phần những loài khủng long bay khác, con đực luôn có một cái mào lớn ở phía trước cũng với một cái cổ to đầy cơ bắp.
Đốt sống cổ của loài này rất lớn và có cấu trúc gần như tương tự với cổ của loài hươu cao cổ ngày nay.
Vào năm 2017, các nhà cổ sinh vật học đã phát hiện thêm một mẫu hóa thạch đốt sống cổ của loài này và theo đó khám phá ra được nhiều thông tin các của loài khủng long bay Hatzegopteryx.
Minh họa mẫu hóa thạch đốt sống cổ có số hiệu EME 315 được phát hiện vào năm 2017.
Cấu trúc cổ đặc biệt và phần hàm rộng cho phép loài này có thể săn và nuốt những con mồi lớn, đặc biệt cái cổ to sở hữu nhiều cơ giúp cũng có thể tha và kết liễu con mồi chỉ trong một cú lắc.
Chúng có thể đi trên mặt đất bằng 4 chi trong khi cánh được gập gọn lại và có chức năng như 2 chi trước.
Do kích cỡ to lớn nên loài vật này được cho là ăn những con khủng long nhỏ vốn rất phổ biến ở cuối Kỷ Phấn trắng khi loài vật này sinh sống.
Lợi thế biết bay và có kích thước lớn đã biến chúng thành những sát thủ đặc biệt trên không, ngay cả khi ở dưới mặt đất, chúng cũng không cần phải đề phòng những loài khác xung quanh.
Hatzegopteryx thực sự là một sát thủ săn mồi dữ tợn và được mệnh danh là “khủng long bạo chúa trên không”, theo nhà nghiên cứu Darren Naish ở Đại học Southampton.
Theo Trí Thức Trẻ
Vì sao xoá bớt email có thể giúp cứu rỗi môi trường Trái Đất, hạn chế ô nhiễm khí CO2?
Xoá email thừa, bỏ đi sẽ góp phần rất lớn trong công cuộc xây dựng thế giới xanh, đặc biệt là khi cộng đồng cùng chung tay góp sức.
Câu chuyện về vụ cháy rừng Amazon khổng lồ đang ngày một xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo sau khi nhiều người cùng chung tay lên tiếng. Không chỉ có thực trạng đáng báo động về tình trạng vụ cháy, những biện pháp kêu gọi giúp sức và bảo vệ môi trường cũng đang được dấy lên hết sức gấp rút thông qua biến cố này.
Nếu bạn coi việc sống ở Việt Nam - nơi cách khu rừng Amazon nửa vòng Trái Đất - là một lý do bất đắc dĩ khiến khả năng trợ giúp bảo vệ môi trường của mình bị hạn chế thì đó quả thực là một suy nghĩ khá "nhầm nhọt". Kể cả khi ngồi yên một chỗ, bạn cũng có thể góp phần giảm thiểu lượng khí thải ô nhiễm bằng cách rất đơn giản: Xoá bớt email thừa.
Tại sao email lại có liên quan tới lượng khí thải hay tình trạng ô nhiễm trên Trái Đất, nghe cứ vô lý thế nào vậy nhỉ? Thế nhưng, sự thực sau khi được nói ra sẽ khiến bạn phải thốt lên rằng "giá như mình biết sớm hơn" đó.
Về cơ bản, email và toàn bộ quá trình gửi, nhận chúng đều không trực tiếp xúc tiến tới việc thải khí CO2, nhưng các công cụ và thiết bị trung gian cần thiết thì có dính líu rất nhiều. Năng lượng chủ yếu là điện năng tiêu tốn cho các thiết bị này thực sự lớn, tính trung bình server lưu trữ dữ liệu 1 năm liên tục cho 1 người dùng văn phòng thông thường sẽ tạo ra 135 kg khí CO2. Con số này tương đương việc lái ô-tô đi hết quãng đường 322 km.
Email cũ không cần dùng đến và đáng bỏ đi là một chuyện, email rác tự động gửi đến tài khoản còn là một bài toán đau đầu gấp bội. Theo nhiều thống kê từ các công ty thông tin an ninh mạng, có tới xấp xỉ 3/4 lượng email gửi đến của mọi người là thư rác, spam.
Hàng chục tỉ KWh điện năng phải tiêu tốn mỗi năm cho tổng cộng hàng nghìn tỉ email rác trên Trái Đất, gây ra trên dưới 20 tấn CO2. Công cụ tự động lọc và xoá mail rác hiện nay chưa đủ tinh vi và cao cấp để ngăn chặn toàn bộ những hành vi này, khiến người dùng càng khó chịu hơn khi lại tiếp tục tiêu tốn thời gian, điện năng để tự tay xoá chúng.
Vậy còn chờ gì nữa mà không tự thiết lập thói quen nhỏ mà có võ ngay từ hôm nay, thường xuyên kiểm tra và xoá email rác mỗi ngày để thế giới ngày một xanh và thân thiện hơn nhỉ?
Theo Nhịp sống Việt
Tìm thấy dấu vết của dạng sắt mới từ vũ trụ ở Nam Cực Một nhóm các nhà khoa học đã lấy 500 kg tuyết ở Nam Cực, làm tan chảy nó và rây qua các hạt còn sót lại. Phân tích của họ mang lại một bất ngờ: Tuyết chứa một lượng đáng kể một dạng sắt không có trên Trái Đất. Các nhà khoa học khác trước đây đã phát hiện ra đồng vị sắt...