Hạt trưởng kiểm lâm mất chức vì để rừng bị phá
Ông Lê Phú Vẽ, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa bị điều chuyển công tác do để lâm tặc vào rừng phòng hộ ở xã Xuân Chinh đốn hạ nhiều khoảnh rừng, lấy đi hàng chục m3 gỗ.
Ngày 21/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã gửi báo cáo UBND tỉnh về kết quả kiểm tra, xử lý kỷ luật cán bộ công chức về vụ phá rừng trái phép xảy ra ở xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân hồi giữa năm 2014.
Bị đánh giá “không hoàn thành nhiệm vụ” trong công tác điều hành, phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng, ông Lê Phú Vẽ, Hạt trưởng Kiểm lâm huyện Thường Xuân bị kiểm điểm, chuyển công tác về đơn vị khác. Hạt phó kiểm lâm phụ trách địa bàn và Trạm trưởng trạm kiểm lâm Bù Đồn (đơn vị phụ trách bảo vệ rừng phòng hộ xã Xuân Chinh)… được xác định “chưa sâu sát địa bàn, để rừng bị chặt phá khai thác trái phép”. Nhóm cán bộ này bị kiểm điểm, rút kinh nghiệm nghiêm túc do “sai phạm không lớn”, “đã thành khẩn nhận trách nhiệm với thái độ cầu thị”.
Ông Lê Phú Vẽ người bị giáng chức vì để nạn phá rừng hoành hoành ở Thường Xuân, Thanh Hóa.
Liên quan đến vụ việc, Chủ tịch xã Xuân Chinh Cầm Bá Nhang, Phó chủ tịch Cầm Bá Quân cũng bị kiểm điểm nghiêm túc do không quản lý tốt việc giao khoán đất rừng cho người dân địa phương, để xảy ra phá rừng bừa bãi, không kịp thời báo cáo cấp trên có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Khoảng đầu năm 2014, tại thôn Cụt Ạc, xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân xảy ra tình trạng phá rừng tràn lan khiến dư luận bức xúc. Nhiều khoảnh rừng bị lâm tặc đốn hạ. Dọc dòng suối Hón Ván, nhiều khúc gỗ bị chặt về tập kết ngổn ngang bên bờ suối. Đi sâu vào bên trong, nhiều cây rừng bị chặt phá chỉ còn trơ trọi gốc.
Kết quả kiểm tra của lực lượng Kiểm lâm và công an huyện Thường Xuân cho hay, đã có 43 cây gỗ tròn (nhóm 6) bị khai thác trái phép với tổng khối lượng hơn 27 m3. Trong đó có 23 cây bị khai thác từ cuối năm 2013 trở về trước, 20 cây còn lại bị đốn hạ vào khoảng tháng 7/2014. Hiện số gỗ này một phần đã bị lấy mất, số còn lại đã được cơ quan chức năng thu hồi chờ xử lý.
Theo ông Lê Như Tuấn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, nguyên nhân để xảy ra tình trạng phá rừng ở Xuân Chinh là đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn, diện tích đất canh tác ít, kinh tế chủ yếu dựa vào rừng, một số hộ dân lợi dụng mùa mưa, mực nước suối lên cao lén lút vào rừng khai thác gỗ trái phép…
Ngoài ra, theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp, thời tiết mưa nhiều cũng gây khó khăn cho công tác tuần tra, kiểm soát rừng dẫn đến sai phạm kéo dài, chậm xử lý.
Video đang HOT
Tỉnh Thanh Hóa hiện còn khoảng 629.000 ha rừng, chủ yếu nằm ở 11 huyện miền núi phía tây. Trong năm 2013 và đầu năm 2014, ở tỉnh này xảy ra nhiều vụ phá rừng quy mô lớn.
PHONG TRẦN
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Ai giúp người dân chứng minh... đã bị công an đánh?
Những vụ việc người dân, nghi can... sau khi được triệu tập lên ủy ban công an xã, phường khi ra về phải bầm mình bầm mẩy ngày càng nhiều. Ai cũng biết những thương tích đó từ đâu mà đến nhưng chẳng một ai có thể chứng minh được.
Các đối tượng điều tra bị đánh ở trụ sở công an không còn là việc lạ nữa, thậm chí, qua nhiều vụ chết người, người ta đã thực sự tin rằng bước chân "vào đó" là lành ít dữ nhiều. Đa số người dân đều nghĩ mình thấp cổ bé họng, không thể làm gì được nên đành câm nín. Một số khác mạnh dạn hơn, làm đơn tố cáo công an lên... công an.
Vài vụ đã được đưa ra xét xử nhưng vì sao hiện tượng này không những không giảm đi mà còn gia tăng về số lượng, biến tướng về hình thức và mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Trong phòng xét hỏi có ai?
Chỉ có công an và người bị xét hỏi. Tất nhiên đây là khu vực làm việc của cơ quan điều tra, không thể cho ra vào tùy tiện, nhưng đó cũng chính là nguyên do tất cả hành động của công an tại đây thần không biết, quỷ không hay.
Một cuộc lấy lời khai nghi can tại phòng điều tra
Chiều 25-12-2013, nghi can Đỗ Duy Việt (47 tuổi, ở xã Luận Thành, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) bị mời lên trụ sở công an huyện Thường Xuân để điều tra về vụ việc xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, trong quá trình tạm giữ để xét hỏi, người đàn ông này đã chết. Ông Nguyễn Văn Giáp, Trưởng Công an huyện cho biết ông Việt chết do... đột tử. Người nhà nạn nhân cho biết ông Việt sức khỏe rất tốt và đặt nghi vấn về cái chết bất thường của ông. Dù đã cố gắng khiếu kiện và tìm hiểu, cuối cùng gia đình ông cũng đành để sự việc chìm xuồng vì không có cách gì biết được sau khi ông bị bắt giữ đã xảy ra chuyện gì.
Nạn nhân Nguyễn Mạnh Hùng, 33 tuổi, tử vong trong trại tạm giam công an quận Hà Đông, Hà Nội cũng là một trường hợp chết không minh bạch. Ông Hùng bị tạm giam 11 ngày. Vào ngày tử vong, công an cho biết ông Hùng có biểu hiện tức ngực, khó thở nên đưa vào bệnh viện. Công an tuyên bố Hùng chết tại bệnh viện nhưng giám đốc bệnh viện khẳng định ông Hùng đã chết trước khi nhập viện. Theo lời người nhà, trên thân thể ông Hùng mười đầu ngón tay chân bầm tím, từ 1/3 đùi trở xuống đến bàn chân phù nề và thâm tím. Tuy nhiên, cơ quan cảnh sát điều tra công an Hà Nội bác bỏ đơn khiếu nại và kết luận ông Hùng chết do thiếu máu cơ tim cấp.
Gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều đem theo các ảnh chụp vết thương đến phiên tòa
Nhìn lại vụ việc Ngô Thanh Kiều bị đánh chết tại trụ sở công an thành phố Tuy Hòa tháng 5-2012, cho đến khi ra tòa, ngay chính lời khai của 5 công an khi đổ trách nhiệm qua lại xem ai đánh nạn nhân nhiều hơn chỉ là lời nói, không thể chứng minh. Khi 4 công an cùng lúc chỉ tội công an viên còn lại Nguyễn Thân Thành Thảo là người đánh vào đầu nạn nhân, gây chấn thương sọ não, dẫn đến tử vong thì coi như đó là chứng cứ. Hoàn toàn không có hình ảnh hay bất kì bằng chứng nào khác để minh định được và lời nói, thứ "gió bay" ấy lại trở thành chứng cứ thép.
Cho dù bị cáo Thảo có kêu oan tới mấy thì cũng không thể tự mình chứng minh điều gì. Công an còn không tự làm minh bạch được cho mình thì người dân còn bế tắc tới đâu?
4 bị cáo công an cùng chỉ tội bị cáo Thành (bìa trái). Bị cáo Thành liên tục phản đối nhưng đành bó tay vì không có nhân chứng khác
Quan xử theo lễ, dân xử theo hình
Ngày 28-2-2011, ông Trịnh Xuân Tùng đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đến ga Giáp Bát, Hà Nội bị công an bắt dẫn về trụ sở công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai. Đến tối ông Tùng bị bầm dập khắp người, tê liệt toàn thân. Ông được đưa đến bệnh viện Việt Đức mổ cấp cứu, bác sĩ xác định ông bị dập đốt sống cổ, đa chấn thương. 8 ngày sau ông Tùng chết.
Trước những chấn thương do ngoại lực không thể chối cãi, cơ quan điều tra công an Hà Nội phải vào cuộc. Cuối cùng, một công an viên là Nguyễn Văn Ninh bị truy tố về tội "cố ý gây thương tích". Người nhà nạn nhân kêu gọi báo chí phản ứng dữ dội, đòi truy tố theo tội "giết người". Sau đó, cáo trạng được sửa lại tội danh là "Làm chết người trong khi thi hành công vụ". Việc định tội như vậy thực ra vẫn chưa đúng với tính chất vụ việc. Nhưng vì có cái cớ là nạn nhân bị bắt về để điều tra xét hỏi nên hành vi của công an lúc này được xem là đang làm nhiệm vụ.
Trong vụ này, nhiều nhân chứng giấu tên cho biết tham gia vào việc đánh ông Tùng ngoài Ninh còn có ba người khác, thế nhưng chỉ một mình Ninh bị truy tố. Những vụ việc tương tự, cụm từ "bỏ lọt tội phạm" thường xuyên được báo chí, luật sư nhắc đến. Chính bởi vì không có gì có thể xác thực được những ai tham gia, tham gia ở mức độ nào ngoài người trong cuộc, ở đây chỉ có nạn nhân và công an mà công an lại luôn chiếm số đông và nắm trong tay mọi công cụ để điều tra.
Cần có một bên thứ ba độc lập
Nếu cơ quan kiểm tra, xác minh những vụ việc mâu thuẫn giữa người dân và công an lại cũng là...công an thì có đảm bảo được tính công bằng cho người dân hay không?
Nạn nhân, nếu may mắn còn sống, cũng chỉ trưng ra được những vết thương trên cơ thể mình. Mà vết thương do ai đánh thì không thể làm rõ. Trường hợp nạn nhân đã "xui xẻo" mất mạng thì lời khai còn lại chỉ là công an và những người có liên quan đến công an.
Có thể thấy ở đây một vòng tròn khép kín, từ nơi xảy ra vụ việc, đến nơi điều tra, kiểm định thương tích, truy tố và xét xử... đều có mối liên quan hữu cơ với cơ quan công an. Như vậy, rất dễ nảy sinh nghi ngờ có sự bao che, xử nhẹ hoặc bỏ lọt tội phạm vì cả nể, thậm chí là các "áp lực" khó nói trong ngành.
Phải làm thế nào khi người dân bảo có, công an nói không? Cần có một sự công bằng và rõ ràng cho cả đôi bên trong khi cơ chế làm việc hiện nay tại các cơ quan điều tra đang chưa đảm bảo được điều đó.
Nên chăng phải có một lực lượng điều tra riêng, hoàn toàn độc lập để trước pháp luật chứng cứ dù của dân thường hay của công an đều được xem xét như nhau? Rõ ràng cần có một biện pháp để có thể kiểm soát được các cán bộ công an khi thực thi nhiệm vụ trong vòng tròn khép kín của họ. Việc này càng cần thiết nhằm phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhắc nhở cho chính các cán bộ này không để cơn nóng giận của mình lấn át, để phải phạm vào tội "gây chết người khi thi hành công vụ".
Biện pháp ấy là gì? Hiện các cơ quan hữu quan vẫn chưa tìm được câu trả lời. PLO đề nghị độc giả trên cả nước đóng góp ý kiến, đưa ra giải pháp để bảo vệ quyền lợi cho người dân. Qua đó, độc giả góp phần giúp cho pháp luật được thực thi công bằng cho tất cả mọi đối tượng, làm sao để xã hội này thiên tử phạm tội cũng sẽ bị xử như thứ dân.
Theo Pháp luật TP.HCM
Vụ chết bất thường trong nhà tạm giam: Do treo cổ tự tử Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa kết luận nguyên nhân dẫn đến cái chết bất thường của ông Đỗ Duy Việt tại nơi tạm giam của Công an huyện Thường Xuân ngày 23-12-2013 là do ông Việt tự tử. Chiều 2-3, Đại tá Trần Văn Thực, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn báo chí Công an tỉnh Thanh Hóa, cho...