Hạt trưởng kiểm lâm dùng ô tô biển xanh vận chuyển gỗ lậu
Vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 3-8, tại địa điểm ngã tư Thị trấn Đô Lương, Công an huyện Đô Lương-Nghệ An đã phát hiện chiếc xe ô tô bán tải màu đen đeo biển kiểm soát màu xanh, số 37A-1343 chở gần 1 m3 gỗ.
Xe biển xanh “giữ rừng” được Hạt trưởng kiểm lâm Quỳ Châu dùng vận chuyển gỗ lậu
Thời điểm công an kiểm tra, các đối tượng ngồi trên xe gồm lái xe Nguyễn Đức Thuận quê Đô Lương và ông Thái Ngô Cường-Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quỳ Châu chưa có giấy tờ xuất trình về nguồn gốc gỗ trên xe. Ngay sau đó chiếc xe chở gỗ lậu được đưa về tạm giữ tại Công an huyện Đô Lương.
Trưa ngày 4-8, chiếc xe trên được chuyển đến Đội kiểm lâm cơ động PCCCR số 2 để xử lý. Theo nguồn tin thì số gỗ trên, ông Thái Ngô Cường- Hạt trưởng kiểm lâm Quỳ Châu chở về để làm nhà. Tận mắt chứng kiến, chúng tôi thấy số gỗ trên đều đã xẻ tấm, mỗi tấm dài khoảng trên 1 mét được cất giấu phía sau khoang xe bán tải, bọc tấm vải chăn phía trên.
Ông Lê Đình Sơn- Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động PCCCR số 2 cho biết: Trước mắt chúng tôi sẽ xử lý nghiêm túc theo hồ sơ công an cung cấp, và xin ý kiến chỉ đạo của Chi cục kiểm lâm tỉnh Nghệ An để xử lý đúng pháp luật.
Được biết, hồ sơ về vụ xe kiểm lâm chở gỗ lậu do công an huyện Đô Lương bắt giữ đã hoàn tất và đưa sang Đội trưởng đội kiểm lâm cơ động PCCCR số 2 để phối hợp xử lý. Tuy nhiên, lại rất bất ngờ khi ông Tải -Trưởng công an huyện Đô Lương nói: Bắt được xe là có thật, nhưng chưa biết của ai, chúng tôi đang xác minh, giờ xe đeo biển giả đầy ra. Gỗ chúng tôi cũng chưa đo đếm, gỗ này cũng chưa xác định hợp pháp hay không hợp pháp. Thời điểm kiểm tra chưa có giấy tờ, người ta đang xuất trình giấy tờ, bọn tôi đang chờ xác minh chuyện đó. Nếu không phải xe kiểm lâm cũng mất hay, vì thông thường các đối tượng buôn lậu trên xe có cả hàng chục biển số.
Có thể nói sau vụ “lật xe gỗ lậu, lộ mặt kiểm lâm” Khu BTTN Pù Huống thì rừng Nghệ An nhiều nơi vẫn bị chặt hạ, xe chở gỗ lậu vẫn ngang nhiên lọt qua nhiều trạm chốt. Nay lại thêm một Hạt trưởng kiểm lâm chễm chệ ngồi trong xe “giữ rừng” để vận chuyển gỗ lậu thì lâm tặc trên địa bàn sẽ hoành hành đến mức nào ?
Để làm rõ vụ việc này, đề nghị các ngành chức năng cần điều tra mở rộng, xác minh nguồn gốc gỗ lậu và đối tượng vận chuyển gỗ lậu để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Video đang HOT
Theo NLD
Lâm tặc chở gỗ xuyên rừng
Lâm tặc ở Quảng Bình lộng hành và chuyên nghiệp đến mức làm hẳn giao thông hào xuyên núi để đưa gỗ ra khỏi đại ngàn từ 10 năm nay. Không hiểu sao cơ quan chức năng không hề hay biết.
Một đầu mối thông tin gọi điện thoại cho chúng tôi mô tả về con đường khoét núi của lâm tặc ở thôn Cẩm Ly, xã Ngân Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) tồn tại hơn chục năm nay. Bí mật theo người dẫn đường, đến nơi, chúng tôi bất ngờ, sửng sốt: Một "công trình vỡ rừng" đồ sộ ẩn dưới tán rừng tựa giao thông hào thời chiến tranh.
"Con đường tơ lụa" của lâm tặc
Chúng tôi được khuyến cáo phải cải trang thành cán bộ đo thủy văn hồ nước mới qua được cửa ải của các "hoa tiêu" bảo vệ đường độc đạo này. Chỉ có lâm tặc và các "hoa tiêu" mới đi vào đường này cùng người dân địa phương. Con đường chạy bên hông của nhà văn hóa, xuyên qua một đồi tràm, sau đó đi sâu vào các lùm lách rậm rạp của cây rừng, có đoạn ánh nắng mặt trời không xuyên nổi qua kẽ lá. Đường càng lên đỉnh càng bị hạ thấp hai mái taluy, có nơi mái đất sâu hơn đầu người, cây cối hai bên rậm rạp để ngụy trang, tránh ống nhòm của người giữ rừng đi tuần từ phía bên kia hồ thủy lợi.
Đường có nhiều đoạn đi qua các lớp đá núi dày cứng. Lâm tặc cho đào đá lên, xếp chắc chắn hai bên, tạo dáng hình chữ V để chống sạt lở một cách tinh vi. Có nơi đá nguyên khối khổng lồ được dùng các vật liệu nặng chẻ dần và hạ thấp khối đá, để lộ một mảng tường đá án ngữ dưới rặng rừng xanh. Tất cả đều khoét sâu để cho "con đường tơ lụa" của gỗ lậu được đi về êm xuôi.
Công trình độc đạo có một không hai của lâm tặc ở Quảng Bình.
Ăn sáng trước khi trục gỗ.
Bắt đầu cho trâu lỉa gỗ và kéo lên khỏi hồ Cẩm Ly.
Gỗ lậu được kéo công khai qua giữa thôn Cẩm Ly.
Và đến bản Cửa Mẹc. Ảnh trong bài: MINH QUÊ
Người dẫn đường nói nó được làm hết sức công phu, sức lực mở đường mất chừng một năm, do một nậu gỗ chỉ huy nhiều xâu gỗ hùn hạp lại. Nậu gỗ này ngoài trục gỗ về còn thu thuế đường với những lâm tặc mới vào nghề trong khu vực, cứ mỗi phác gỗ ra về, lâm tặc phải nộp phí cho nậu gỗ 30.000 đồng.
Chúng tôi đi hết cung đường đặc biệt này, thi thoảng dọc đường có thêm đường xương cá được bố trí khéo léo để đưa gỗ tẩu tán nếu bị phát giác. Nhưng đã 10 năm nay, các con đường xương cá chưa hề được dụng công cho việc đối phó.
Theo dấu gỗ xuyên rừng
Điểm cuối cùng của con đường là một bến nước khá sâu, mùa hè xuống sâu cả chục mét, mùa đông nước nổi lên gần các bìa rừng. Ở đó, cứ mỗi đêm từ 3 giờ sáng, lâm tặc đỏ lửa chờ các bè gỗ từ bên kia hồ của rừng Long Đại chuyển về. Dưới bến, sau mỗi chuyến gỗ đưa về, hiện trường sót lại là nhón lửa ỉu than cùng vỏ lon nước tăng lực, bao thuốc lá bày vứt khắp nơi cùng các dây thừng bện chắc để neo gỗ vào các bè.
Một số người dân Cẩm Ly tố giác gỗ về mỗi ngày từ chục năm qua, nghĩa là bảy ngày mỗi tuần gỗ đều chui lọt ra khỏi rừng. Chúng tôi kiểm chứng nhiều ngày thấy mỗi ngày có khoảng ba ca gỗ đi qua con đường độc đạo này. Chuyến sáng sớm chừng 3 giờ hơn, chuyến khoảng 7 giờ và chuyến gần 9 giờ sáng nếu ngày nào gỗ về nhiều.
Dụng cụ chở gỗ là xe trâu được thiết kế chuyên dụng vừa đủ đi lọt giao thông hào rộng hơn 1 m. Mỗi xe trâu lỉa từ hai đến ba phác gỗ. Các xe trâu này làm việc cần mẫn, gỗ ra tỏa về vùng Cẩm Ly, Cửa Mẹc, Mỹ Đức... Giới đi gỗ trong vùng lùng các loại gỗ lim, táu, gõ... để cưa chặt bởi bán có giá. Mỗi phác gỗ dài 3 m không dưới 2 triệu đồng. Một lần gỗ ra khỏi rừng, chỉ cần hai phác đã thu được lãi lớn.
Thời điểm chúng tôi theo dấu gỗ lậu đi xuyên cung đường này, ở bến có hai xe trâu, các thợ gỗ soạn cơm nắm ăn sáng sau một đêm đưa gỗ xuyên hồ mới cho trâu xuống mép nước lỉa gỗ, sau đó đập trâu kéo gỗ vào cung đường độc đạo. Đi hết đường này hai xe trâu đi qua nhà văn hóa thôn Cẩm Ly, rẽ trái, trực chỉ bản Cửa Mẹc, đi về tận nhà của ông H., ông N. giữa thanh thiên bạch nhật. Người dân cho rằng gỗ rừng ngang nhiên đi lậu là vì đã "làm luật". Không biết cơ quan giữ rừng ở mô?
Theo PLTP
Hà Tĩnh: Một đêm, bắt 4 vụ vận chuyển gỗ lậu Trong một đêm tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) liên tiếp bắt 4 vụ vận chuyển gỗ lậu với khối lượng và giá trị rất lớn. Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, đêm 26/4, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) cử trinh sát mật phục tại khu vực Ngã Đôi, thuộc xã Sơn Kim 1, huyện Hương...