Hát karaoke 1 giờ, trả hóa đơn gần 10 triệu đồng
Chỉ trong hơn 1 giờ hát karaoke ở địa điểm chẳng lấy làm sang trọng cho lắm ở số 6 Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy), nhóm bạn trẻ phải trả hóa đơn 10 triệu.
Quán karaoke Thùy Linh bị độc giả tố là ‘ chặt chém’
Phản ánh của bạn đọc Nguyễn Văn Minh (ở Đội Cấn – Ba Đình – Hà Nội), theo anh này, nhóm bạn của anh gần như đã bị “chăn dắt” từ đầu khi đã phải bỏ ra số tiền “khủng” lên tới gần 10 triệu đồng cho hơn 1 giờ hát karaoke ở quán Thùy Linh, ở số 6 Nguyễn Khánh Toàn (Cầu Giấy – Hà Nội).
Anh Minh bức xúc: “ Trưa hôm qua, 1/1/2013, phòng tôi gồm 11 người tổ chức đi liên hoan. Đến khoảng 13h chiều, chúng tôi lên taxi và nhờ lái xe đưa đến một quán hát nào đó theo tiêu chí “vừa phải”. Một lúc sau, họ đưa chúng tôi đến quán Thùy Linh. Sau chỉ hơn một giờ hát, chúng tôi phải trả đến 9,2 triệu đồng. Nhiều người trong nhóm đã rất bực mình. Rõ ràng đây không phải sàn nhảy, cũng chẳng phải là địa điểm gì quá sang trọng đển “chặt chém” khách đến mức khủng khiếp như vậy. Chất lượng âm thanh và cơ sở vật chất chỉ ở mức trung bình”.
Theo hóa đơn bạn đọc này cung cấp, chiếm số tiền lớn nhất trong hóa đơn là 2 chai rượu Chivas 18, giá mỗi chai là 2,8 triệu đồng. Theo tìm hiểu thực tế, giá bán lẻ loại rượu này ngoài thị trường giao động từ 1,1 đến 1,4 triệu đồng. Điều đó đồng nghĩa với việc ít nhất, quán karaoke Thùy Linh số 6 Nguyễn Khánh Toàn lãi tới 1,4 triệu đồng cho mỗit chai rượu bán ra.
Ngoài ra, theo phản ánh, một đĩa hoa quả với lèo tèo 5,7 miếng bưởi được tính giá 150 nghìn đồng, nước suối được tính 25 nghìn đồng/chai. Đấy còn chưa kể giá hát ở đây cũng đã trên trời… Cũng theo anh Minh, vì bức xúc trước cách tính tiền “như ăn cướp”, nhóm bạn của anh đã suýt xảy ra xô xát với nhân viên của quán. Tuy nhiên những con người ở đây cũng tỏ ra rất “rắn”, khiến những nhân viên văn phòng như anh Minh và bạn bè cuối cùng đành cay đắng móc hầu bao trả tiền.
“Chúng tôi sẽ chẳng bao giờ quay lại và chắc chắn sẽ khuyến cáo bạn bè tránh xa quán hát này”, anh Minh nói.
Liên lạc với quản lý quán Karaoke Thùy Linh, PV nhận được câu trả lời: “ Với ai chúng tôi cũng tính tiền như vậy. Không chỉ riêng nhóm người đó. Họ tự đến đây và hát, chúng tôi không ép buộc”.
Video đang HOT
Theo thông tin PV ghi nhận được từ một số lái xe taxi quanh khu vực này, nhiều quán hát ở đây có hiện tượng “cắt phế” cho tài xế nào đưa được khách đến quán. Ngoài “tặng” tiền đồng hồ tính tiền, những quán kiểu này sẽ trích tiền thưởng theo đầu người.
Theo tiết lộ của một lái xe taxi hãng M., trung bình mỗi “đầu khách” đưa đến, lái xe được trả từ 100 đến 200 nghìn đồng, giá khách Tây thậm chí còn cao hơn nữa.
Theo xahoi
Hàng ngàn người chật vật trở lại thủ đô
Người ngoại tỉnh đổ xô về Hà Nội sau những ngày nghỉ tết khiến các bến xe chật kín. Nhà xe được dịp nhồi nhét, chặt chém hành khách, những người cố gắng về Hà Nội cho kịp ngày làm việc đầu năm mới.
Ngay từ đầu giờ chiều nay, 1/1/2013, các bến xe ở Hà Nội đã phải "gồng mình" đón hàng ngàn lượt hành khách nườm nượp đổ về. Nhiều tuyến đường vì thế cũng trở nên ùn tắc cục bộ.
Người và phương tiện "bủa vây" bến xe Mỹ Đình.
Ghi nhận của PV Dân trí, khu vực ngã ba đường Ngọc Hồi trước cửa bến xe nước Ngầm luôn trong tình trạng đông đúc, nhiều lúc còn hỗn loạn vì lượng người xuống xe từ trong bến ra ngoài tìm xe ôm, xe buýt hay người thân quá đông.
Càng về chiều, mật độ phương tiện giao thông trên đường Giải Phóng càng trở nên dày đặc. Dòng xe khách từ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Nam Định, Thái Bình... nối đuôi nhau tiến về bến xe Nước Ngầm, bến xe Giáp Bát.
Chen chúc trên lối vào bến.
Tại cửa vào bến xe Giáp Bát, một hàng dài ô tô đợi tới lượt trả khách khiến con đường chật cứng.
Chật vật xách túi đồ to uỳnh ra trước cửa bến, chị Nguyễn Thị Hoa (quê Đô Lương, Nghệ An) thở dài: "Mệt quá anh ạ. Bình thường từ quê ra Hà Nội mất có 6-7 tiếng, còn hôm nay nhà xe dừng đón, nhồi nhét khách. Vào nội thành thì tắc đường nên hơn 9 tiếng đồng hồ mới tới nơi. Xe giường nằm mà họ nhồi nhét 3 người ngồi trên một chiếc giường nằm. Xe có hơn 40 chỗ nhưng họ nhồi tới hơn 100 người. Đông quá nên cứ người này thẳng chân, người kia lại co lại."
Ngóng chờ người thân trước cổng bến xe Giáp Bát.
Cùng chung cảnh ngộ với chị Hoa, chị Lê Thị Hòa (ở TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) kể: "Các dịp nghỉ lễ khác, em vẫn lên sớm khoảng 1 ngày để tránh cảnh chen lấn. Năm nay có chút việc, đến sát ngày đi làm, em mới bắt xe lên Hà Nội. Nhà xe nhồi nhét, em phải đứng suốt hơn 100 cây số từ quê lên. Bình thường em không say xe mà hôm nay cũng nôn nao mệt lử. Đã thế, giá vé còn đắt gấp rưỡi, ngày thường vé chỉ 100.000 đồng là cùng nhưng hôm nay em phải trả những 150.000 đồng."
Mỗi khi xe khách vào bến trả khách, cánh xe ôm lại quây kín.
Hầu hết, các tuyến xe chạy ngày hôm nay, khách đã lên xe đều phải chịu chung giá vé đồng mức dù xa hay gần. Nhà xe tha hồ có dịp chặt chém giá vé bởi nếu khách không đi thì cũng không có xe mà bắt.
Bên trong bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát, từng đoàn người kéo nhau rời khỏi những chiếc xe chật chội, tiến ra đường khiến cổng bến xe đông nghẹt. Các điểm chờ xe buýt trước cửa bến xe trở nên quá tải. Hàng trăm người trực chờ xe buýt tới là nhanh chân lao đến mong chen được lên xe.
Dài cổ chờ xe buýt.
Nhiều tuyến xe buýt dù đã tăng cường với 5 phút lại có một chuyến, nhưng do quá đông nên tại các điểm dừng đón trả khách xe buýt chỉ mở cửa xuống rồi lại vọt đi luôn. Nhiều người không thể chờ xe buýt được phải bắt xe ôm, taxi về nhà.
Cảnh hỗn loạn trước cổng bến xe Giáp Bát.
Theo đại diện các bến xe, lượng khách năm nay không đông so với mọi năm và đổ về bến dàn trải; đồng thời lực lượng an ninh tại các bến xe cũng đã tiến hành công tác phân luồng đảm bảo trật tự để hạn chế thấp nhất tình trạng ùn tắc và giải tỏa khách ngay tại bến xe.
Theo Dantri
Phạt 1,2 tỉ đồng vi phạm về văn hóa, du lịch Ngày 29.11, Thanh tra Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Đà Nẵng cho biết trong năm 2012 đã cùng Đội Kiểm tra liên ngành (KTLN) TP.Đà Nẵng, UBND các quận - huyện phát hiện, xử phạt 291 cơ sở kinh doanh vi phạmvới số tiền gần 1,2 tỉ đồng. Trong đó, qua kiểm tra 14 quán bar, 188 quán...