Hạt hướng dương vẫn bán chạy trước thông tin chứa độc chất
Thông tin nhiều loại hạt hướng dương của Trung Quốc có chứa hóa chất độc hại gây teo não và ung thư được đăng tải nhiều ngày nay. Tuy nhiên, hoạt động mua bán loại hạt này tại các chợ ở TPHCM vẫn diễn ra rất bình thường.
Không lo vì là hàng trong nước
Theo khảo sát của Dân trí tại các chợ An Đông, Bình Tây, Thị Nghè… trong ngày 1/3, hoạt động mua bán hạt hướng dương không bị ảnh hưởng bởi những thông tin trên báo chí. Hầu hết khách hàng, thậm chí là tiểu thương cũng không hề biết đến thông tin phát hiện hạt hướng dương có chứa chất độc hại ở Trung Quốc. Cũng có tiểu thương biết thông tin này nhưng thản nhiên bảo: “Không lo, hàng chúng tôi đều có xuất xứ trong nước”.
Mặt hàng hạt hướng dương vẫn bán chạy tại các chợ ở TPHCM
Nhân viên một cửa hàng kinh doanh các loại hạt, bánh kẹo tại chợ An Đồng cho biết: “Trong những ngày này lượng hàng (hạt hướng dương – PV) bán ra không có gì thay đổi. Về phía cơ quan chức năng, chúng tôi cũng không nhận được thông báo gì về vấn đề này”. Cũng tại chợ An Đông, chủ cửa hàng Đức Tài cho biết, hoàn toàn không biết thông tin gì về chuyện có chất độc hại trong hạt hướng dương.
Còn tại chợ Bình Tây, một trong những chợ đầu mối chuyên kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo tại TPHCM, các tiểu thương kinh doanh mặt hàng này cho biết lượng hàng bán ra trong những ngày này có giảm so với thời gian chuẩn bị Tết, nhưng so với thời điểm này mọi năm thì không có gì khác thường.
Ngoài ra, các tiểu thương đều khẳng định là đa phần hạt hướng dương buôn bán tại cửa hàng của họ đều có nguồn gốc, xuất xứ từ các cơ sở trong nước nên người dân yên tâm sử dụng.
Chủ quầy hàng Hoàng Ngọc tại chợ Bình Tây cho biết: “Thời gian qua chúng tôi cũng nhận được thông tin khuyến cáo của cơ quan chức năng về tình trạng hạt hướng dương có chứa các chất độc hại. Nhưng đa phần chúng tôi đều nhập các nguồn hàng từ trong nước nên dù có thật là các hạt hướng dương Trung Quốc có chất độc hại não thì chúng tôi cũng không mấy lo lắng”.
Video đang HOT
Một tiểu thương kinh doanh các loại hạt, bánh kẹo tại chợ Thị Nghè chia sẻ: “Bây giờ ai cũng biết nhiều mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc có nhiều chất độc hại nên các nguồn hàng tôi thường là nhập trong nước về để bán”.
Dễ dàng phân biệt hàng Trung Quốc và hàng trong nước
Từ sau khi thông tin hạt dưa trắng bóng hay đỏ đậm đều được ngâm hóa chất, người tiêu dùng đã chuyển sang sử dụng hạt bí, hạt hướng dương nhiều hơn. Nay thông tin hạt hướng dương Trung Quốc có chứa chất độc hại lại khiến nhiều người lo ngại, nhất là những chị em hay sử dụng loại hạt này như một thức quà vặt.
Dù các tiểu thương tại TPHCM khẳng định hạt hướng dương bán trên địa bàn đa phần là có xuất xứ từ trong nước, nhưng rõ ràng là vẫn có 1 phần được nhập từ Trung Quốc. Ngoài ra, theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì hạt hướng dương ở nước ta chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, Nga vì điều kiện khí hậu trong nước không phù hợp trồng hướng dương. Nhiều cơ sở trong nước cũng nhập hàng từ Trung Quốc rồi đóng nhãn mác của cơ sở mình, trở thành hàng có xuất xứ trong nước. Do đó, lo ngại của người dân là hoàn toàn có cơ sở.
Theo ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM thì cơ quan này đã cho lấy mẫu hạt hướng dương tại các chợ trên địa bàn thành phố về kiểm tra. Tuy nhiên, phải đến đầu tuần sau thì mới có kết quả xét nghiệm nên đến thời điểm này cơ quan chức năng vẫn chưa có nhận xét gì về mặt hàng hướng dương đang bán ở thị trường TPHCM.
Theo các tiểu thương, nếu người dùng nào vẫn còn lo ngại thì có thể tìm mua hạt có xuất xứ trong nước. Các tiểu thương khẳng định rất dễ phân biệt hạt hướng dương có nguồn gốc trong nước với hàng nhập từ Nga hay Trung Quốc. Một điểm rất dễ thấy là hạt hướng dương nhập từ nước ngoài thường to, dầy hơn hạt trong nước vì điều kiện thổ nhưỡng thích hợp trồng loại cây này. Ngoài ra, hàng nhập cũng thường đắt hơn hàng trong nước vì tốn thêm chi phí vận chuyển và nhập khẩu.
Theo Dantri
Giá rau thịt hạ nhiệt, hoa quả "nhảy" theo Rằm
Sau vài ngày giá cả leo thang sau Tết, giá cả thực phẩm tại các chợ lẻ ở TPHCM đã bình ổn trở lại khi sức mua và nguồn cung đi vào nhịp sống bình thường. Riêng mặt hàng hoa và trái cây lại tăng nhẹ vì sức mua dịp Rằm tháng Giêng tăng cao.
Thực phẩm đã về với giá bình thường
Theo ghi nhận của Dân trí tại một số chợ lẻ trên địa bàn thành phố như Thị Nghè, Bà Chiều và Bình Triệu, giá cả các mặt hàng thực phẩm vào chiều 22/2 đã giảm từ 10% - 15% so với dịp cao điểm Tết (10 ngày trước Tết và 10 ngày sau Tết). Trong đó, giảm mạnh nhất là các mặt hàng rau củ.
Cụ thể, giá xu hào ở các chợ được bán trong mức 10.000 - 15.000 đồng/kg, cà rốt giá 15.000 - 25.000/kg, cà chua giá 8.000 - 12.000 đồng/kg, dưa chuột giá 14.000 đồng/kg, khoai sọ giá 12.000 đồng/kg, súp lơ giá 20.000 - 25.000 đồng/kg...
Rau củ là một trong những mặt hàng thực phẩm có sức tiêu thụ mạnh sau Tết, nhưng giá đã trở lại bình thường
Ngoài ra, các mặt hàng vốn đắt đỏ trong dịp cao điểm Tết như thịt heo, trứng nay đã bắt đầu giảm giá mạnh. Nếu như trong những ngày cận Tết và những ngày Tết, sườn non có giá 150.000 đồng/kg thì đến nay chỉ còn 110.000 đồng/kg, thịt ba chỉ loại tốt giá cũng giảm từ 115.000 đồng/kg xuống còn 85.000 đồng/kg... Trong ngày 22/2, giá trứng vịt cũng chỉ còn 28.000 - 30.000 đồng/chục, trứng gà chỉ nằm ở mức 23.000 đồng/chục.
Trao đổi các tiểu thương cho biết, hiện nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống mặc dù có giảm từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg nhưng sức mua còn khá chậm. Điển hình như cá diêu hồng giảm từ 60.000 đồng/kg xuống còn 50.000 đồng/kg, cá lóc 60.000 đồng/kg, cá chép 70.000 đồng/kg... nhưng rất ít khách.
Chị Đặng Thi Quyên, tiểu thương bán tại chợ Bình Triệu 10 năm nay cho biết: "Trước Tết thì giá tăng rất cao, nhưng vào trong Tết giá bắt đầu giảm một chút. Cho tới hiện nay thì giá đã trở về bình thường".
Chị Trịnh Phương Thảo, ngụ quận Bình Thạnh, vừa mua hàng tại chợ Bình Triệu cho biết: "Nhìn chung so với năm ngoái, năm nay hàng hóa có tăng nhẹ. Nhưng giá cả hiện tại so với mấy ngày Tết thì rẻ hơn nhiều rồi, cũng tầm mức như các ngày bình thường dịp cuối năm ngoái. Đặc biệt có một số mặt hàng rau củ giá rất rẻ".
Thực phẩm tươi sống đã trở về mức bình ổn giá vào thời điểm trước Tết
Hoa quả tăng nhẹ dịp Rằm tháng Giêng
Do gần đến ngày Rằm tháng Giêng, chị Trịnh Phương Thảo cũng mua một ít đồ chay làm sẵn cho gia đình dùng trong ngày Rằm. Chị cho biết: "Giá cả mặt hàng này có tăng so với ngày thường. Dịp Rằm nào cũng vậy thôi. Cũng có lẽ là sau Tết người ta thích dùng các món ăn thanh đạm để giải nhiệt nên nhu cầu dùng món chay tăng cao".
Trong 1 năm chỉ có Rằm tháng Giêng và Rằm tháng 7 là 2 ngày rằm mà người Việt tổ chức trọng thể. Cho nên ngoài đồ chay, hai mặt hàng tăng giá mạnh nhất là hoa và trái cây, do nhu cầu mua sắm để cúng kiếng của người dân.
Do đó, giá trái cây vừa giảm so với dịp trước Tết được vài ngày đã có dấu hiệu tăng trở lại trong ngày 22 - 23/2 (nhằm ngày 13 và 14 tháng Giêng). Cụ thể, sáng 23/2, giá các loại trái cây thông dụng như xoài, thanh long, dưa hấu... chỉ tăng nhẹ. Cụ thể, tại chợ Thị Nghè, xoài cát có giá từ 30.000 - 35.000 đồng/kg, mận có giá 8.000 - 10.000 đồng/kg, dưa hấu giá từ 13.000 - 15.000 đồng/kg...
Riêng mặt hàng trái cây, hoa đang tăng theo thị trường Rằm tháng Giêng
Riêng một số loại trái cây hay dùng để chưng cúng thì đang có dấu hiệu tăng cao. Cụ thể như quýt có giá khoảng 60.000 đồng/kg, tăng chừng 20% - 25% nho Mỹ giá lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 20% vú sữa có nơi bán với giá 40.000 đồng/kg, tăng gần gấp đôi so với ngày thường...
Về mặt hàng hoa, từ sáng ngày 22/2 (nhằm ngày 13 tháng Giêng) đã bắt đầu được bày bán tại hầu hết các chợ. Giá hoa tại các chợ lẻ cũng tăng rất nhanh. Cụ thể, giá lay ơn đã lên đến hơn 60.000 đồng/chục, tăng khoảng 15.000 - 20.000 đồng/chục (tùy chợ) hoa cúc bó nhỏ đã lên mức 13.000 - 15.000 đồng/bó (bình thường là 10.000 đồng/bó) tăng mạnh nhất là hoa huệ, giá lên đến 50.000 - 60.000 đồng/bó 10 nhánh (bình thường chỉ 25.000 - 30.000 đồng/bó)...
Theo các tiểu thương, hoa quả tăng cao trong dịp Rằm tháng Giêng hầu như đã trở thành thông lệ. Giá các mặt hàng này còn có tăng thêm chút đỉnh vào chiều ngày 23/2 và sáng 24/2 (chiều 14 tháng Giêng và sáng 15 tháng Giêng).
Theo Dantri
Thực phẩm Tết, chưa hết lo Vừa qua, Ban Văn hóa xã hội - HĐND TP Hà Nội đã tiến hành giám sát công tác đảm bảo ATVSTP ở 3 quận, huyện được coi là "điểm nóng" trên địa bàn thành phố. Trước đó, Sở Y tế cũng tiến hành kiểm tra tại huyện Từ Liêm. Điểm chung của các đợt kiểm tra này là... không phát hiện sai...