Hạt hồng xiêm nằm trong phế quản người đàn ông suốt 26 năm
Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ vừa nội soi lấy hạt sabochê ( hồng xiêm) nằm trong phổi người đàn ông ở Cần Thơ suốt 26 năm.
Ngày 7/12, bác sĩ Phạm Thanh Phong- Phó giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ khoa Hội Hô hấp của bệnh viện này vừa nội soi phế quản gắp thành công hạt hồng xiêm mắc trong phế quản 26 năm cho nam bệnh nhân T. (69 tuổi) ở Cần Thơ.
Hạt hồng xiêm lấy ra sau nội soi phế quản (Ảnh: HT).
Lúc 15h 18 ngày 2/12/2021 bệnh nhân T. được bệnh viện tuyến trước chuyển đến trong tình trạng mệt nhiều, ho đờm đục, khó thở tăng dần, sốt nhẹ, đau ngực phải nhiều, phổi phải giảm thông khí.
Bệnh nhân được chỉ định nhập viện theo dõi tình trạng viêm phổi, kết quả Xquang ngực thẳng ghi nhận bóng mờ vùng đáy phổi phải, nghi ngờ dị vật. Bên cạnh đó bệnh nhân còn bệnh lý nội khoa đái tháo đường túyp 2 nhiều năm đang điều trị.
Hiện bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe tiến triển tốt sau khi lấy hạt hồng xiêm ra khỏi phế quản (Ảnh: HT).
Video đang HOT
Sau đó các bác sĩ khoa nội hô hấp quyết định thực hiện nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật. Quá trình lấy dị vật này rất khó khăn do dị vật nằm đã lâu trong lòng phế quản gây viêm phổi nghẽn, tăng sinh mô hạt nhiều nên phải giải phóng mô hạt.
Sau 90 phút nội soi các bác sĩ đã gắp thành công dị vật hạt hồng xiêm nằm trọn hết thùy dưới phổi phải, niêm mạc phù nề.
Hiện bệnh nhân tỉnh, không sốt, phổi thông khí tốt, giảm ho, các dấu hiệu lâm sàng cải thiện rõ.
Phản ứng sau tiêm vaccine COVID-19 giữa nam và nữ khác nhau thế nào?
Sau tiêm vaccine COVID-19, tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người mà cơ thể sẽ có phản ứng khác nhau.
Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine là điều thường xảy ra, ít gây nguy hiểm cho sức khỏe, hiếm khi để lại ảnh hưởng lâu dài cho cơ thể.
Vaccine COVID-19 cũng vậy. Sau khi chủng ngừa, một người có thể bị mệt mỏi, sốt nhẹ trong khi những người khác không có bất kỳ triệu chứng gì. Tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người và cách cơ thể phản ứng với các mầm bệnh lạ, bạn có khả năng biểu hiện các phản ứng từ nhẹ đến nặng.
Phản ứng phụ phổ biến
Tiêm vaccine có thể gây ra các phản ứng phụ tương tự các triệu chứng khi mắc COVID-19. Lý do là vaccine bắt chước virus kích hoạt phản ứng miễn dịch giống phản ứng miễn dịch của cơ thể khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Sốt, mệt mỏi, buồn nôn, đau nhức cơ thể là các biểu hiện được ghi nhận ở những người đã chủng ngừa. Ngoài ra, nhiều người cũng bị ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy tại vết tiêm, tình trạng này sẽ hết sau một hoặc hai ngày.
Phụ nữ dễ bị phản ứng phụ hơn nam giới?
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bị các tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Hầu hết các phản ứng với vaccine COVID-19 không nghiêm trọng nhưng phụ nữ chịu tác dụng phụ của vaccine nhiều hơn nam giới.
Theo một nghiên cứu, 79% các phản ứng phụ liên quan tới phụ nữ mặc dù số vaccine tiêm cho phụ nữ chiếm 60% tổng số liều.
Lý do của sự khác biệt
Khi một người được tiêm vaccine, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt, tạo ra các kháng thể chống lại mầm bệnh có hại. Điều này gây ra các phản ứng viêm trong cơ thể, dẫn đến những tác dụng phụ khác nhau.
Các báo cáo cho thấy phụ nữ dễ bị các phản ứng phụ của vaccine hơn có thể do họ có hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn nam giới. Nghiên cứu cũng tuyên bố phụ nữ tạo ra nhiều kháng thể mạnh hơn so với nam giới.
Ngoài ra, một số người tin rằng phụ nữ hay chia sẻ mọi chuyện, trong đó có tác dụng phụ, dẫn đến thống kê phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ hơn từ vaccine.
Vai trò của hormone
Theo các chuyên gia, nội tiết tố nữ estrogen thường thúc đẩy và ảnh hưởng đến phản ứng của hệ miễn dịch. Ngược lại, nội tiết tố nam testosterone hoạt động như một chất ức chế miễn dịch. Đó có khả năng là lý do hàng đầu khiến phụ nữ gặp nhiều tác dụng phụ từ vaccine COVID-19 hơn nam giới.
Điều này cũng có thể chứng minh tại sao phụ nữ là đối tượng nguy cơ của các bệnh tự miễn dịch như lupus và đa xơ cứng.
Kiểm soát tác dụng phụ
Mặc dù các tác dụng phụ của vaccine COVID-19 biến mất sau 1 hoặc 2 ngày, nhưng nếu cảm thấy quá mệt mỏi, bạn có thể dùng thuốc giảm đau sau khi tham khảo người có kiến thức chuyên môn.
Ban cũng nên uống nhiều nước và tránh mọi hoạt động gắng sức. Nghỉ ngơi đầy đủ và để cho thân thể và tâm trí của bạn thư giãn.
Sau khi tiêm phòng, tình trạng đau nhức cánh tay vẫn còn trong 1-2 ngày. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề đáng quan tâm. Để giảm bớt cơn đau, các chuyên gia khuyên người mới tiêm nên cử động cánh tay nhẹ nhàng. Điều này kích thích lưu lượng máu đến khu vực này giúp giảm đau nhức.
Hỏi nhanh về Covid-19: Sau tiêm vắc xin, không đau, sốt có tốt? Sau tiêm vắc xin Astrazenca, tôi không bị sốt và đau cơ, vậy có hiệu quả không? Sau tiêm bao lâu thì tôi có thể nhậu được? Q.Anh, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh Duy Tính - Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú , Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM): Một người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ thường bị một số tác dụng...