Hắt hơi cách nào an toàn nhất?
Hắt hơi là một phản xạ tự nhiên nhằm “tống cổ các vật thể lạ” có ý định xâm nhập vào cơ thể. Vậy phản xạ dùng bàn tay, khuỷu tay hay khăn tay/khăn giấy che mũi miệng sẽ an toàn nhất? Những thực nghiệm thú vị dưới đây là bằng chứng thuyết phục nhất.
Có 3 cách thường được áp dụng khi hắt hơi là lấy bàn tay che miệng, dùng khuỷu tay che miệng và dùng khăn tay/khăn giấy che miệng. Và thông thường, cách dùng khăn giấy/khăn tay che miệng được xem là an toàn nhất. Tuy nhiên, trong một thực nghiệm tại Mỹ, người tham gia thử nghiệm sẽ mặc toàn đồ màu trắng, uống các dung dịch màu và dùng chất gây hắt hơi, đứng trên 1 mặt phẳng có tính khoảng cách và được theo dõi chặt chẽ bởi camera, kết quả hoàn toàn ngược lại:
Thử nghiệm thứ nhất là dùng bàn tay che miệng khi hắt hơi. Kết quả sau 3 lần hắt hơi gần nhau cho thấy các giọt dịch bắn ra từ mũi vươn xa tới 2,5m với rất nhiều giọt dịch nhỏ. Hình ảnh camera quay chậm chỉ rõ, bàn tay không thể ngăn được luồng hơi và dịch mũi bắn ra, theo hướng lên trên và tỏa ra xung quanh. Tất nhiên là bàn tay thì đầy chất dịch cơ thể.
Thử nghiệm thứ hai là dùng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi. Hình ảnh camera quay chậm cho thấy không có luồng hơi hay dịo thoát ra khỏi khuỷu tay. Chỉ có 2-3 giọt dịch rơi xuống. Các giọt dịch tập trung ở khuỷu tay và hoàn toàn không có ở bàn tay.
Dùng khuỷu tay che miệng mũi khi hắt hơi sẽ an toàn nhất cho bản thân và mọi người xung quanh
Thử nghiệm lần thứ 3 là dùng khăn vải che miệng khi hắt hơi. Mặc dù khăn đã được gập lại nhưng các giọt dịch li ti vẫn xuyên qua và rơi xuống đất. Nước mũi ngấm qua khăn dính vào tay của người hắt hơi. Bạn hãy tưởng tượng bạn bỏ chiếc khăn này vào túi và rồi lấy tiền lẻ, lấy điện thoại, bút… và tay thì bám vào nắm đấm cửa, lan can cầu thang… thì vi-rút sẽ lây lan nhanh đến mức nào?
Rõ ràng, trong 3 cách trên thì dùng khuỷu tay che miệng khi hắt hơi luôn là an toàn với chính bạn và những người xung quanh, giảm thiểu được sự lây lan của vi-rút trong những giai đoạn chuyển mùa hay đang có dịch.
Video đang HOT
Theo Dân Trí
Cứ hắt hơi là són tiểu, vì sao?
Són tiểu khi gắng sức có thể xảy ra với bất cứ ai, không phải do quá trình lão hóa của cơ thể, cũng không hẳn do sinh nở nhiều lần.
Bệnh nhân P.T.T.T., 40 tuổi, chưa lập gia đình, nhập viện vì són tiểu khi ho, hắt hơi hoặc khi đi lại nhiều gây trở ngại trong công việc (bệnh nhân là giáo viên trường mẫu giáo). Vào viện, bệnh nhân P.T.T.T. được làm chẩn đoán và phẫu thuật. Sau mổ, tình trạng són tiểu hoàn toàn không còn nữa. Bệnh nhân có thể trở lại cuộc sống và sinh hoạt như những người bình thường.
Bệnh nhân N.T.B.H., 39 tuổi, sinh một lần. Vào viện vì thường xuyên bị són tiểu khi ho, hắt hơi. Thậm chí són tiểu cả khi thay đổi tư thế từ ngồi sang đứng. Bệnh nhân phải mang băng vệ sinh liên tục cả ngày. Bệnh nhân đã được mổ đặt băng nâng niệu đạo. Sau khi mổ không còn bị són tiểu.
Són tiểu khi gắng sức, hay còn gọi là tiểu không kiểm soát khi gắng sức, là tình trạng nước tiểu thoát ra thình lình không theo ý muốn, khi ho, hắt hơi, cười; đi lại, tập luyện thể thao, nâng vật nặng; thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm sang đứng; người bệnh phải đi tiểu nhiều lần trong ngày để tránh các triệu chứng trên.
Bốn loại són tiểu
Són tiểu khi gắng sức gây khó chịu, làm giảm chất lượng sống, cản trở những hoạt động yêu thích của người bệnh như chơi thể thao, du lịch, sinh hoạt cộng đồng...
Đây là bệnh lý thường gặp và có thể trị khỏi hoàn toàn.
Có bốn loại són tiểu thường gặp ở phụ nữ:
Són tiểu khi gắng sức: nước tiểu tự chảy ra ngoài không theo ý muốn, xảy ra khi có những động tác đột ngột như ho, hắt hơi, cười hoặc khi tập thể thao.
Són tiểu gấp: cảm giác muốn đi tiểu gấp, đột ngột và sau đó là són tiểu. Bệnh nhân có cảm giác không bao giờ mình đến phòng vệ sinh kịp, hoặc có thể phải thức dậy nhiều lần trong đêm vì mắc tiểu gấp.
Lý do thông thường nhất của việc són tiểu không gắng sức là do sự nâng đỡ kém của niệu đạo (ảnh minh họa)
Són tiểu hỗn hợp: khi có cả hai loại trên.
Són tiểu do tràn đầy: lúc nào bàng quang cũng căng đầy nước tiểu, do tiểu không hết. Nguyên nhân có thể do rối loạn thần kinh hoặc bế tắc ở niệu đạo.
Xuất viện trong ngày
Có hai lý do chính làm cổ bàng quang, niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) không đóng kín khi hoạt động gắng sức khiến cơ thể không giữ được nước tiểu khi hoạt động gắng sức. Thông thường nhất là do sự nâng đỡ kém của niệu đạo (cơ và tổ chức liên kết xung quanh bị nhão, yếu). Hiếm hơn là cơ vòng của niệu đạo bị tổn thương.
Sự suy yếu của sàn chậu tổ chức liên kết và cơ có thể do mang thai và sinh nhiều lần, thời gian lúc nghỉ hậu sản ít, bệnh nhân lớn tuổi, mãn kinh hoặc thiếu estrogen, béo phì, làm việc căng thẳng, chơi thể thao quá độ, khiêng vác nặng hoặc các bệnh làm bệnh nhân phải rặn lâu ngày (như táo bón).
Bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể chữa trị được. Nhưng không phải biện pháp nào cũng hiệu quả cho mọi người hoặc cho tất cả các loại són tiểu. Với chứng són tiểu khi gắng sức, thầy thuốc của bạn có thể gợi ý vài biện pháp như huấn luyện cơ, thay đổi lối sống, phương pháp phản hồi sinh học, kích thích điện, dùng thuốc, phẫu thuật. Trong số đó, phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho chứng són tiểu khi gắng sức. Có rất nhiều kỹ thuật để điều trị són tiểu khi gắng sức.
Tuy nhiên hiện nay phẫu thuật nâng đỡ niệu đạo bằng băng không áp lực đặt qua xương mu hoặc qua lỗ bịt của xương chậu là những phương pháp điều trị ngoại khoa mới đã được áp dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới cũng như ở nước ta. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu, ít xâm hại, khá an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày. Thời gian thực hiện thủ thuật khoảng 30 phút. Kết quả tốt so với các phương pháp phẫu thuật khác.
4 dấu hiệu để đi khám són tiểu Bạn hãy tự hỏi: - Bạn đã từng bị són tiểu đột ngột, không tự chủ khi cười, hắt hơi, ho hay khi tập thể thao? - Bạn có mang băng vệ sinh để thấm nước tiểu són ra không? - Bạn có hạn chế hoặc tránh các hoạt động mà có thể gây ra són tiểu? - Khi lên kế hoạch đi du ngoạn, đi ra ngoài hoặc tham dự một sự kiện nào đó, quyết định của bạn có bị ảnh hưởng do tự hỏi nơi đó có phòng vệ sinh không? Nếu câu trả lời là "có" dù chỉ một trong các câu hỏi trên, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tư vấn thêm.
TS.BS Từ Thành Trí Dũng (Bệnh viện Đại học Y dược)
(Theo Tuổi trẻ)
Để cơ thể khỏe khoắn trong giai đoạn chuyển mùa... Sự thay đổi thời tiết khiến cho cơ thể mỏi mệt và đôi khi mắc bệnh. Cách tốt nhất để phòng ngừa là học cách thích ứng. Trên thực tế, giai đoạn chuyển mùa đông xuân là thời điểm cơ thể cần nhiều năng lượng hơn cả. "Nếu cơ thể không có đủ dự trữ, chúng ta có thể mắc nhiều bệnh khác...