Hạt gạo xuất khẩu Việt Nam đang “lép”
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu xuất khẩu gạo năm 2016 tới 800.000 tấn so với kế hoạch đưa ra đầu năm bởi thị trường gặp nhiều khó khăn. Có thâm niên xuất khẩu 20 năm nhưng đến nay, gạo Việt Nam đang dần bị mất thị trường, từ châu Âu tới châu Á.
Người tiêu dùng các nước không thể nhớ tên loại gạo nào của Việt Nam
Bị cạnh tranh gay gắt
Vài năm trở lại đây, thị trường xuất khẩu của hạt gạo Việt Nam liên tiếp thu hẹp, bị cạnh tranh gay gắt vì các nước tăng cường sản xuất gạo. Đáng nói, trong khi các nước sản xuất gạo chất lượng cao thì Việt Nam vẫn mải miết sản xuất gạo năng suất cao, phẩm cấp thấp. Điều này khiến cho giá và lượng gạo xuất khẩu giảm mạnh.
Ở thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 35% thị phần), lượng và giá xuất khẩu cũng giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2016, lần lượt là 23% và 13%. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do gạo Việt đã và đang bị gạo Campuchia, gạo Thái Lan giành mất thị phần.
Video đang HOT
Trong khi gạo Việt Nam có phần lép vế thì gạo Campuchia lại nổi lên như một “hiện tượng” trong lĩnh vực sản xuất lúa gạo. Chỉ mới đặt chân vào lĩnh vực này 5 năm mà gạo Campuchia đã nổi tiếng trên thế giới (3 năm liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới và có tới 8 thương hiệu để trưng bày tại Hội chợ thương mại lương thực được tổ chức ở Bangkok (Thái Lan).
Không chỉ ở thị trường quốc tế, gạo Campuchia thậm chí còn đang thâm nhập thị trường Việt Nam. Chuyên gia về nông nghiệp, GS Võ Tòng Xuân cho biết, mỗi năm, Campuchia chỉ xuất khẩu mấy chục nghìn tấn gạo nhưng chủ yếu bán sang Việt Nam. Một bộ phận người Việt Nam chuộng gạo Campuchia hơn bởi gạo ngon, cơm thơm hơn và giá cũng phù hợp.
Trên thực tế, theo GS Võ Tòng Xuân, Campuchia trồng giống lúa mùa, 6 tháng/vụ, thường những giống trồng dài ngày có chất lượng ngon hơn giống ngắn ngày. Trong khi đó, ở Việt Nam, đất được tận dụng một năm 3 vụ, chủ yếu là giống ngắn ngày. Để cho năng suất cao, người nông dân còn sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Loay hoay làm thương hiệu
Dù nhiều nước áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu gạo, thậm chí không mở cửa thị trường trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do – FTA nhưng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), EU đã chấp nhận dành cho Việt Nam sự ưu ái lớn ngay khi hiệp định có hiệu lực (dự kiến 2018).
Cụ thể, EU sẽ tăng hạn ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam lên 100.000 tấn, với mức thuế suất bằng 0%. Riêng gạo tấm không có hạn ngạch, thuế sẽ giảm về 0% theo lộ trình. Theo các phân tích, với cam kết này, riêng đối với gạo (trừ gạo tấm), mức giảm thuế của EU sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tiết kiệm được gần 17 triệu euro (khoảng 20 triệu USD) tiền thuế một năm.
Nhưng liệu hạt gạo Việt Nam có đủ sức để cạnh tranh, tận dụng tốt thời cơ này để bứt phá ở trời Âu thì chưa ai dám chắc. Bởi thực tế cho thấy, gạo Việt xuất khẩu vào thị trường EU đang giảm dần; từ 24.000 tấn xuống còn 20.000 tấn năm 2014 và 18.000 tấn năm 2015.
Ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương cho biết, từ trước đến nay, sản lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu luôn ở mức “khiêm tốn”. Trong khi gạo Thái Lan đã quá quen thuộc với người tiêu dùng châu Âu và thị trường 28 nước thuộc EU thì gạo Việt Nam mới đang dừng lại ở bước xây dựng hình ảnh.
Thêm vào đó, EU là Thị trường có nhu cầu về gạo cao cấp với yêu cầu rất khắt khe, từ chất lượng sản phẩm tới các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, uy tín của doanh nghiệp, quy trình sản xuất… Muốn xâm nhập được thị trường này, doanh nghiệp cần phải có những hiểu biết về thói quen và sở thích của người tiêu dùng cũng như nhu cầu của thị trường.
Theo GS Võ Tòng Xuân, thực trạng thị trường xuất khẩu gạo hiện nay cho thấy, Việt Nam phải nhìn lại định hướng phát triển xuất khẩu mặt hàng này. “Quyết định làm thương hiệu gạo Việt Nam đã có cả 2 năm rồi nhưng làm không được bởi Bộ NN&PTNT đưa ra dự án quá nhiều tiền trong khi các nước làm rất đơn giản. Dứt khoát Việt Nam phải làm lại chương trình lúa gạo, chọn ra vài giống đặc sản có đặc tính nổi trội về mùi vị, có năng suất tương đối để nông dân chấp nhận”, GS Võ Tòng Xuân bày tỏ.
Theo_An ninh thủ đô
Xuất khẩu gạo bất ngờ tăng tốc tháng đầu năm
Theo Bô NN&PTNT, kêt thúc tháng đâu tiên của năm 2016, khối lượng gạo xuất khẩu ước đạt 495.000 tấn với giá trị 218 triệu USD. Con số này tăng 57% về khối lượng và tăng 46% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện một doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết xuất khẩu gạo khởi sắc trong tháng đầu năm nay nhờ hợp đồng thương mại và hợp đồng tập trung từ năm 2015 chuyển qua hơn 1,3 triệu tấn. Đồng thời nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn đến sớm.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo thị trường xuất khẩu gạo từ nay đến hết quý II-2016 khá tốt. Nguyên nhân là do các quốc gia nhập khẩu lớn như Philippines, Trung Quốc, Indonesia và Malaysia sẽ sớm ký hợp đồng nhập gạo để ổn định nguồn cung lương thực trong nước và đối phó với tác động do hạn hán gây ra.
Trong năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 31% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này tăng 5% về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014.
Theo_PLO
Khối lượng gạo xuất khẩu Việt Nam tăng vọt Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng vọt ngay trong những ngày đầu năm, đạt hơn 200.000 tấn ngay trong tuần đầu tiên của tháng 1-2016, theo một nguồn tin giấu tên từ một doanh nghiệp là hội viên Hiệp hội lương thực Việt Nam. Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 100% trong tuần đầu năm 2016. Trong...