Hạt dổi – Gia vị của núi rừng người dân tộc Mường
Hạt dổi – loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Mường
Bất cứ ai có dịp lên Tây Bắc và thưởng thức những món ăn của người Thái chắc hẳn sẽ không bao giờ quên loại gia vị lạ, thơm thơm, ngai ngái mùi núi rừng của hạt dổi.
Người dân tộc vùng cao Tây Bắc ai cũng có những cảm nhận gần gũi về cây dổi. Cây dổi trồng 7 năm mới bắt đầu được thu hoạch quả. Loại cây rất hợp với đất Mường nên cứ trồng là sống tốt, đơm hoa kết trái.
Mùi hạt dổi rất thơm, hăng nhẹ, rất đặc trưng, không giống với bất cứ thứ gia vị nào. Hạt dổi được người dân tộc Mường – Hòa Bình dùng để ngâm ớt, ngâm măng, ngâm các loại củ quả muối. Ngày xưa món ớt giấm măng chua với hạt dổi là món ngon được đem tiến vua.
Cây lặng lẽ chắn gió bão, mưa dông cho từng ngôi nhà, làng bản: loại cây vừa cho bóng mát, cho hạt thơm để làm gia vị chế biến các món ăn, lại còn vị thuốc quý và là cây có hiệu quả kinh tế, là mặt hàng làm giàu cho rất nhiều hộ nông dân nơi đây.
Có hai loại hạt dổi: một loại cho vị hắc không thơm và loại không hắc, dậy mùi thơm. Hạt dổi tươi có màu đỏ, đem phơi thì săn lại đổi thành màu đen sậm. Cứ 3kg hạt dổi tươi phơi được 1kg hạt dổi khô. Những quả của cây ít tuổi thường hắc và thiếu vị thơm.
Những cây dổi trên hàng chục năm mới thật sự quý hiếm. Hạt của nó quý đến nỗi người dân phải căng bạt dưới gốc cây để thu hoạch, không bỏ sót quả nào. Khi trồng, người Mường thường ví cây dổi như của gia bảo để đời con, đời cháu được hưởng. Và những người dân vùng cao cũng coi nó là loại cây lành, cây quý của đất Mường.
Hạt dổi – loại gia vị không thể thiếu trong các món ăn của người dân tộc Mường
Người dân tộc Mường (Hòa Bình) thường lấy hạt dổi làm gia vị để chấm ăn cùng thịt lợn nướng, thịt luộc hoặc làm gia vị tẩm ướp. Khi chế biến, hạt dổi sẽ được nướng trên than lửa cho thơm, sau đó đem giã nhỏ như hạt tiêu vì thế hạt dổi cũng được coi như hạt tiêu rừng Tây Bắc.
Hạt dổi có đặc điểm là khi đã rang hoặc nướng chín không để được lâu như hạt tiêu nên khi dùng mới đem nướng để giữ được mùi thơm. Hạt dổi cho mùi thơm ngậy đặc trưng nên nhiều người vẫn nói “khéo bị nghiện hạt dổi”, không thể thiếu nó trong mỗi bữa cơm. Nhiều món ăn Tây Bắc như thịt gác bếp, thịt lợn rừng, thịt nướng, tiết canh… nhờ có hương vị hạt dổi mà thêm phần hấp dẫn.
Video đang HOT
Hạt dổi cũng là gia vị không thể thiếu để tẩm ướp thịt lợn rừng và các món nướng như gà nướng, thịt ba chỉ nướng, sườn nướng. Thông thường hạt dổi được giã nhỏ trộn với muối chanh, ớt thành một thứ nước chấm cay cay, chua chua, thơm ngậy, dùng để chấm thịt gà, thịt luộc thì không một thứ nước chấm nào có thể sánh được hay đơn giản nhất, chấm xôi trắng với muối rang hạt dổi thôi cũng đã đủ thơm ngon.
Hạt dổi cũng rất thích hợp với các món ăn được chế biến từ măng chua, nổi tiếng như thịt gà nấu măng chua với hạt dổi. Nếu bát tiết canh được rắc thêm một ít hạt dổi thì hương vị càng thêm đậm đà, tiết sẽ đông giòn hơn.
Vừa gần gũi và mang lại hiệu quả kinh tế cao, có thể nói hạt dổi là loại gia vị độc đáo mà núi rừng Tây Bắc đã ban tặng cho người dân nơi đây.
Trên thị trường hạt dổi được bán với mức giá khá cao, từ 50.000-100.000 đồng/gam. Hạt dổi không chỉ dùng làm gia vị mà còn là vị thuốc quý chữa đau bụng. Người miền xuôi thường ngâm hạt dổi với rượu làm thuốc xoa bóp trị các chứng bong gân, sai khớp. Để bảo quản hạt dổi được lâu có thể đem rang, giã dập rồi đem ngâm ngập trong nước mắm.
Theo vietbao
[Chế biến] - Món ngon tai heo ngâm giấm ai cũng mê
Tai heo ngâm giấm là món ăn được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt hài hòa và nhất là cảm giác miếng tai heo giòn sừn sựt, cay cay thơm thơm.
Nguyên liệu:
2 tai heo khoảng 500g
1/2 thìa cà phê phèn chua
500ml giấm
200g đường
1 thìa cà phê muối
1/2 thìa cà phê bột ngọt
1 trái ớt sừng
4 tép tỏi.
Cách làm:
Tai heo làm sạch, cạo hết chất dơ, cắt phần trong cái cuốn tai đi. Rửa qua muối, chà sạch.
Bắc lên bếp 1 nồi nước, bỏ ½ thìa cà phê muối và phèn chua vào.
Nước sôi cho tai heo đến khi tai heo vừa chín không chín quá, thì vớt ra bỏ vào 1 tô nước lạnh có vài viên đá rồi vớt ra để ráo.
Cho 500ml giấm vào nồi cùng với đường, bột ngọt và 1/2 thìa cà phê muối, nấu cho sôi giấm đường rồi tắt bếp chờ nguội. Cũng tùy theo độ chua của giấm mà có thể thêm đường, nếm vừa có vị chua, ngọt là được.
Ớt, tỏi cắt lát.
Lọ ngâm phải rửa sạch, lau khô, nếu đem phơi nắng càng tốt.
Tai heo bỏ vào lọ, xếp tỏi và ớt vào cùng.
Cắt miếng là chuối vừa miệng lọ đậy lên trên.
Chẻ những thanh tre nhỏ làm dụng cụ ép tai heo xuống khi ngâm.
Đổ nước giấm đường vào ngập qua phần lá chuối.
Để lọ thành phẩm ở ngoài 3 ngày là dùng được, nếu dùng không hết bạn cất vào tủ lạnh, khi nào ăn thì lấy ra cắt dạng sợi nhỏ.
Tai heo ngâm giấm là món ăn được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt hài hòa và nhất là cảm giác miếng tai heo giòn sừn sựt, cay cay thơm thơm. Cách làm lại rất đơn giản nên mình hay làm để ông xã nhâm nhi cùng bạn bè.
Theo VNE
[Chế biến] - Bao tử cá basa xào cay cay đầu lưỡi ngon thơm Ngọt, béo, hơi cay nơi đầu lưỡi, giòn giòn, hương thơm quyến rũ lạ miệng... món bao tử cá basa xào cay sẽ "thổi bay" nồi cơm nhà bạn chiều nay. Nguyên liệu: 500g bao tử cá basa 2 quả ớt xanh, dầu hào và các gia vị cần thiết. Cách làm: Bao tử cá sau khi rửa sạch, ướp cùng ít muối...