Hạt điều Việt Nam tăng thị phần tại Nga
Cục Xuất Nhập khẩu ( Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng thị phần hạt điều của Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Nga nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.
Công nhân tại Công ty TNHH chế biến hạt điều Sao Việt (huyện Vạn Ninh). Ảnh: Thanh Vân/TTXVN
Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Nga lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ, tận dụng ưu đãi của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu (VN – EAEU FTA), mạnh dạn đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tại Nga.
Để ngành điều Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường Nga trong thời gian tới, Cục Xuất nhập khẩu khuyến nghị sản phẩm phải đảm bảo tiêu chí sạch.
Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần bảo đảm chất lượng sản phẩm hàng hóa tốt trong dài hạn và khi giao dịch nên lưu ý tới thanh toán.
Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ, lâu dài với các hộ sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị nông sản và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích.
Đặc biệt, doanh nghiệp phải kịp thời cập nhật và tận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Thương vụ Việt Nam tại Nga cũng cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thời gian tới Thương vụ và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động cung cấp thông tin kết nối giao thương, hỗ trợ doanh nghiệp trên môi trường trực tuyến cũng như hỗ trợ trực tiếp, tổ chức hội thảo, giao thương doanh nghiệp, tập trung vào từng ngành hàng, lĩnh vực cụ thể.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp hạt điều Việt Nam phải luôn cải tiến về bao bì, mẫu mã, thiết kế tem, thay đổi ngôn ngữ để khách hàng tại thị trường này có thể nắm bắt được thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng và xây dựng các nhà máy chế biến có công suất lớn để đảm bảo nguồn cung hạt điều và chất lượng sản phẩm; chủ động nguồn cung hạt điều thô nhằm giảm thiểu tình trạng gián đoạn nguồn cung, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp
Dẫn thông tin từ số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, Cục Xuất Nhập khẩu cho hay, 6 tháng đầu năm 2021, Nga nhập khẩu hạt điều đạt 8,45 nghìn tấn, trị giá 31,4 triệu USD, tăng 50% về lượng và tăng 22,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, giá nhập khẩu bình quân hạt điều của Nga trong khoảng thời gian này đạt mức 3.714 USD/tấn, giảm 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Video đang HOT
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2021, Nga tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam, Belarus nhưng giảm mạnh nhập khẩu từ các thị trường khác.
Thống kê cho thấy, lượng hạt điều của nước này nhập khẩu từ Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 4,87 nghìn tấn, trị giá trên 27 triệu USD, tăng 72% về lượng và tăng 29,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Đáng lưu ý, thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga cũng tăng từ 50,28% trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 57,68% trong 6 tháng đầu năm 2021.
Điều này cho thấy dù chịu sự canh tranh từ thị trường Belarus nhưng ngành điều Việt Nam vẫn khẳng định được vị trí nhà cung cấp số 1 tại Nga nhờ nguồn cung ổn định, chất lượng đảm bảo.
Theo https://www.indexbox.io, sau khi ghi nhận mức tiêu thụ cao vào năm 2013 và 2014, tiêu thụ hạt điều ở Nga giảm mạnh trong các năm 2015, 2016, 2017, sau đó từ năm 2018 đến năm 2020 tăng trở lại.
Về hoạt động sản xuất, sau tốc độ tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2017, sản xuất hạt điều ở Nga có xu hướng giảm liên tiếp từ năm 2018 đến năm 2020.
Tuy ngành nông nghiệp Nga áp dụng nhiều biện pháp và kỹ thuật nông nghiệp hiện đại, song sản lượng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết không thuận lợi. Vì vậy, Nga tăng nhập khẩu hạt điều nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Giá cao su hôm nay 13/9, Sàn châu Á đi ngang, giá vẫn ở mức thấp, nhu cầu chậm lại
Giá cao su tại Nhật Bản đi ngang, sau khi chạm xuống mức thấp nhất gần 11 tháng, do nhà đầu tư săn giá hời sau nhiều phiên giá giảm thấp.
Giá cao su hôm nay: Sàn Nhật Bản đi ngang. (Nguồn: Dân trí)
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 188,7 Yen/kg.
Kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 190,5 Yen/kg, kỳ hạn tháng 11/2021 đạt mức 194,4, giảm 7,3 Yen.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE) , giá cao su giao kỳ hạn tháng 9/2021 ghi nhận mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với phiên giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 12.985 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 11/2021 ở mức 12.975 Nhân dân tệ/tấn, không thay đổi so với giao dịch trước đó.
Giá cao su tại Nhật Bản đi ngang, sau khi chạm xuống mức thấp nhất gần 11 tháng, do nhà đầu tư săn giá hời sau nhiều phiên giá giảm thấp.
Giá đã xuống chỉ 188,7 Yen, thấp nhất kể từ ngày 16/10/2020, trong bối cảnh lo lắng dai dẳng về nhu cầu giảm ở Trung Quốc - nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới.
Giá cao su trên sàn Thượng Hải vẫn ổn định, sau khi kéo dài chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp. Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi mạnh mẽ sau đợt sụt giảm hồi năm ngoái do Covid-19, nhưng gần đây có dấu hiệu mất đà do dịch bệnh bùng phát trở lại, giá nguyên liệu tăng cao và chiến dịch cắt giảm lượng khí thải carbon.
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu cao su (mã: HS 4001, 4002, 4003, 4005) của Trung Quốc đạt 7,03 tỷ USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm 15,3% trong 7 tháng đầu năm 2021.
Các dấu hiệu phục hồi kinh tế tại một số nền kinh tế lớn nhờ dịch bệnh được kiểm soát, các biện pháp kiểm soát dịch được nới lỏng dẫn tới dự báo nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu ở mức 13,9 triệu tấn, tăng 7,2% so với năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), dựa trên những ước tính sơ bộ từ các nước thành viên, dự báo sản lượng cao su tự nhiên năm 2021 giảm xuống còn 13,78 triệu tấn.
Thị trường cao su thế giới đang phải đối mặt với nhiều nỗi lo như biến thể Delta đang hoành hành, giá cước vận chuyển tăng vọt và nhu cầu cao su trên toàn cầu đang chậm lại.
Cập nhật giá cao su trong nước
Từ đầu tháng 8/2021 đến nay, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước không có nhiều biến động.
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 315 - 320 đồng/ độ mủ. Nhiều hộ nông dân trồng cao su tiểu điền ngưng cạo mủ để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.
Tại Bình Dương, giá thu mua mủ cao su nguyên liệu dao động khoảng 337-340 đồng/độ mủ.
Giá cao su hôm nay 12/9, Thị trường đối mặt với nhiều nỗi lo, sàn châu Á đang dò đáy? Giá cao su tại Nhật Bản xuống mức thấp nhất gần 11 tháng do quan ngại về khả năng nhu cầu cao su trên toàn cầu sẽ chậm lại, tâm lý chung vẫn không mấy lạc quan. Giá cao su hôm nay: Giảm giá. (Nguồn: Pinterest) Cập nhật giá cao su thế giới Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) , giá...