Hát để chữa bệnh phổi
Việc luyện hát giúp ích cho người mắc bệnh phổi mạn tính ở mức độ nào?
Trên thế giới, ước tính có khoảng 64 triệu người đang hàng ngày hàng giờ vật lộn với chứng khó thở do bệnh lý của cơ quan hô hấp. Đã có rất nhiều phương pháp phòng và chữa bệnh. Vậy liệu rằng việc luyện hát giúp ích cho người mắc bệnh phổi mạn tính ở mức độ nào?
Bà Jane Petto, đang sống gần Tunbridge Wells (Kent, Anh) than thở: “Nếu tôi muốn đi xa, thường cứ khoảng 15 bước chân là tôi phải dừng lại để lấy hơi. Và những bậc cầu thang lại khiến tôi cảm thấy ngao ngán”. Bà Jane Petto chỉ là một trường hợp trong số hàng chục triệu người cùng cảnh ngộ trên khắp thế giới mắc phải chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Nó là một triệu chứng được gây ra do sự tổn hại các túi khí và các hành lang trong phổi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán rằng, COPD có thể là nguyên nhân thứ ba gây tử vong cho nhân loại vào năm 2030. Bất chấp việc thở vẫn còn khó khăn trong sinh hoạt thường nhật thì đang có một hoạt động mang lại cho bà Jane Petto sự bình an, đó là ca hát.
Ca hát có thể giúp chữa bệnh cho người mắc bệnh COPD
Bà Jane Petto chia sẻ: “Khi bạn mắc bệnh COPD, trong đầu bạn lúc nào cũng nghĩ đến cái sự thở. Song thật kỳ lạ, tôi không hề cảm nhận thấy nó khi đang hát. Tôi cảm thấy bay bổng hơn trong tuổi xế chiều”. Chưa hết ngạc nhiên khi Jane Petto biết rằng, âm thanh, đặc biệt là việc ca hát có thể giúp cho những người khó thở có cảm giác thoải mái hơn. Và một cuộc nghiên cứu dài hạn về COPD mới đây liên quan đến việc ca hát tại Đại học Giáo hội chúa Cứu thế Canterbury (CCCU) ở Kent (Anh) đã chỉ ra rằng, khó thở và ca hát có những mối liên hệ mật thiết với nhau. TS. Ian Morrison, nhà nghiên cứu cấp cao và là một trong các tác giả của dự án, cho biết: “Chức năng phổi đã được cải thiện đáng kể nhờ ca hát, đặc biệt là sau khoảng 5 tháng người ta luyện ca hát và họ đã thay đổi thói quen thở của mình. Để có một sự cải tiến như vậy thật sự là rất đáng nể”.
Hãy hít thở sâu
Video đang HOT
TS. Ian Morrison giải thích: “Toàn bộ hệ thống cơ quanh phổi, họng và ngực trên đã được cải thiện qua thời gian. Và bạn sẽ thấy có một sự khác biệt trong việc hô hấp của mình”. Để kiểm tra các hiệu ứng của nó, ông Morrison và các đồng nghiệp đã đề nghị hơn 100 bệnh nhân COPD – từ người bệnh nhẹ đến giai đoạn nặng nghiêm trọng – tham gia vào các khóa học hát hàng tuần trong giai đoạn 12 tháng. Các nhà nghiên cứu đã đo dung tích phổi bằng một thiết bị gọi là phế dung kế. GS. Stephen Cliff, tác giả nghiên cứu cho biết: “Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình 1 người sẽ cải thiện được 50% chức năng của phổi, có nghĩa là khoảng 1,5 lít ôxy được đẩy ra ngoài trong lần thở thứ hai. Với lá phổi khỏe mạnh, trung bình là khoảng 3 lít”.
GS. Stephen Cliff khẳng định: “Bệnh nhân COPD sẽ tăng khả năng thở khoảng 30ml. Mặc dù sự thay đổi còn nhỏ, nhưng bản chất tiến bộ của COPD với chức năng bị mất từ năm này sang năm khác, giờ đã được cải thiện. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi không chỉ dừng sự suy giảm nhịp thở mà còn cho thấy một sự cải thiện nhỏ ở người bệnh”. TS. Ian Morrison thêm vào: “Cũng có các khía cạnh tâm lý và xã hội, bởi vì bất kỳ điều kiện dài hạn nào đều mang tính cô lập. Vì vậy, nếu người bệnh có thể nhận ra và làm những thứ có lợi cho mình thì sức khỏe của họ sẽ được cải thiện đáng kể”.
Hiệu quả đáng khích lệ
Trong giai đoạn điều trị bệnh nhân COPD, các kết quả nghiên cứu xem ra rất hấp dẫn. Những cái chết do WHO dự báo, phần lớn sẽ xảy ra ở những nước có mức thu nhập thấp và vừa. Nấu ăn bằng bếp trong nhà và làm việc tại nơi có bụi bẩn là nguyên nhân hình thành bệnh COPD, nhưng hiểm họa gây bệnh lớn nhất chính là hút thuốc lá. Nó chiếm khoảng 80% các trường hợp bệnh COPD trên thế giới, từ bỏ thuốc lá là lời khuyên bổ ích.
Tuy nhiên, ông Ian Morrison nghĩ rằng, ca hát có thể là một công cụ hữu ích trong việc giúp người ta quản lý điều kiện bệnh tật của mình và sống ổn định, chất lượng cuộc sống được nâng cao. TS. Morrison khẳng định: “Thứ mà chúng tôi muốn tìm ở ca hát là liều thuốc bổ cho các bệnh dài hạn. Tuy nhiên, điều này chỉ là một nghiên cứu khả thi mà nó không phải là trường hợp ngẫu nhiên, cũng như không thể kiểm soát. Nhưng giờ chúng ta đã thiết lập một thử nghiệm nơi mà người bệnh có thể ca hát, người khác lại không và cách làm này đã mang lại một số kết quả tích cực”. Còn bệnh nhân Jane Petto thì cho rằng, ca hát đã mang lại cho bà một sự khác biệt, nữ bệnh nhân cho biết: “Tôi được chẩn đoán mắc bệnh COPD cách đây 17 năm và 4 năm sau đó, tôi lại được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi cũng như phổi phải có vấn đề. Cơ hội sống còn đã chống lại tôi. Tôi đã hát để giải tỏa nỗi sầu muộn. Kết quả là giờ đây khả năng hô hấp của tôi đã được cải thiện đáng kể”.
Theo Eva
Hiểm họa tắc đường thở
Nhiều người còn xem nhẹ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên khi phát bệnh thì gần như hết thuốc chữa.
Anh Đ.V.L (22 tuổi, quê Quảng Bình) làm công nhân (CN) ngành da giày tại tỉnh Đồng Nai được ba năm. Là thanh niên trẻ khỏe nhưng mới đây sức khỏe anh suy sụp trầm trọng. Đi khám tại cơ sở y tế địa phương, anh được chẩn đoán đau và viêm họng cho thuốc về uống. Tuy nhiên, bệnh tình không thuyên giảm, lại ngày càng trầm trọng hơn.
Mắc bệnh mà không biết
Được đưa lên TP HCM cấp cứu tại một bệnh viện (BV) chuyên về lao phổi thì anh L. rơi vào tình trạng nguy kịch, khó thở, hôn mê, bác sĩ "lắc đầu" khi xem kết quả kiểm tra phổi của anh. Còn nước còn tát, anh L. được chuyển sang một BV tuyến trên thuộc Bộ Y tế để điều trị. Song, các bác sĩ tại đây thôngbáo rất khó tiên lượng vì phổi bệnh nhân đã trắng xóa, rất nguy kịch và đang cân nhắc có nên đặt nội khí quản hay không vì rất nguy hiểm.
Một trường hợp khác là ông Đ.C.X. (57 tuổi, quê Phú Yên), một ngư phủ với 50 năm trong nghề. Gắn bó với biển khơi sóng gió nên trong mỗi chuyến đi, thuốc lá là bạn đồng hành với ông. Riết rồi ông mắc bệnh phổi lúc nào không hay. Sức khỏe ông sa sút trầm trọng, đặc biệt ho nhiều, khạc đờm về đêm, ông nhập viện tại địa phương nhưng không cải thiện. Vào BV ĐH Y dược TP HCM khám bệnh, qua kiểm tra, đo hô hấp ký, bác sĩ phát hiện ông bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) giai đoạn nặng. "Quê tui miền biển có quá nhiều người ghiền thuốc. Không hiểu sao bệnh lại rơi vào cha mình", anh Đ., con ông X., than.
Tại TP HCM, số liệu từ một số BV cho thấy số bệnh nhân mắc COPD đến khám đang tăng nhanh. Tại BV Phạm Ngọc Thạch TP HCM số bệnh nhân COPD đến khám và điều trị tăng 1.000 ca/năm; ở BV Chợ Rẫy số ca mắc bệnh này chiếm 20% bệnh nhân khoa hô hấp...
Theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM kiêm Trưởng Trung tâm Thăm dò chức năng hô hấp BV ĐH Y dược TP HCM, bệnh hô hấp nghề nghiệp trong giới CN tại các KCX-KCN cũng đáng báo động. Bệnh này tiến triển âm thầm đến khi phát hiện thì cuộc sống của người bệnh chỉ kéo dài trong thời gian ngắn.
Khảo sát của PGS Tuyết Lan cho thấy CN mắc COPD nhiều nhất là ở lĩnh vực sản xuất thép, nhựa plastic, trồng và sơ chế cao su, pin ắcqui, sản xuất dây thun. Nếu tần suất chung mắc COPD ở nước ta là 6,7% thì tỉ lệ CN mắc bệnh này trong ngành thép là 13%, thủy tinh 21%, nhựa 28%, trồng và sơ chế cao su 13,4%, sản xuất pin và ắc-quy là 12,4%....
Theo TS-BS Đinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Viện Lao và bệnh phổi Trung ương, nhiều người mắc bệnh nhưng không hề hay biết. Nhiều trường hợp bệnh nhân đến khám quá muộn để lại hậu quả đáng tiếc.
Theo các chuyên gia, phổi là cơ quan hứng chịu những chất ô nhiễm trong môi trường nhiều nhất. Bệnh CODP là tình trạng đường thông khí hệ hô hấp bị tắc nghẽn, gây khó thở và không thể hồi phục hoàn toàn. Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như ho, đờm, khó thở... Đến giai đoạn muộn, vách của các phế quản bị xơ hóa, tạo sẹo, các phế nang bị phá hủy, gây nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong sớm.
Hết thuốc chữa !
Theo giới chuyên môn, thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh (chiếm 90%), kế đến là các tác nhân như: ô nhiễm không khí, môi trường làm việc, hóa chất độc hại, khói bếp... Người hút thuốc có nguy cơ tử vong do COPD cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Theo Bộ Y tế, một nghiên cứu do bộ thực hiện tại Hà Nội cho thấy có gần 7% số người trên 40 tuổi bị COPD. 80%-90% bệnh nhân COPD là người nghiện thuốc lá.
Giới chuyên môn khuyến cáo hiện nay chưa thể chữa khỏi hoàn toàn COPD mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng, làm chậm quá trình tổn thương ở phổi, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ như: bỏ thuốc lá; xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, luyện tập phù hợp; giữ không khí trong lành; tránh khói và các loại khí khó thở; đồng thời rèn luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe...
Con số đáng sợ
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện COPD là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 4 trên thế giới và dự đoán sẽ đứng hàng thứ 3 vào năm 2020. Mỗi năm, căn bệnh này đã cướp đi mạng sống của hơn 3 triệu người trên toàn thế giới, tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển do thói quen hút thuốc vẫn còn rất phổ biến. Tại Việt Nam, đây là bệnh có tần suất ngày càng tăng. Nguyên nhân là do tình trạng ô nhiễm môi trường nặng và tập quán hút thuốc lá. Có ý kiến cho rằng CN mắc bệnh này là do thiếu sự quan tâm chăm sóc đúng mức từ các nhà sản xuất, chủ DN, dù rằng họ đem lại lợi ích rất lớn cho DN.
Theo VNE
Các loại hạt cực tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn Hãy cùng xem công dụng của các loại hạt sau đây nhé: Hạt dưa hấu phòng ngừa bệnh tim mạch, mát phổi, tiêu đờm Hạt dưa hấu có chứa các axit béo không bão hòa như axit linoleic, có thể giảm thiểu hiệu quả hàm lượng chất béo và cholesterol trong máu. Hơn nữa, hàm lượng kali trong hạt dưa hấu rất cao....