Hạt đậu Lào được dân mạng đồn thổi “thần kì, chữa bách bệnh”: Sự thật được chuyên gia tiết lộ sẽ khiến bạn “ngã ngửa”
Hạt đậu Lào được nhiều người truyền tai nhau với những công dụng tuyệt vời như hút nọc độc do rắn cắn, chữa bệnh dại do chó cắn… có thực sự thần thánh?
Hạt đậu Lào với những công dụng thần thánh được nhiều người truyền tai nhau
Thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook liên tục xuất hiện những lời chào bán, quảng cáo về công dụng chữa bệnh của hạt đậu Lào trong các nhóm. Theo đó, những người bán hàng nhận định mỗi gia đình cần có 4-5 hạt đậu Lào phòng sẵn, nhất là những nhà có trẻ con thì việc này lại càng cần thiết.
Thời gian gần đây, mạng xã hội Facebook liên tục xuất hiện những lời chào bán, quảng cáo về công dụng chữa bệnh của hạt đậu Lào trong các nhóm.
Theo đó, công dụng của hạt đậu Lào được những người rao bán chia sẻ cụ thể như sau:
- Hỗ trợ, sơ cứu khi có nọc của rắn độc, rết độc, các loại côn trùng có độc khác, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.
- Áp chế và làm teo mụn nhọt, mụn đầu đinh hiệu quả.
- Hỗ trợ xử lý, sơ cứu ban đầu trong các trường hợp bị chó dại, mèo dại cắn, sau đó đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trẻ em, người lớn khi bị mụn nhọt, sưng mủ có thể sử dụng hạt đậu Lào sẽ giúp giảm sưng tấy đỏ hiệu quả.
Cách sử dụng hạt đậu Lào cũng được “thổi phồng” để sơ cứu vết thương vô cùng đơn giản như sau:
- Xác định vết cắn: Buộc ga rô trên vết cắn khoảng từ từ 3-5cm.
- Bổ đôi hạt đậu Lào theo đường gân sẵn có. Dùng nước bọt bôi vào mặt trong của nửa hạt và ốp vào vết thương bị rắn cắn, chó mèo cắn… Hoặc có thể giã nát đậu rồi đắp lên vết thương. Có thể sử dụng kim khêu cho vết thương mở và xuất huyết ra trước, nửa hạt đậu sẽ tự dính chặt và hút nọc độc.
- Khi hút hết nọc độc hoặc chứa đầy rồi, nửa hạt đậu sẽ tự rơi ra. Bạn dùng nửa còn lại để sơ cứu tiếp, sau đó nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.
- Nếu muốn sử dụng lại hạt đậu đã dùng một lần, chỉ cần ngâm vào bát nước vo gạo trong vòng 24 giờ, sau đó lấy ra dùng bình thường.
Bởi được rao bán với công dụng tuyệt vời đến vậy, hạt đậu Lào có giá cả không hề rẻ, dao động từ 20.000 đến 60.000 đồng/ hạt. Nhưng công dụng của hạt đậu Lào có thực sự thần thánh đến vậy?
Video đang HOT
Hạt đậu Lào dùng để hút nọc độc, chữa bệnh dại chỉ là đồn thổi, không có cơ sở khoa học
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt đậu Lào hay còn gọi là hạt đậu Mèo, hạt mắc cải lai, hạt Nọc là loại hạt được người đi rừng “hộ thân” theo thông tin truyền miệng. Với dân nuôi rắn và người đi rừng nhiều thì họ cũng phòng thân cho mình vài ba hạt đậu Lào để phòng khi bị rắn độc cắn theo thông tin truyền miệng dân gian.
Trong những trường hợp bị rắn độc cắn, chó cắn cần hết sức cẩn trọng khi dùng hạt đậu Lào hút độc.
Theo vị chuyên gia này, hạt đậu Lào chỉ được sử dụng để dùng ngoài da, tuyệt đối không được sử dụng qua đường uống. Tuy nhiên, điều cần ghi nhớ là chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho thấy loại hạt này có tác dụng thần thánh đến vậy.
“Sử dụng hạt đậu Lào để làm thuốc chữa bệnh thực chất là mẹo chữa bệnh truyền miệng, chưa được nghiên cứu khoa học nào nhận định nên không sử dụng tùy tiện để làm thuốc. Tại Việt Nam, chưa có bất cứ cuốn sách nào viết về công dụng của hạt đậu Lào, do đó Đông y chưa thể kiểm chứng công dụng của nó”, lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.
Theo vị chuyên gia này, hạt đậu Lào có kích thước khá bé, không thực sự thần thánh như lời đồn thổi được bởi kích thước quá nhỏ, không hút được nhiều chất độc. Nếu có sơ cứu trong trường hợp rắn cắn, chó cắn, chỉ là phương pháp sơ cứu nhanh và cần đưa vào bệnh viện gấp, tránh những trường hợp nọc đi quá sâu, gây độc quá mạnh.
“Chưa hết, hạt đậu này có độc nên cần hết sức chú ý không được ăn dù theo hình thức nào. Người dân khi sử dụng phương pháp dân gian trong chữa trị bệnh phải thật sự thận trọng, tránh rước thêm họa vào thân đặc biệt là trong lời đồn thổi chữa trị rắn và chó dại cắn”, lương y Bùi Hồng Minh lưu ý. Trong những trường hợp bị rắn độc cắn, chó cắn cần hết sức cẩn trọng. Không nên mù quáng tin theo lời đồn thổi thiếu kiếm chứng trên mạng xã hội vì có thể khiến bạn trả giá bằng mạng sống của mình.
Theo Helino
Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn: Quy trình tiêm và giá cả cần nắm rõ
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp bệnh nhân lên cơn dại thường rất ám ảnh, hầu như không thể chữa được. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, họ ước gì thời gian quay ngược lại để bệnh nhân có thể đi tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn.
Thời gian gần đây trên đất nước liên tiếp xảy ra những trường hợp trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, thậm chí tử vong làm chúng ta không khỏi bàng hoàng. Đó chỉ là những vụ kinh sợ điển hình, trong cuộc sống không thiếu những trường hợp, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ, bị chó cắn.
Theo BS Nguyễn Trung Cấp (Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương), trường hợp bệnh nhân lên cơn dại thường rất ám ảnh, hầu như không thể chữa được. Nhiều người nhà bệnh nhân chia sẻ, họ ước gì thời gian quay ngược lại để bệnh nhân có thể đi tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn.
Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người.
Trên thực tế, qua thống kê các trường hợp bị tự vong do bệnh dại trong vài năm gần đây của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 59.000 người tử vong do bị bệnh dại.
Việc đề phòng mắc bệnh dại lúc này trở nên vô cùng cần thiết cho tất cả mọi người. Vậy khi nào cần tiêm phòng bệnh dại? Tiêm phòng bệnh dại cần tuân thủ theo các bước như thế nào và giá cả ra sao?
Khi nào cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn?
Theo Quyết định phê duyệt "Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người" của Bộ Y tế, có thể phân loại 3 cấp độ như sau:
- Cấp độ I: Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành thì không cần điều trị.
- Cấp độ II: Có vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc thì khuyến cáo nên tiêm vắc-xin ngay.
- Cấp độ III: Khi có một hoặc nhiều vết cắn, cào xuyên thấu da, niêm mạc bị nhiễm nước dãi của động vật thì khuyến cáo nên tiêm huyết thanh kháng dại và vắc-xin phòng bệnh dại ngay lập tức.
Gần như 100% số ca phát bệnh dại đều chưa được tiêm phòng vắc-xin.
Các bước tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn
1. Tiêm ở bắp, phác đồ tiêm phòng dại như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng từ trước đó: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Riêng trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.
- Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: cần tiêm 02 mũi vào ngày 0 và 3.
- Người đã tiêm dự phòng nhưng không đều hoặc quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.
2. Tiêm trong da, phác đồ tiêm phòng dại, liều 0.1ml vắc-xin hoàn nguyên như sau:
- Người chưa tiêm dự phòng trước đó: Tiêm 4 mũi gồm 0.1 ml/liều mỗi mũi tiêm, tiêm 2 mũi tại 2 vị trí tiêm khác nhau vào các ngày 0, 3, 7 và 28.
- Người đã tiêm dự phòng: Tiêm 0.1ml vào các ngày 0 và 3.
Lưu ý: Kỹ thuật tiêm cần phải được người có chuyên môn tiến hành, không tự ý tiêm tại nhà, phòng những biến cố không mong muốn, dùng bơm kim tiêm riêng để tránh lây nhiễm.
Bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó mèo cắn
Công ty cổ phần vắc-xin Việt Nam đưa ra bảng giá tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn như sau:
Như vậy, với trường hợp người bị cắn chưa tiêm dự phòng trước đó và lựa chọn tiêm bắp bằng loại vắc-xin là Verorab của Pháp, chi phí cho 5 mũi tiêm sẽ rơi vào khoảng 1.500.000 đồng.
Tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm phòng dại khi bị chó cắn, mèo cắn
Người được tiêm phòng dại có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:
- Phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm: Đau, quầng đỏ, sưng, ngứa, có nốt cứng tại chỗ tiêm.
- Phản ứng toàn thân: Sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, đau bụng.
- Ở trường hợp cá biệt: Sốc phản vệ, mày đay, ban đỏ.
- Ở những trẻ sinh non, trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng thì trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.
Tiêm phòng bệnh dại khi bị chó cắn, mèo cắn được chỉ định cho những đối tượng nào?
Vắc-xin được chỉ định để phòng ngừa bệnh dại ở trẻ em và người lớn. Có thể tiêm vắc-xin này trước hoặc sau khi bị phơi nhiễm để phòng cơ bản hoặc tiêm nhắc lại.
Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
Tiêm vắc-xin cho những người có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh dại cao, cần phải cân nhắc đánh giá lợi và hại trước khi tiêm.
Nếu trong khi đang tiêm phòng theo lịch hẹn mà phát hiện mình có thai, cần hỏi ý kiến của bác sĩ vì chỉ bác sĩ mới có thể quyết định lịch tiêm phòng phù hợp với tình trạng của từng người. Có thể tiêm vắc-xin phòng bệnh dại khi đang cho con bú sữa mẹ trong trường hợp cần thiết nhưng nhất định phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho người khi bị chó mèo cắn ở đâu?
Các địa chỉ tiêm phòng tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội...
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Viện Paster TP HCM, Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.
Tại Hải Phòng: Trung tâm y tế dự phòng Thành Phố.
Theo afamily
Sau loạt vụ trẻ bị chó cắn gây thương tích nặng và tử vong: Đây là những việc cần làm để tránh bị bệnh dại Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nhiều cha mẹ thấy con bị chó cắn vô cùng hoảng hốt, làm chuyện thêm rối. Trong trường hợp đó, bạn cần làm ngay điều này để con an toàn. Liên tiếp những vụ trẻ bị chó cắn vô cùng thương tâm, không chỉ chó ngoài đường mà ngay cả chó nhà Ngày 21/4, bé T.H.K. (4 tuổi,...