Hạt chôm chôm – Lại thêm 1 hung thần khiến bé trai 7 tuổi hóc nghẹn và mất mạng
Thêm một trường hợp trẻ nhỏ tử vong vì hóc nghẹn hạt chôm chôm khiến các bậc cha mẹ phải cẩn thận hơn nữa vì sự an toàn của con em mình.
Có lẽ mùa hè bây giờ lại trở thành mùa lo lắng của các bậc cha mẹ, bởi đây là mùa mà các loại hoa quả, trái cây phát triển và chín rộ nhất trong năm. Các bé ngoài việc được thỏa thích ăn hoa quả thì nỗi lo của các bậc phụ huynh cũng tăng dần. Những ca hóc hạt quả đã từng xảy ra và không còn quá hiếm như hóc hạt nhãn, hạt vải…, nhiều trường hợp các bé đã không thể qua khỏi và tử vong ngay sau đó vì tắc nghẽn đường thở.
Không ai ngờ thứ quả yêu thích này lại đe dọa tính mạng của trẻ (Ảnh minh họa).
Cách đây ít ngày, lại có thêm một trường hợp hóc nghẹn hạt chôm chôm thương tâm xảy ra tại Malaysia càng khiến cho các bậc cha mẹ đứng ngồi không yên vì lo lắng cho sự an toàn của con em mình. Bé trai Mohd Fairuz, 7 tuổi, chiều ngày hôm đó đã đến trường để đợi mẹ. Mẹ của bé là cô giáo, và trong lúc ngồi đợi mẹ, bé đã ăn chôm chôm – một loại quả được trẻ nhỏ rất yêu thích vì hương thơm nhẹ, vị ngọt khá dễ ăn. Thế nhưng, không may trong lúc ăn bé đã vô tình nuốt phải hạt chôm chôm và bị hóc nghẹn. Khi được phát hiện thì bé Mohd Fairuz đã gần như bất tỉnh. Ngay lập tức mẹ bé và các thầy cô trong trường đã đưa bé đến trung tâm y tế gần đó để cấp cứu rồi chuyển lên bệnh viện. Nhưng do bị tắc nghẽn đường hô hấp quá lâu, bé trai đã tử vong trước khi đến được bệnh viện.
Sự việc đau lòng này đã khiến mẹ bé vô cùng suy sụp vì không thể ngờ rằng sinh mạng của con trai mình đã bị cướp đi chóng vánh chỉ trong tích tắc. Chị càng không thể tưởng tượng rằng hạt chôm chôm lại nguy hiểm đến vậy, cái chết của con trai chị là một cái giá quá đắt mà một người mẹ như chị chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Một trường hợp đau lòng khác cũng mới xảy ra cách đây không lâu tại Ấn Độ. Bé trai 12 tuổi bị hóc hạt chôm chôm và cũng không thể thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Cậu bé tên là Bharath, mặc dù đã 12 tuổi nhưng vẫn bị hóc hạt trong khi đang ngồi ăn chôm chôm cùng cả nhà. Mặc dù ngay sau đó bé được bố mẹ đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhà nhưng cũng không thể qua khỏi.
Không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc một mình mà không có sự giám sát (Ảnh minh họa).
Trên đây là một trong những tai nạn hóc nghẹn đáng tiếc xảy ra với trẻ nhỏ khi đang ăn uống. Hóc nghẹn là tai nạn có diễn biến nhanh và khó lường, khó thể gây tử vong cho trẻ chỉ trong thời gian khá ngắn. Cha mẹ cần nâng cao nhận thức về sự an toàn cho con em mình, đặc biệt không nên để trẻ tự ăn các loại quả trơn, dễ hóc một mình mà không có sự giám sát. Mùa hè là mùa có rất nhiều loại quả có tính chất nguy cơ cao gây hóc nghẹn cho trẻ, vì vậy việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ cũng phải đi kèm yếu tố an toàn.
Ngoài ra, các kĩ năng sơ cấp cứu cho trẻ nhỏ trong trường hợp bị hóc dị vật cũng rất cần thiết để cha mẹ có thể cứu được tính mạng của con. Những kĩ năng này vô cùng quan trọng và đóng vai trò cứu mạng trẻ. Phòng chống và cứu chữa luôn là hai hoạt động song hành trong việc chăm sóc và đảm bảo sự an toàn cho các bé.
Video đang HOT
Nguồn: Straitstimes, News
Theo Helino
Để ngăn chặn bệnh từ thực phẩm bẩn, đây chính là những điều bạn nên làm!
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, mỗi năm có hơn 9,4 triệu người mắc bệnh vì tiêu thụ thực phẩm bẩn.
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có hơn 100.000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015. Loại thực phẩm gây bệnh nhiều nhất là thịt gia cầm. Chúng là nguyên nhân khiến hơn 3.000 người phải nhập viện mỗi năm, tương đương 12% tổng số ca mắc bệnh.
Hơn 100000 người mắc bệnh do tiêu thụ thực phẩm bẩn vào năm 2009-2015.
Thịt lợn và rau củ là xếp ở vị trí thứ hai và thứ ba ngay sau thịt gia cầm về khả năng gây bệnh. Hai loại thực phẩm này ảnh hưởng tới hơn 2500 người mỗi năm, tương đương 10% tổng số ca mắc bệnh. Theo các chuyên gia phân tích, cá và sữa có khả năng gây bệnh nhiều hơn các nhóm thực phẩm khác. Tuy nhiên, các bệnh liên quan tới loại thực phẩm này lại ít ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể và thường không gây nguy hiểm.
Gần đây, ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp. Theo báo cáo, vi khuẩn E.coli trong thịt gia cầm sống là nguyên nhân chính gây tử vong.
Theo báo cáo và thống kê tử vong hàng tuần về dịch tễ đến từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ một con số nhỏ trong tổng 9,4 triệu trường hợp mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm được báo cáo mỗi năm.
Ngộ độc thực phẩm đã cướp đi sinh mạng của hai phụ nữ khi họ dùng bữa trưa ở khách sạn tại Hy Lạp.
Giữa năm 2009-2015, Mỹ đã phát hiện 5760 ổ dịch bệnh gia cầm. Dịch bệnh đã khiến 100.939 người mắc bệnh, 5,699 người phải nhập viện và gây 145 ca tử vong. Khu vực xuất hiện ổ dịch bao quát tới 50 tiểu bang Mỹ, trong đó bao gồm hai thành phố lớn là Washington D.C và Puerto Rico.
Virus, vi khuẩn và các loại độc tố khác là những nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh. Norovirus có khả năng tấn công cơ thể khi bạn cầm nắm và tiêu thụ thực phẩm nhiễm bẩn. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người nên tránh tiếp xúc trực tiếp với thức ăn bằng tay và rửa tay với xà phòng trước khi tiêu thụ thực phẩm.
Ngoài ra, Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus. Đây là loại vi khuẩn thường có mặt trong thịt gia cầm sống, trứng, thịt đỏ và các sản phẩm bị nhiễm bẩn. Dịch bệnh do Listeria, Salmonella và E.coli gây nên đã khiến 82% tổng số người mắc bệnh phải nhập viện mỗi năm.
Salmonella cũng là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh đứng sau virus.
Theo các báo cáo, ngộ độc thực phẩm thường xảy ra ở những địa điểm như nhà hàng, khách sạn. Các cơ quan tổ chức như trường học ít khi xuất hiện ổ dịch. Tuy nhiên, một khi ngộ độc thực phẩm tấn công, rất nhiều người sẽ bị ảnh hưởng.
Các vụ bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ thực phẩm đã được báo cáo lần đầu tiên vào những năm 1960 tại Mỹ. Tuy nhiên, mãi đến năm 2009, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ mới tiến hành công bố trên mạng. Báo cáo đã đề cập đến vài đợt bùng phát dịch bệnh bắt nguồn từ các loại thực phẩm như dưa chuột, trứng, dưa đỏ, táo caramel, bí và gia cầm.
Tất cả đều có khả năng mắc bệnh
Theo báo cáo tới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, dịch bệnh bùng phát bắt nguồn từ thực phẩm vẫn là bài toán nan giải, dù nước này đạt trình độ vệ sinh an toàn thực phẩm cao và có nhiều tiến bộ về y học. Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Byron Chaves-Elizondo, phó giáo sư kiêm chuyên gia tư vấn an toàn thực phẩm tại Đại học Nebraska-Lincoln cho biết, mọi người không thể hoàn toàn đổ lỗi cho thịt gia cầm. Cá, sữa hoặc rau củ cũng có khả năng gây bệnh.
Ngộ độc thực phẩm có thể xuất phát từ cácloại thực phẩm khác nhau ngoài thịt gia cầm sống.
Trên thực tế, mọi người có xu hướng ăn ở nhà hàng khi tổ chức các bữa tiệc hay mời khách. Thói quen này sẽ vô tình khiến bạn tiến gần hơn tới các bệnh do thực phẩm gây nên. Dù vậy, nấu ăn tại nhà cũng không thể bảo đảm hoàn toàn. Vi khuẩn có thể bám ở mọi thực phẩm nên nếu không biết cách chế biến sạch sẽ, chúng chắc chắn sẽ tấn công cơ thể bạn.
Biện pháp an toàn nấu ăn tại nhà
Hai giải pháp hiệu quả giúp bảo vệ an toàn thực phẩm là luôn nấu chín thịt gia cầm, thịt bò và giữ thức ăn thừa ở nhiệt độ thấp. Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm. Nấu chín thịt gia cầm ở 145 độ và thịt đỏ ở 160 độ sẽ giết chết hầu hết các tác nhân gây bệnh.
Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm làm từ trứng sống như mayonnaise, nước chấm salad và kem tươi. Nếu ướp thịt sống hoặc thịt gia cầm, hãy sử dụng tủ lạnh và không uống các loại nước trái cây để lâu đã mở nắp.
Đun nóng thức ăn là lựa chọn tuyệt vời để tiêu diệt mầm bệnh còn sót lại trong thực phẩm.
Mọi người cũng cần nâng cao cảnh giác với một số loại vi khuẩn có khả năng lây lan mạnh mẽ. Bạn không nên rửa trứng gà trước khi nấu vì nước còn sót lại trên bề mặt bồn rửa sẽ tạo môi trường lây lan vi khuẩn Salmonella và Campylobacter. Đồng thời, hãy thường xuyên vứt rác và làm sạch dụng cụ nấu ăn trong nhà bếp.
Bạn không nên sử dụng nước luộc gà vì chúng có thể chứa vi khuẩn Salmonella nếu con gà bị bệnh. Hơn nữa, hãy cách ly thịt gia cầm sống với các thực phẩm khác trong nhà bếp và sử dụng bao tay, thớt riêng trong quá trình chế biến. Cuối cùng, khi kết thúc quá trình chế biến, hãy rửa tay kỹ với xà phòng.
(Nguồn: Health)
Theo Helino
Chàng trai 26 tuổi sử dụng đến... 3 quả tim Jaren Winings đang sử dụng trái tim thứ ba trong cuộc đời. Sau khi trái tim thứ nhất trong cơ thể được thay, Winings đã sống nhiều năm với trái tim thứ hai. Mới đây, anh thay tim một lần nữa và sống với trái tim thứ ba. Ảnh minh họa Winings, 26 tuổi, mắc bệnh tim bẩm sinh và phải thay tim...