Harry Potter: Tìm hiểu về 10 loài rồng thuần chủng trong thế giới phù thủy (P.1)
Theo cuốn sách Fantastic Beasts & Where To Find Them, thế giới phù thủy gồm có 10 loài rồng thuần chủng.
Hình minh họa
Rồng có lẽ là loài sinh vật huyền bí nổi tiếng nhất mọi thời đại, và cũng là 1 trong những loài khó giấu mình nhất. Đối với thế giới phù thủy, rồng cũng nắm vai trò là 1 trong những loài sinh vật huyền bí nổi tiếng nhất, gây ớn lạnh sống lưng nhất và là 1 trong những loài đã tạo nên những ký ức vừa vui vừa ghê sợ nhất của Harry Potter.
Con cái thường to lớn và hiếu chiến hơn con đực, nhưng cho dù thuộc giới tính nào thì chúng cũng vô cùng nguy hiểm. Nếu bạn là 1 phù thủy cao tay ấn và đã được đào tạo thì hẵng nghĩ tới việc đối đầu với chúng, còn không thì hãy tránh xa chúng cả trăm mét cho chắc.
Theo cuốn sách Fantastic Beasts & Where To Find Them, mặc dù có thể có hàng chục loài rồng, nhưng trong số bao gồm cả các giống lai hiếm có. Thế giới phù thủy ghi nhận được chỉ có 10 giống rồng chính, thuần chủng bao gồm:
1. Antipodean Opaleye – Rồng Mắt Ngọc Châu Đại Dương
Rồng Mắt Ngọc là giống rồng bản địa của New Zealand, nhưng đã di cư đến Australia khi lãnh thổ sống bị thu hẹp. Khác với những giống rồng khác, chúng thích sống trong các thung lũng hơn là trên núi. Kích thước của chúng thuộc loại trung bình (khoảng hai đến ba tấn).
Loài này có tên là Mắt Ngọc là vì bởi đây là loài rồng đẹp nhất, với lớp vảy ánh ngọc và đôi mắt không tròng, lấp lánh nhiều màu.
Giống rồng này có thể phun lửa đỏ rực rỡ, nhưng bản thân chúng không hiếu chiến như các loài khác và gần như chỉ giết chóc khi đang đói. Thức ăn ưa thích của chúng là cừu hoặc các con mồi có kích cỡ lớn khác. Vào những năm 1970, hàng loạt vụ “thảm sát chuột túi” đã nổ ra bởi 1 con rồng đực, khi nó bị con cái đuổi khỏi lãnh địa.
Video đang HOT
Trứng rồng Mắt Ngọc có màu xám nhạt, đôi khi còn bị dân Muggle nhầm là hóa thạch.
2. Chinese Fireball – Cầu Lửa Trung Hoa (đôi khi được gọi là Long Sư)
Giống rồng phương Đông duy nhất này có ngoại hình đặc biệt ấn tượng. Vảy đỏ tươi, bóng loáng, có gai vàng kim viền quanh khuôn mặt bẹt, mắt đặc biệt lồi. Cầu Lửa được đặt tên theo ngọn lửa hình nấm phì ra từ lỗ mũi khi chúng tức giận.
Chúng nặng từ 2 đến 4 tấn, con cái to hơn con đực. Trứng có màu đỏ sẫm lốm đốm vàng kim, vỏ trứng rất có giá trị trong pháp thuật Trung Hoa.
Ngọn lửa của Long Sư
Mặc dù rất hiếu chiến, nhưng Cầu Lửa lại có xu hướng ôn hòa với đồng loại so với phần lớn những giống rồng còn lại, đôi khi còn chia sẻ lãnh thổ cho 1 hoặc 2 con khác. Cầu Lửa ăn hầu hết các loài thú có vú, đặc biệt thích thịt lợn và thịt người.
3. Common Welsh Green – Rồng Xanh xứ Wales
Rồng Xanh xứ Wales rất dễ ẩn mình trong những đồng cỏ tươi tốt nơi quê hương, mặc dù chúng thường làm tổ trên miền núi cao, nơi đã được khoanh vùng thành nơi bảo tồn cho chúng.
Giống với Mắt Ngọc, Rồng Xanh rất ít phá phách, chỉ thích săn cừu và chủ động tránh né con người trừ khi bị khiêu khích. Chúng phun lửa thành những tia mảnh.
Rồng Xanh xứ Wales sở hữu tiếng gầm du dương đến bất ngờ và dễ nhận biết. Chúng sở hữu những quả trứng có màu nâu đất, có đốm xanh lục.
4. Hebridean Black – Rồng Đen xứ Hebrides
Đây là giống rồng bản địa của Anh, hiếu chiến hơn Rồng Xanh rất nhiều. Chúng cần lãnh thổ rộng 1 trăm dặm vuông cho mỗi cá thể. Thân loài này có thể dài tới hơn 9 mét, vảy cứng sần sùi, mắt tím sáng rực, có 1 hàng gai ngắn nhưng sắc như dao cạo dọc sống lưng. Chúng có chóp đuôi hình mũi tên nhọn và cánh giống cánh dơi.
Rồng Đen thường chỉ ăn hươu nai, nhưng cũng bắt cả chó to và các loại gia súc. Để kiểm soát giống rồng này, gia tộc pháp sư MacFusty đã nhận trách nhiệm quản lý chúng.
5. Hungarian Horntail – Rồng Đuôi Gai Hungary
Được coi là giống rồng nguy hiểm nhất, rồng Đuôi Gai Hungary sở hữu khả năng phun ra hơi lửa dài hàng đầu trong các loài, với con số là hơn 15 mét. Chúng có vảy đen, đôi mắt vàng, sừng và gai đuôi màu đồng. Đuôi Gai vô cùng hiếu chiến, hung bạo, ăn bất cứ loài thú có vú nào nếu chúng tóm được, như dê, cừu và cả người.
Con Đuôi Gai ở kỳ thi Tam Pháp Thuật từng khiến Harry suýt bỏ mạng.
Trứng của loài này có màu xi măng và rất khó tách vỏ. Tuy nhiên, những con non có thể đập vỏ trứng dễ dàng để chui ra ngoài, bằng cách dùng cái đuôi đã mọc gai đầy đủ ngay từ lúc sơ sinh.
(Còn tiếp)
Theo Helino
Kịch tính mòng biển cướp mồi trắng trợn của hải âu
Chim mòng biển đã đè ngửa chim hải âu cổ rụt để cướp những con cá nhỏ trong miệng con vật.
Nhiếp ảnh gia Will Nicholls ghi lại cảnh tượng chim mòng biển lao vào tấn công và cướp thức ăn ngay trong miệng của chim hải âu cổ rụt trên đảo Farne ở Northumberland, Anh.
Mòng biển đè ngửa hải âu cổ rụt để cướp mồi. (Nguồn: Daily Mail)
Loài chim hải âu này có thể lặn sâu khoảng 60m để săn mồi. (Nguồn: Daily Mail)
"Tôi giật mình khi phát hiện một con chim mòng biển lao nhanh như tên bắn về phía chim hải âu cổ rụt đang tìm nơi trú ẩn", nhiếp ảnh gia Nicholls nói. "Trong vài giây, mòng biển đã đè ngửa con vật trên mặt đất và cướp những con cá nhỏ trong miệng nó".
Loài chim hải âu có thể lặn sâu khoảng 60m dưới mặt nước để săn mồi, trong khi chim mòng biển là loài ăn xác thối và rất hiếu chiến.
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Rùng mình cảnh chọi ngựa tàn khốc trên dãy Alps Cảnh chọi ngựa tàn khốc diễn ra khi những con ngựa được thả vào trong một vòng tròn rào chắn cẩn thận và tấn công nhau liên tục. (Nguồn Dailymail) Trong cảnh chọi ngựa tàn khốc này, những con ngựa đực khỏe mạnh, dũng mãnh nhất sẽ được đưa vào trong một vòng tròn do con người dựng nên, rào chắn cẩn thận....