Harry – Meghan cấm Australia đặt tên con cho máy bay
Nhà Sussex từ chối đề nghị đặt tên chiếc máy bay chữa cháy của Australia là Archie, với lý do con trai ‘chưa bước vào cuộc sống với các hoạt động vì lợi ích chung của xã hội’.
Vợ chồng Harry bế con trai ra mắt công chúng hồi năm ngoái. Ảnh: Mirror.
Chính quyền New South Wales muốn đặt tên chiếc máy bay chữa cháy của họ là Archie, nhằm đánh dấu việc nữ Công tước xứ Sussex tuyên bố có thai khi đang cùng chồng công du Australia hồi năm 2018.
Tuy nhiên, khi giới chức bang này gửi lời đề nghị chính thức, nhà Harry – Meghan đã ngay lập tức từ chối, Sydney Sunday Telegraph cho biết.
Video đang HOT
Trong thư hồi đáp, cặp vợ chồng hoàng gia cảm ơn chính quyền New South Wales bởi “lời đề nghị tử tế” này nhưng lịch sự từ chối với lý do “Archie chưa bước vào cuộc sống với những hoạt động vì lợi ích chung của xã hội”.
Trước yêu cầu này của nhà Sussex, chiếc 737 Large Air Tanker, máy bay giữ vai trò chủ chốt trong việc dập các vụ cháy rừng ở Australia trong năm nay, đã được đặt theo tên của Thống đốc bang New South Wales, bà Marie Bashir.
Chiếc 737 Large Air Tanker giữ vai trò chủ chốt trong chữa cháy rừng Australia trong năm nay. Ảnh: Mirror.
Thông tin nhà Sussex không đồng ý cho máy bay chữa cháy Australia đặt theo tên bé Archie được tiết lộ không lâu sau khi cặp vợ chồng tuyên bố thành lập quỹ từ thiện mới có tên Archwell, hồi tuần trước. Tên này được lấy cảm hứng từ con trai Archie, theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “hành động”.
Nhà Sussex công bố tên quỹ Archwell chỉ một ngày sau khi Nữ hoàng lên tiếng về đại dịch đang hoành hành ở Vương quốc Anh, khiến Thái tử Charles cùng nhiều lãnh đạo cấp cao như Thủ tướng Boris Johnson hay Bộ trưởng Y tế Matt Hancock nhiễm bệnh. Động thái này của họ bị dư luận chỉ trích, cho rằng chọn sai thời điểm khi nước Anh nói riêng và thế giới nói chung đều đang vật lộn để chống Covid-19.
Hướng Dương
Australia cấm dân ra nước ngoài
Australia tuyên bố cấm người dân ra nước ngoài và mở rộng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn Covid-19 lây lan.
Thủ tướng Scott Morrison cho hay việc cấm người dân ra nước ngoài tương đương với "Cấp 4: Không đi lại", trong thang cảnh báo của Australia, căn cứ Đạo luật An toàn Sinh học năm 2015.
"Chúng ta sẽ phải sống chung với virus này trong ít nhất 6 tháng", Morrison hôm 24/3 cảnh báo. "Ưu tiên cao nhất hiện giờ là các biện pháp cách biệt cộng đồng", ông nói thêm.
Australia đã công bố các biện pháp nhằm ứng phó Covid-19 như, đám cưới, đám tang không quá 10 người tham dự, phải giữ khoảng cách một người/4 m2 hoặc cách nhau ít nhất 1,8 mét.
Người dân đeo khẩu trang trên tàu điện ngầm ở New South Wales, Australia, ngày 24/3. Ảnh: Reuters.
Austrlia hôm nay ghi nhận thêm 429 ca nhiễm nCoV mới, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên hơn 2.300, trong đó 8 ca tử vong. Thống đốc bang Victoria hôm 24/3 cho rằng số ca nhiễm tăng nhanh có thể làm quá tải các phòng hồi sức tích cực, gây khủng hoảng với ngành y tế.
Giới chức nước này tỏ ra mất kiên nhẫn khi hàng nghìn người chống lại biện pháp "cách biệt cộng đồng" và đổ đến các bãi biển, quán rượu trước khi hàng loạt phương án kiểm soát mới được áp dụng.
Covid-19 xuất hiện ở 198 quốc gia và vùng lãnh thổ kể từ khi khởi phát tại Vũ Hán hồi tháng 12/2019, khiến hơn 420.000 người nhiễm, hơn 18.800 người chết khắp toàn cầu.
Mai Lâm
Hàng không đình trệ, các hãng cuống cuồng tìm chỗ đáp 20.000 máy bay Khi hàng không toàn cầu bị đình trệ vì Covid-19, các hãng hàng không phải vật lộn tìm chỗ đỗ cho hơn 20.000 máy bay với chi phí rất đắt đỏ. Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát làm tê liệt ngành hàng không, thế giới có khoảng 20.000 máy bay hoạt động luân phiên trên bầu trời khắp hành tinh. Hệ thống...