HarperCollins tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường xuất bản
Thỏa thuận trị giá 349 triệu USD mua đơn vị xuất bản thương mại của Houghton Mifflin sẽ giúp HarperCollins tăng sức ảnh hưởng trong thị trường sách.
HarperCollins, một trong 5 công ty xuất bản lớn nhất ở Mỹ, cho biết vào cuối tháng ba rằng họ đồng ý mua Houghton Mifflin Harcourt Books and Media.
Ảnh: HarperCollins .
Khả năng trở thành một trong hai đơn vị xuất bản lớn nhất ở Mỹ
Tin tức về vụ mua bán đã được The Wall Street Journal đưa trước đó.
Tờ New York Times bình luận bằng cách mua lại Houghton Mifflin, HarperCollins, thuộc sở hữu của Rupert Murdoch’s News Corp, sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn vì ngành xuất bản đang bị chi phối bởi “những người chơi lớn”.
Trong thập kỷ qua, ngành kinh doanh sách đã được chuyển đổi bằng cách hợp nhất các đơn vị xuất bản. Trước đó, làng sách chứng kiến sự hợp nhất của Penguin và Random House vào năm 2013. Sau đó, News Corp mua nhà xuất bản Harlequin và mua lại Perseus Books của Hachette Book Group.
Năm 2020, ViacomCBS đồng ý bán Simon & Schuster cho Penguin Random House với giá hơn 2 tỷ USD, trong một thỏa thuận thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý chống độc quyền và làm dấy lên lo ngại giữa nhà bán sách, tác giả và đại lý.
Một số nhóm hoạt động trong ngành sách, bao gồm Hiệp hội Những người bán sách Mỹ và Hiệp hội Tác giả, đã nói rằng thỏa thuận giữa Penguin Random House và Simon & Schuster có thể gây bất ổn cho ngành và khiến các tác giả có ít cơ hội hơn.
Video đang HOT
Một ấn phẩm nổi tiếng của HarperCollins. Ảnh: HC.
Một số nhà phân tích cảnh báo rằng trong vòng một thập kỷ hoặc lâu hơn, ngành công nghiệp sách Mỹ có thể chỉ còn lại hai công ty xuất bản lớn – Penguin Random House và HarperCollins.
Mike Shatzkin, người sáng lập và giám đốc điều hành của Idea Logical, một công ty tư vấn xuất bản, cho biết: “Càng ngày, hai đơn vị đó sẽ càng cạnh tranh cho những cuốn sách lớn, bởi vì họ sẽ là những người duy nhất có đủ khả năng chi trả”.
Ông Idea Logical nói thêm các nhà xuất bản còn lại “sẽ ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc tiếp tục có được loại đầu sách mới nổi tiếng giúp một nhà xuất bản phát triển”.
Đôi bên cùng có lợi
Việc bán khối sách thương mại của Houghton Mifflin sẽ tác động tới thị trường xuất bản khi ngành công nghiệp này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch.
Các nhà xuất bản đã chứng kiến một sự chuyển dịch lớn sang bán lẻ trực tuyến, với sự chi phối của những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon. Các cửa hàng lớn như Target và Walmart đã giành được thị phần bán sách, trong khi nhiều hiệu sách độc lập đang gặp khó khăn.
Đồng thời, khi ngày càng có nhiều người chuyển sang sử dụng sách để giải trí trong thời gian giãn cách, các nhà xuất bản được hưởng lợi từ doanh số bán hàng tăng vọt. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ, doanh thu năm 2020 tăng lên 8,6 tỷ USD, tăng gần 10% (theo dõi doanh thu từ khoảng 1.360 nhà xuất bản).
Bằng cách mua lại một nhà xuất bản thương mại hạng trung, HarperCollins có hơn 120 thương hiệu xuất bản và làm ra khoảng 10.000 đầu sách mới mỗi năm. Họ sẽ có danh sách bán hàng lớn hơn. HarperCollins cũng sẽ tiếp quản cơ sở kho hàng của Houghton Mifflin ở Indiana, tạo một dấu ấn phát hành lớn hơn.
Brian Murray, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của HarperCollins Publishers, cho biết: “Nhu cầu toàn cầu về sách – in ấn và kỹ thuật số – chưa bao giờ cao hơn hiện tại… Chúng tôi kỳ vọng sự tăng trưởng nhanh hơn của công ty hợp nhất”, Brian Murray nói.
Tranh của J.R.R. Tolkien, trước thuộc quyền xuất bản của Houghton Mifflin, nay HarperCollins có thể phát hành chúng tại Khối thịnh vượng chung Anh. Nguồn ảnh: HarperCollins.
Hiện nay, các nhà xuất bản làm sách giáo dục không có sự tăng trưởng, do việc đóng cửa các trường học trên khắp nước Mỹ đã cắt đứt nguồn doanh thu quan trọng. Theo Hiệp hội các nhà xuất bản Mỹ, doanh thu của các nhà xuất bản giáo dục đã giảm 10,9% vào năm 2020.
Houghton Mifflin, công ty công nghệ học tập lớn nhất trong thị trường từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, đã chứng kiến doanh số bán hàng của họ giảm vào năm ngoái do bộ phận giáo dục giảm mạnh, mặc dù doanh số bán hàng trong lĩnh vực xuất bản thương mại tăng mạnh.
Jack Lynch, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Houghton Mifflin, cho biết trong một cuộc phỏng vấn: “Năm ngoái và vẫn còn đến ngày nay, đại dịch đã thực sự phá vỡ nền giáo dục [...] Đó là một cơ chế bắt buộc để áp dụng công nghệ nhanh chóng”.
Công ty đã bán bộ phận xuất bản thương mại của mình vào mùa thu năm ngoái. Việc làm này nhằm mục đích tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi là xuất bản giáo dục và công nghệ, đồng thời trả nợ.
Erik Gordon, giáo sư tại trường Kinh doanh Ross thuộc Đại học Michigan, cho biết thỏa thuận này có khả năng tăng cường sức mạnh cho cả hai công ty.
Bằng cách bán các nhà xuất bản thương mại của mình, Houghton Mifflin có thể củng cố vị thế của mình trong lĩnh vực giáo dục. Trong khi đó, HarperCollins sẽ đạt được khoảng 7.000 đầu sách, bao gồm những tác phẩm bom tấn, thành công cả trên sách và chuyển thể phim ảnh.
Tuy nhiên, ông Gordon cảnh báo không giống như mua bán và sáp nhập trong các ngành công nghiệp khác, sự hợp nhất ngày càng tăng trong lĩnh vực xuất bản có thể gây ra hiệu ứng khó lường về văn hóa.
“Không phải tôi sẽ trả thêm một đôla cho một cuốn sách, mà là việc kiểm soát lĩnh vực ý tưởng bị hạn chế”, ông Gordon nói.
Trường đại học tư thục không được mở ngành báo chí
Bộ GD&ĐT vừa trả lời các cơ sở giáo dục đại học tư thục về việc đăng ký mở ngành xuất bản, báo chí.
Theo trả lời các trường đại học tư thục chiều 19/3, lãnh đạo Vụ giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết tại điểm 3 về thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp quan trọng đối với công tác báo chí xuất bản, trong chỉ thị số 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị khóa VIII về "Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản" nêu: "Đào tạo bồi dưỡng báo chí chủ yếu là trong nước, dưới sự thống nhất của Đảng và sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Không mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản ở các trường đại học dân lập, tư thục" .
Lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học khẳng định căn cứ vào quy định trên, các trường đại học dân lập, tư thục không được mở các khoa, lớp báo chí, xuất bản. Bộ GD&ĐT đề nghị các trường thực hiện đúng nội dung nêu trên.
Thực tế hiện nay, các trường đại học ngoài công lập tuy không được phép đào tạo ngành báo chí nhưng được phép đào tạo ngành quan hệ công chúng và truyền thông. Đây là ngành học cũng rất gần với báo chí.
Hiện cả nước có các cơ sở giáo dục đại học công lập sau được đào tạo báo chí:
Học viện Báo chí và tuyên truyền; hai trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hai ĐH Quốc gia; trường ĐH Văn hóa Hà Nội; trường ĐH Khoa học (ĐH Huế); trường ĐH Văn hóa nghệ thuật quân đội; trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên); trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng); trường ĐH Vinh.
Vừa qua, một số trường đại học ngoài công lập đã xin mở ngành báo chí, trong đó có trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
Lindsay Lohan bị kiện vì quỵt tiền Nhà xuất bản khẳng định nữ diễn viên Lindsay Lohan đã cầm tiền đặt cọc 356.000 USD để viết sách nhưng 6 năm nay chưa giao bản thảo. Trong đơn kiện gửi lên Tòa án tối cao Manhattan (New York) ngày 10/9, nhà xuất bản HarperCollins đòi Lindsay Lohan trả lại 365.000 USD (gần 8,5 tỷ đồng). Đây là khoản tạm ứng tiền...