Hấp dẫn và độc đáo hang Bua xứ Nghệ
Nghệ An không những nổi tiếng với hang Thẳm Ồm, Thẳm Chàng (tiếng Thái là Hang Voi), mà còn có hang Thẳm Bua ( hang Bua), được xem là một di tích lịch sử danh thắng cấp quốc gia, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước…
Tiếng Thái gọi hang động là Thẳm, nên người dân còn gọi tên hang Bua là Thẳm Bua (hang Sen). Hang Bua là một thắng cảnh đẹp của miền Tây Nghệ An, nằm trong dãy núi đá vôi “Phà Én” thuộc bản Na Nhàng, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 170km về hướng Tây Bắc. Núi “Phà Én” nằm ở phía Bắc dãy Trường Sơn, có nhiều hang động được hình thành trong quá trình kiến tạo địa tầng, nhưng hang Bua kỳ thú nhất và có diện tích lớn nhất. Đây là một di tích lịch sử gắn liền với những phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộcThái xưa và có thể là một trong những di tích khảo cổ học của Nghệ An. Lòng hang rất rộng, có nhiều măng đá, nhũ đá tạo nên những hình thù vô cùng sống động và có thể chứa được hàng trăm du khách. Điều đặc biệt là khi đến đây, khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng quang cảnh bên trong với những hình thù kỳ lạ, những hòn đá được kiến tạo một cách tự nhiên thành hình ông già thổi sáo, bộ cồng chiêng, cây cổ thụ bằng đá được đánh bóng, ruộng bậc thang… và những dụng cụ sinh hoạt thời xưa của cư dân Thái như bó lúa, cái liềm…
Tại hang còn lưu giữ nhiều khối hình tượng trưng những huyền thoại đặc sắc như Thần Núi (Phí-Pu-Phá-hủng) và Thần Nước (Phí-Nặm-Huồi-hạ) giao tranh; Chuyện tình Tạo Khủn-tinh và Nàng Ni… Di tích không chỉ cuốn hút đối với nhân dân trong vùng mà còn rất hấp dẫn với du khách thập phương. Cấu trúc hang Bua, bao gồm hai cửa kề nhau là Hang Lớn (Thẳm Ộm) nằm ở phía Tây Bắc, hang Bé (Thẳm Nọi) nằm ở phía Đông Nam. Trước cửa hang Lớn có hai tảng đá giống như hai con ếch đang canh. Cửa chính và cửa phụ có hình hoa sen (còn gọi là Boọc Bua) rất lạ mắt. Phía trước hang Bua là thung lũng Chiềng Ngam rộng lớn, cây cối xanh tốt quanh năm, bản làng sầm uất. Thung lũng này còn là nơi tụ cư của người Thái với những bản làng sầm uất, yên vui. Đây cũng là nơi gặp nhau của 3 con sông: Sông Quàng, sông Viết, sông Hạt để rồi hợp lưu thành sông Hiếu thơ mộng uốn mình chảy qua các huyện Quỳ Châu – Quỳ Hợp – Nghĩa Đàn đổ về sông Lam cùng xuôi ra biển Đông.
Video đang HOT
Theo sử sách ghi chép lại, vào năm 1937 vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn là Bảo Đại đã đến vãn cảnh hang Bua và tổ chức thi người đẹp ở đây. Từ đó, hàng năm ở hang Bua, cứ vào đầu xuân lại diễn ra các hoạt động lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc. Lễ hội hang Bua, được tổ chức từ ngày 18 và 19 tháng Giêng (ÂL) đã trở thành điểm hẹn của tình yêu đôi lứa. Các chàng trai cô gái thuộc dân tộc thiểu số của các huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Con Cuông về đây dự hội với những sắc áo và làn điệu dân ca của dân tộc mình. Đặc biệt có các điệu nhảy sạp, ném còn, thổi khèn, bắn nỏ thu hút nhiều du khách đến xem. Tại hang Bua còn tổ chức cuộc thi người đẹp vùng sơn cước rất độc đáo và lạ mắt.
Vào dịp lễ hội hang Bua thu hút khách thập phương bởi những bộ áo váy rực rỡ, những điệu khèn những khúc nhuôn, xuối, lăm dìu dặt thiết tha trên bãi cỏ, trong lều trại, bên ánh lửa bập bùng của nhà sàn… Tất cả hòa cùng âm thanh của núi rừng, hang động làm cho Hang Bua rực rỡ, sống động, say mê quyến rũ lòng người.
Vùng núi Tây Bắc Nghệ An còn chứa đựng nhiều vùng văn hóa hang động ở phủ Quỳ như văn hóa hang động tập trung trong các dãy núi đá vôi thuộc 4 huyện phía Tây Bắc Nghệ An: Nghĩa Đàn – Quỳ Hợp – Quỳ Châu- Quế Phong, nổi tiếng về các hang động với những phong tục tập quán lễ hội đặc sắc nhiều khung cảnh tự nhiên nên thơ và huyền thoại- là địa chỉ hẫp dẫn đối với du khách gần, xa thích du lịch sinh thái vào mùa hè.
Du lịch hang động - trải nghiệm hấp dẫn tại Bắc Kạn
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ và độc đáo, trong đó hệ thống hang động với vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ và những câu chuyện dân gian gắn liền, du lịch hang động tại Bắc Kạn đang trở thành trải nghiệm, điểm đến hấp dẫn đối với du khách.
Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình cacxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long, Thẳm Phầy... Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông. Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, những khối thạch nhũ kỳ vĩ và không khí trong lành, hệ thống hang động tại Bắc Kạn hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá.
Nhắc đến hệ thống hang động tại Bắc Kạn, không thể không nhắc đến động Hua Mạ - một thắng cảnh nổi tiếng thuộc khu vực Vườn Quốc gia Ba Bể. Hang động đá vôi này nằm bên dòng sông Lèng và thuộc bản Pác Ngòi, xã Quảng Khê, huyện Ba Bể.
Với độ cao 350m so với mặt nước biển, từ chân núi Cô Đơn, du khách theo các bậc cầu thang trên sườn núi dốc thoai thoải là tới cửa động. Động Hua Mạ có chiều dài tới hơn 700m, trần động có chỗ rộng và cao tới 40 - 50m, chứa đựng nhiều vách, nhũ đá lung linh kỳ vĩ. Bước chân vào động, không gian thoáng đãng do lòng hang rộng và thông nhau đã tạo cho du khách cảm giác mát mẻ, dễ chịu.
"Đến Bắc Kạn và khám phá hệ thống hang động nơi đây thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Những hang động như Puông, Hua Mạ mang lại cảm giác huyền bí và kỳ vĩ mà tôi chưa từng thấy ở đâu khác. Mỗi góc nhìn, mỗi tia sáng chiếu rọi đều tạo nên một bức tranh thiên nhiên độc đáo. Tôi hy vọng rằng nơi đây sẽ được bảo tồn và phát triển tốt hơn nữa để nhiều du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời này", chị Nguyễn Thùy Mến, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ.
Các động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn gần như đều gắn với truyền thuyết dân gian. Đơn cử như động Nàng Tiên (Na Rì), theo truyền thuyết, vào một ngày đầu Xuân, 7 nàng tiên từ trên trời xuống hạ giới để tắm mát, vãn cảnh ở con suối dưới chân núi Phja Trạng. Do mải ngắm cảnh sơn thủy hữu tình, hái hoa bắt bướm, trời tối lúc nào không biết, các nàng tiên không kịp bay về trời. Lúc đó, một người trần thế đến con suối này mò cua, bắt ốc dưới ánh trăng. Các cô tiên liền trốn chạy lên bìa rừng ẩn nấp. Thấy vậy, trời rủ lòng thương đã tạo ra động này để các cô tiên trú ngụ qua đêm. Từ đó, người dân đã đặt tên cho con suối đó là "Khuổi Hai" có nghĩa là suối trăng và nơi các nàng tiên trú đêm là động Nàng Tiên. Hai địa danh này đã được truyền lại cho tới ngày nay.
Hệ thống hang động tại Bắc Kạn không chỉ mang lại giá trị về mặt địa chất mà còn là nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, các hang động này có thể thu hút nhiều đối tượng du khách khác nhau, từ những người yêu thích khám phá, mạo hiểm đến những người quan tâm đến văn hóa, lịch sử.
Tuy nhiên, hiện các hang động chưa thực sự phát huy tiềm năng, chưa tạo điểm nhấn trong du lịch của tỉnh cũng như của vùng. Nguyên nhân chủ yếu do hạ tầng còn hạn chế, đường giao thông chưa phát triển hoàn thiện; nhiều đoạn đường khó đi, đặc biệt trong mùa mưa do đó du khách gặp khó khăn trong việc tiếp cận các điểm du lịch, giảm sức hấp dẫn của các tour du lịch khám phá hang động. Cùng với đó các cơ sở lưu trú, nhà hàng, và dịch vụ du lịch tại khu vực gần hang động còn hạn chế và chưa đạt tiêu chuẩn; du khách không có nhiều lựa chọn về nơi nghỉ ngơi và dịch vụ đi kèm, làm giảm trải nghiệm du lịch và khả năng quay lại. Nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch, đặc biệt là hướng dẫn viên chuyên nghiệp, còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến chất lượng dịch vụ du lịch không cao, làm giảm sự hài lòng của du khách và khả năng phát triển du lịch bền vững...
Để du lịch hang động trở thành một trải nghiệm hấp dẫn, cần chú trọng vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ và cơ sở hạ tầng. Điều này bao gồm việc xây dựng các tuyến đường thuận lợi, hệ thống chiếu sáng bên trong hang động, cung cấp hướng dẫn viên chuyên nghiệp và dịch vụ hỗ trợ du khách.
Du lịch hang động tại Bắc Kạn là một trải nghiệm hấp dẫn và đầy tiềm năng. Để phát triển bền vững, cần có sự kết hợp giữa khai thác hợp lý và bảo tồn hiệu quả. Chính quyền địa phương, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng cần chung tay để biến du lịch hang động trở thành một trong những điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Bắc Kạn. Chỉ khi đó, vẻ đẹp kỳ vĩ của hệ thống hang động mới có thể tỏa sáng và mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa cho vùng đất này.
Gành Đá Đĩa - Một thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo của Phú Yên Dọc bờ biển của đất nước Việt Nam có rất nhiều gành đá song có lẽ độc đáo và hấp dẫn vào bậc nhất phải kể đến gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vị trí trí này cách thị xã Tuy Hòa khoảng hơn 40km và cách thị trấn Chí Thạnh khoảng 11km về hướng...