Hấp dẫn lễ hội vật đối kháng cổ xưa 400 năm ở làng Sình
Ngày 28/2 nhằm mùng 10 Tết, lễ hội vật cổ xưa đã có từ 400 năm nay tại làng văn hóa Lại Ân (hay còn gọi tên cũ là làng Sình), xã Phú Mậu, huyện Phú Vang đã tiến hành nhằm chào đón một năm mới làm ăn thuận lợi, phát đạt.
Hội vật đối kháng này chia thành 2 buổi sáng và chiều. Buổi sáng là phần vật vòng loại, chiều là vòng bán kết, chung kết. Đầu tiên là các đô vật nhi đồng. Do lứa tuổi này có quá ít người nên chỉ đại diện 2 cặp vật để “lấy hên”. Tiếp đến là phần vật thiếu niên với sự tham gia của gần 30 đô vật, chọn ra 6 đô vật vào bán kết, mỗi đô vào bán kết phải vật thắng liên tiếp 2 đối thủ.
Hấp dẫn nhất vẫn là phần vật thanh niên với sự tham gia của khoảng 40 đô, mỗi đô vào bán kết phải thắng liên tiếp 3 đối thủ, đòi hỏi phải có sức lực tuyệt vời, độ dẻo dai và thông minh khi vật. Do không giới hạn hạng cân, chỉ chia ra 3 lứa tuổi nên có nhiều đô “bự con” hơn chiếm ưu thế. Nhưng đó không phải là tất cả khi các đô tuy nhỏ hơn, nhưng do có kinh nghiệm, sự lanh lẹ và dùng thế đúng cách đã lọt vào bán kết.
Trai làng giằng co nhau trên sân cát với nhiều thế vật võ đẹp mắt
Luật chơi được đặt ra là đô thắng phải vật đô thua “lấm lưng trắng bụng” (tức là lưng hay toàn bộ hai vai và một phần lưng) chạm cát. Có nhiều pha vật tưởng chừng đã chắc ăn, nhưng người bị vật vì nhanh nhẹn đã dùng đầu chống rồi bật người qua trái, phải cứu thua bất ngờ. Một số trận căng thẳng diễn ra bất phân thắng bại phải cho đấu tiếp.
Theo luật, đô nào uống bia rượu sẽ không được lên sàn đấu. Riêng các đô vật đã thắng các giải phòng trào, tỉnh, quốc gia, quốc tế cũng không được tham gia nhằm tạo sân chơi cho các đô khác. Ban tổ chức cũng quy định cấm các đòn khóa cổ, bẻ khớp, dùng đầu húc nhau, nắm tóc, chọc tay – vẩy cát vào mắt, chọc vào “chỗ kín” đối thủ nhằm hạn chế sự nguy hiểm. Riêng các đòn ngáng ngã đối thủ bằng chân, quật theo kiểu Judo được cho phép nhằm tạo sự đa dạng động tác bổ trợ cho môn vật đối kháng.
Theo cụ ông Nguyễn Văn Huệ, Phó ban Hội đồng tộc trưởng làng văn hóa Lại Ân (làng Sình), hội vật của làng đã có từ 400 năm nay từ thời chúa Nguyễn vào đầu Xuân ngày mùng 10 tết. Mục đích là chọn ra trai tráng nhằm tuyển chọn vào binh lính của triều đình chống giặc ngoại xâm. Bên cạnh đó, hội vật nhằm kích thích tinh thần người dân rèn luyện sức khỏe, học võ. Nếu năm nào vật tưng bừng với nhiều cặp vật hay, hấp dẫn thì cả năm dân làng tin tưởng sẽ làm ăn phát đạt. Khi hội vật kết thúc là dân làng xếp lại ngày tháng ăn chơi tết, bắt đầu công việc đồng áng cho một năm mới.
Hội vật năm nay ghi nhận sự tham gia của rất nhiều đô vật từ các huyện xa khác như Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy – bên cạnh huyện quen thuộc là Phú Vang, Quảng Điền và TP Huế. Tiết trời nắng ấm nhẹ đã làm cho không khí đầu xuân thêm tuyệt vời trong những trận đấu hấp dẫn, tạo cho mọi người sự phấn khích tràn đầy năng lượng mới. Khá nhiều nhà hảo tâm đã ủng hộ, thưởng thêm cho đô vật thông qua ban tổ chức làm cho các đô vật thi đấu rất sung sức, cống hiến hết mình.
Dưới đây là chùm ảnh và video do PV Dân trí thực hiện:
Các cháu nhi đồng vật rất sung…
… và được ban tổ chức đánh giá cao nhất mọi năm. Hiện phong trào học vật đã được phổ biến ở một số trường các vùng quê tại Huế nhằm ươm mầm VĐV tương lai cho tỉnh nhà
2 đô thiếu niên đầu tiên lên sới vật
Vờn nhau để tìm các điểm yếu của đối thủ
Đô đai đỏ dùng sức mạnh nhấc bổng đô đai xanh lên khỏi mặt đất
Video đang HOT
Và quật xuống – một động tác cơ bản tuyệt đẹp của vật
Tuy nhiên đô vừa bị quật xuống đất dùng sức chống đỡ trước sức công phá của đô nằm trên đang tìm cách lật ngửa mình
Kẹp cổ ghì người đối phương xuống đất
Nhiều động tác dũng mãnh làm cát bay tung tóe sới vật
Dùng tay ôm phần vai và chân để lật người đối thủ
Một pha vật thắng khi đô trên làm cho đô dưới “lấm lưng trắng bụng”
Phần tranh tài buổi sáng để chọn các đô giỏi nhất vào bán kết chiều quá hấp dẫn hơn nhiều năm trước – báo hiệu 1 năm mới thuận lợi đến với dân làng Sình
Vật Sình hấp dẫn bởi sự đối chọi của những đối thủ ngang tầm ngang sức với sức khỏe tự nhiên của trai làng cường tráng
1 “huấn luyện viên” đang “chỉ bài” cho học trò mặc quần xanh dương của mình cách lật đối thủ chạm lưng xuống cát
Một pha dùng chân ghì cổ hợp lệ và ưỡn vai để lưng khỏi chạm đất đẹp mắt của đô đai đỏ nằm dưới
Động tác của đô đai xanh dùng 1 thế quật của Judo để quăng đối thủ xuống cát
Sau đó là ghì đối phương chặt, dùng lực tay và người tì tới đẩy đối phương dính lưng hẳn xuống cát
Nhiều cặp đấu ở hạng thanh niên diễn ra không cân sức về trọng lượng do có nhiều đô to đến hơn cả 100kg (đô ghì phía trên)
Tuy nhiên, một số đô nhỏ cân với sự linh hoạt hơn cộng thông minh trong phán đoán tình huống đã tìm cách để vẫn có thể lật đối phương từ chân hay lừa thế phản đòn…
…để giành chiến thắng thuyết phục. Tuy thua nhưng các đô rất vui vẻ vì tinh thần thượng võ
Những hình ảnh toàn cảnh của Hội vật làng Sình có tuổi đời đã 400 năm nay
Đại Dương
Theo Dantri
Ngư dân "xông biển" cầu may đầu năm
Những ngày đầu năm mới, nhiều ngư dân ở vùng biển huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa lại náo nức ra khơi "xông biển". Tục đi biển ngày đầu năm của ngư dân là hy vọng một năm mới làm ăn phát đạt, mưa thuận gió hòa...
Như một phong tục đẹp của ngư dân vùng biển từ bao đời nay, trong những ngày đầu năm mới, gia đình nào đi biển đều chọn một ngày đẹp nhất trong 3 ngày Tết Nguyên đán để thực hiện một chuyến ra khơi. Chuyến ra khơi đánh bắt cá đầu tiên trong năm mới này chủ yếu là để cầu may, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, thuận buồm xuôi gió, làm ăn phát đạt.
Ngư dân chuẩn bị ngư lưới cụ cho chuyến vươn khơi xông biển.
Khi không khí xuân đã chạm vào lòng người, khi mọi nhà, mọi người đang tưng bừng không khí xuân của một năm mới vừa đến. Đây cũng là lúc những ngư dân của xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa lại náo nức chuẩn bị ngư lưới cụ để chuẩn bị cho ngày ra khơi "xông biển" vào sáng sớm ngày đầu năm mới.
Năm nay gia đình nhà anh Lê Văn Quang, ở thôn Thành Xuân, xã Hoằng Trường chọn ngày mùng 1 Tết để thực hiện chuyến xuất hành ra khơi "xông biển". Anh Quang cho biết, năm nay, với anh ngày mùng 1 đầu năm mới này là ngày đẹp nhất trong năm, chính vì thế anh chọn để ra khơi xông biển.
Thời tiết ngày mùng 1 Tết năm mới Ất Mùi cũng rất thuận lợi, không mưa, trời hửng nắng, biển rất bình yên. "Chuyến ra khơi "xông biển" đầu năm mà có thời tiết tốt như thế này báo hiệu một chuyến ra khơi sẽ có nhiều lộc cho cả năm", anh Quang vui mừng chia sẻ.
Với những ngư dân quê biển, vươn khơi ngày đầu năm mới để cầu may mắn cho một năm.
Cũng theo anh Quang, tục ra khơi xông biển ngày đầu năm đã có từ lâu đời đối với những ngư dân quê biển. Không chỉ gia đình anh mà nhiều gia đình khác làm nghề đánh bắt cá trên biển cũng có tục "xông biển" trong ngày Tết.
Tùy từng năm mà chọn lấy một ngày đẹp để ra khơi xông biển, "việc chọn ngày xông biển cũng phải suy đo tính toán sao cho hợp ngày lành tháng tốt, hợp tuổi với gia chủ thì chuyến ra khơi đó mới có được kết quả và là dấu hiệu tốt cho một năm làm ăn mới", anh Quang nói.
Việc được nhiều hay ít tôm cá trong chuyến đi vươn khơi ngày đầu năm mới thì những ngư dân đều gọi là phát lộc. Tức là điềm lành báo hiệu một năm mới ăn nên làm ra, tôm cá đầy thuyền...
Những mẻ lưới đầu tiên vào bờ mang theo nhiều may mắn.
Cũng vì đi biển để cầu may nên việc mua bán trong ngày này cũng diễn ra rất nhanh nhẹn. Khi được lộc biển mang về gia chủ để lại một ít ăn, còn lại đem bán lấy lộc. Khi mua "lộc biển" ngày đầu năm này, cả người bán lẫn người mua không chú trọng vào giá cả, ai cũng mong việc mua bán được diễn ra suôn sẻ, như vậy, năm mới làm ăn mới phát đạt.
Không khí ngày xuân tưng bừng đến từng ngõ xóm, từng gia đình ở quê biển. Trong niềm vui xuân mới đó, khi được hỏi về tục đi biển của người dân quê mình, ông Trần Văn Thiết, xã Hoằng Trường không dấu được niềm vui: "Đã là ngư dân đi biển thì hầu hết gia đình nào cũng ra khơi "xông biển" để lấy lộc đầu năm trong năm mới. Dù ngư lưới cụ đã được giặt sạch sẽ, cất cẩn thận để nghỉ Tết từ trước đó nhiều ngày, nhưng đến sáng mùng một Tết, sau khi cúng ông bà tổ tiên, chúc Tết ngày đầu năm xong, các ngư dân lại chuẩn bị đồ nghề đi "xông biển". Đây được xem là việc làm không thể thiếu trong ngày đầu năm của ngư dân biển".
Cùng chia nhau lộc biển.
Vừa chuẩn bị đồ nghề, ngư lưới cụ cho chuyến "xông biển" năm mới này, ông Thiết chia sẻ tiếp: "Tục xông biển đầu năm lấy may của ngư dân địa phương có từ bao đời nay. Khi xưa ông bà đi biển cũng có tục này và giờ lại truyền lại cho con cháu đến hôm nay".
Cũng theo ông Thiết, cả một năm ngư dân biển lao động vất vả mưu sinh vì miếng cơm manh áo. Bám biển kiếm tôm cá, ngày Tết là ngày nghỉ ngơi nhưng đó cũng chính là những ngày dành thời gian cầu mong cho năm mới được mưa thuận gió hòa để làm ăn. "Người nông dân thì mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Còn ngư dân chúng tôi thì mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng mới làm ăn yên ổn được", ông Thiết chia sẻ..
Thái Bá
Theo Dantri
Cứu sống 10 thuyền viên trên tàu cá bị chìm Ngày 3/1/2015, theo tin từ xã Phú Hải, huyện Phú Vang cho biết, 1 tàu cá của xã cùng với 3 tàu cá xã Vinh Thanh (cùng huyện Phú Vang) đã cứu sống thành công 10 thuyền viên của 1 tàu cá bị chìm trên biển. Vào khoảng 12h40 ngày 2/1, tàu đánh cá số hiệu TTH-95141 do ông Huỳnh Văn Hưng (trú...