Hấp dẫn các điểm du lịch cộng đồng ở miền Tây xứ Thanh
Khu vực miền Tây xứ Thanh là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Chính vì vậy, ở đây còn lưu giữ được khá nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ phong tục, tập quán, các làn điệu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian…
Đây cũng là điểm nhấn để các địa phương đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, tạo sức hấp dẫn đối với du khách.
Điểm du lịch cộng đồng Lê Niên Glamping.
Khi trời dần tối, cũng là lúc anh Lê Văn Niên, người xây dựng điểm du lịch cộng đồng Lê Niên Glamping ở thôn Cây Nghia, xã Xuân Thái (Như Thanh) cùng một số nhân viên bắt đầu chuẩn bị các món ẩm thực để phục vụ khách du lịch. Vừa làm, anh vừa tâm sự: “Tận dụng lợi thế của địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống nên còn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống như khua luống, nhảy sạp… Hơn nữa, phong cảnh thiên nhiên ở thôn cũng khá đẹp, mát mẻ rất thích hợp cho việc phát triển du lịch cộng đồng. Do đó, tôi đã quyết định đầu tư mua sắm lều, bạt, loa đài, máy phát điện, bàn ghế… để xây dựng điểm du lịch cộng đồng Lê Niên Glamping”.
Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng lượng khách du lịch đến Lê Niên Glamping khá đông. Đến đây, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động như giao lưu văn hóa – văn nghệ với bà con dân tộc Thái, Mường; chèo thuyền, đánh bắt cá trên sông Mực; ngắm cảnh thiên nhiên, ruộng bậc thang, thưởng thức ẩm thực của miền núi như các loại thịt nướng, ốc, cua, cá sông…
Là khách du lịch đến Lê Niên Glamping, chị Trương Thị Hà ở TP Hà Nội, cho biết: “Tôi rất thích đến những điểm du lịch cộng đồng như Lê Niên Glamping. Đến đây, tôi được khám phá nhiều nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường, được trải nghiệm nhiều hoạt động cắm trại, ngắm cảnh thiên nhiên… Tối đến, đội văn nghệ của làng sẽ phục vụ du khách những tiết mục hát múa đặc sắc của dân tộc mình. Du khách cũng có thể cùng nhảy múa, ca hát với bà con. Không khí trong lành, thơ mộng, người dân hiền hòa mến khách nên tôi rất ấn tượng và chắc chắn sẽ quay lại đây”.
Bản Đôn, xã Thành Lâm (Bá Thước) cũng là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách. Đa số du khách đến đây đều có ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo, lối sống thân thiện của người dân địa phương. Chị Nguyễn Mai Anh, du khách đến từ TP Thanh Hóa, chia sẻ: “Bản Đôn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn, nhiều trải nghiệm thú vị, chi phí cho chuyến đi cũng tương đối thấp, nên vào dịp nghỉ lễ, tết, hay cuối tuần tôi cùng gia đình, nhóm bạn bè thường hay đến đây để tham quan, ngắm cảnh. Điều tuyệt vời nhất khi đến đây là được trải nghiệm văn hóa ngủ nhà sàn, thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân tộc, được khám phá thiên nhiên, tham gia các hoạt động đi bộ xuyên rừng, leo núi…”.
Ông Hà Văn Thược, người làm homestay tại bản Đôn cho biết: Trong những năm qua, du khách tìm đến tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại bản Đôn khá đông, trong đó có rất nhiều du khách nước ngoài. Sở dĩ, bản Đôn tạo sức hút du khách là nhờ sự kết hợp hài hòa giữa du lịch và văn hóa, tạo điều kiện cho du khách trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân địa phương. Du khách có thể tham gia vào các hoạt động như tham quan nhà sàn truyền thống, tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng, thưởng thức các món ăn đặc sản, cùng người dân đánh bắt cá trên sông.
“Để đáp ứng nhu cầu của du khách, gia đình tôi đã xây dựng homestay nhà sàn truyền thống. Đồng thời, tập trung mở rộng, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ nhưng vẫn mang đậm tính truyền thống để du khách trải nghiệm. Đặc biệt, chú trọng giới thiệu nền ẩm thực phong phú và độc đáo của dân tộc Thái. Nhờ đó, homestay thu hút được khá đông du khách đến tham quan, lưu trú” – ông Thược nói.
Video đang HOT
Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng tại bản Bút (Quan Hóa).
Khu vực miền Tây xứ Thanh vốn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch cộng đồng, với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, thảm thực vật và quần thể động vật phong phú. Tận dụng lợi thế đó, nhiều địa phương đã đầu tư phát triển du lịch, mang lại hiệu quả cao như: Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước), Khu du lịch cộng đồng bản Mạ (Thường Xuân), điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Bút (Quan Hóa)… Mỗi điểm du lịch cộng đồng mang đặc trưng bản sắc của mỗi dân tộc, đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, được tận hưởng sự bình yên của làng quê, phong cảnh thiên nhiên, khám phá không gian văn hóa, sự mến khách của người dân địa phương. Bên cạnh đó, ngoài việc khai thác, phát huy yếu tố văn hóa bản địa vào phát triển du lịch cộng đồng, thì việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ cũng dần được các điểm du lịch cộng đồng quan tâm thực hiện. Từ đó góp phần tạo thêm sức hấp dẫn, đưa các điểm du lịch cộng đồng ngày càng phát triển, trở thành “điểm hẹn” cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
Mê đắm đảo Mê
Đảo Mê vẫn còn giữ được vẹn nguyên những vẻ đẹp hoang sơ vốn có, sở hữu thiên nhiên xanh mát, không khí trong lành.
Được thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, đảo Mê được coi là "hòn ngọc xứ Thanh" đang dần trở thành điểm du lịch - trải nghiệm hấp dẫn, thu hút du khách.
Hoàng hôn tại "Thập bát mã sơn"
Quần đảo Hòn Mê (thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa) cách đất liền khoảng 11km. Quần thể đảo có tổng diện tích khoảng 450ha. Trong đó, đảo Mê có diện tích 420ha, diện tích còn lại là các đảo nhỏ.
Hòn Mê là 1 trong 16 khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam được đánh giá cao là nơi có giá trị về đa dạng sinh học và sinh cảnh. Đây cũng là hòn đảo lớn nhất và duy nhất có rừng và động vật hoang dã cư trú. Theo lời người dân ở đảo, xưa kia Hòn Mê có tên là đảo Vị. Nguyên do là khi đứng trên dãy núi gần đó nhìn ra biển, bạn sẽ được nhìn thấy 18 hòn đảo nhỏ xếp thành hình giống như chữ Vị. Đảo Hòn Mê còn được biết đến với tên gọi khác là Thập bát mã sơn (nghĩa là 18 con tuấn mã). Khi trời yên biển lặng, bạn đứng từ trên cao nhìn xuống có thể thấy 18 hòn đảo lớn bé trông giống như một đàn ngựa đang thong dong gặm cỏ giữa thảo nguyên bao la. Ngoài đảo chính là đảo Mê, còn có nhiều đảo như: Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc, Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Nếu trong, Hòn Nếu ngoài, Hòn Bò, Hòn Vàng, Hòn Sảnh, Hòn Đót...
Trải qua nhiều biến thiên của thời gian, nhưng đảo Mê vẫn còn giữ được vẹn nguyên vẻ đẹp hoang sơ. Toàn bộ đảo Hòn Mê được bao phủ bởi những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn và được đánh giá cao là nơi có giá trị đa dạng sinh học và sinh cảnh. Đây cũng là hòn đảo lớn nhất và duy nhất có rừng và động vật hoang dã cư trú với hơn 400 loài thực vật và nhiều loại động vật cư trú. Trong đó có nhiều cây gỗ quý như: Sến, Kim giao, lim, cây làm đồ mỹ nghệ như song, mây, đót và hơn 100 loài cây thuốc nam có giá trị. Mặt khác, hòn đảo là một trong 5 bãi khai thác, đánh bắt hải sản nổi tiếng và lớn nhất khu vực vịnh Bắc Bộ. Ở đây rất nhộn nhịp, thủy, hải sản đa dạng, nhiều nhất là mực và tôm hùm.
Đảo Mê - mê đắm lòng người. (Ảnh: Anh Phát) |
"Hòn ngọc xứ Thanh" - báu vật tiềm ẩn
Trước đây, Hòn Mê chưa được khai thác du lịch, vì nó vốn là khu vực quân sự, ít dân cư sinh sống. Đây được coi như tấm lá chắn từ phía biển của vùng đất Thanh Hoá, nơi các thế hệ cán bộ, chiến sĩ nối tiếp nhau giữ đảo từ những năm chống Mỹ cho đến những năm tháng đất nước hoà bình. Các chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn hỗn hợp bảo vệ đảo vẫn ngày đêm làm nhiệm vụ, như những đôi mắt thức canh giữ cho đất liền.
Được coi là một báu vật tiềm ẩn, đảo Mê là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thích du lịch, muốn khám phá những vùng đất còn nguyên vẹn, hòa mình vào thiên nhiên. Theo kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển tuyến du lịch đường thủy sẽ thực hiện xây dựng hệ thống an toàn giao thông đường thủy trên các tuyến du lịch đường biển. Dự án cơ sở hạ tầng khu du lịch sinh thái đảo Mê, bến tàu thuyền, nước ngọt hứa hẹn trở thành một điểm du lịch mới thu hút khách và kích thích ngành du lịch Thanh Hóa.
Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Mê - Khu kinh tế Nghi Sơn theo hướng kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, đưa dự án Khu du lịch sinh thái đảo Mê vào danh mục thu hút đầu tư.
Bến du thuyền với tổng số vốn đầu tư lên đến trên 200 tỷ đồng đã được vận hành để chính thức đưa tour du lịch Nghi Sơn - đảo Mê đi vào hoạt động, đem lại nhiều trải nghiệm mới thú vị cho du khách tại Thanh Hóa. Ông Lê Hồng Đạo - Giám đốc Công ty Dịch vụ khách sạn Anh Phát cho hay, Công ty đã tổ chức nhiều đoàn khảo sát và thực hiện đầu tư cải tạo nơi lưu trú trên đảo sức chứa khoảng 100 khách/đêm với tiêu chuẩn 2 - 3 sao và luôn hướng tới du lịch xanh, sạch, đẹp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của đảo Mê.
Việc đưa vào khai thác tour du lịch Nghi Sơn - đảo Mê, là điểm đến mới lạ ở xứ Thanh, khiến đảo Mê ngày càng được nhiều người biết đến và có mong muốn được khám phá hòn đảo xinh đẹp này. Các nhà đầu tư đã xây dựng hệ thống cơ sở vật chất với các hạng mục, như: Bến thuyền, tàu cao tốc... tạo điều kiện xây dựng Hòn Mê trở thành điểm du lịch đa dạng các trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
Du khách lên tàu khởi hành ra đảo Mê. Trong thời gian di chuyển khoảng 45 phút, du khách được thả hồn mình hòa cùng gió và sóng biển, được tận hưởng không khí trong lành và lưu giữ những tấm hình "cực phiêu" khi ngắm cảnh hòn Hòn Bung, Hòn Cháy, Hòn Ruộc, hai đảo Hòn Diêm, Hòn Miệng, Hòn Buồm, ba đảo Hòn Sổ, Hòn Sập, Hòn Nếu trong, Hòn Nếu ngoài, Hòn Bò, Hòn Vàng, Hòn Sảnh, Hòn Đót.
Du khách được dâng hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ đảo Mê. Công trình là dấu mốc kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ 27/07 và cũng là nơi ghi danh 51 chiến sỹ đã hi sinh trên đảo vì độc lập tự do của Tổ quốc. Sau đó du khách tự do tản bộ xuống khu đại pháo, xe đón khách tại cửa nhà chính khu đại pháo. Du khách di chuyển trở lại bãi biển, nghỉ ngơi và thưởng thức ẩm thực buổi trưa tại đảo Mê.
Du khách dâng hương và chụp hình lưu niệm tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại đảo Mê. (Ảnh: Anh Phát) |
Du khách di chuyển thăm và dâng hương tại vị trí máy bay trực thăng rơi để tưởng nhớ 16 liệt sĩ Quân khu IV bị tai nạn rơi máy bay tại đảo Mê năm 2005. Du khách di chuyển đến ngọn hải đăng để thăm quan. Du khách sẽ vô cùng phấn khích được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ ngọn hải đăng nơi đầu sóng, ngọn gió. Ngọn hải đăng được xây dựng dưới thời Pháp thuộc thuộc quản lý của Công ty An toàn hàng hải Bắc Trung Bộ. Nó đóng vai trò thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam và vận hành giúp các tàu thuyền di chuyển trên biển được an toàn. Với chiều cao 18,5m, 81 bậc, chiều cao 155m so với mực nước biển du khách hoàn toàn bị thu phục bởi vẻ đẹp hùng vĩ mà không nơi đâu có được.
Trong khi tham quan đảo Mê, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm tại đây như: chèo thuyền Kayak, đi xe motor nước, lướt ván, câu cá, lặn biển ngắm san hô, cắm trại, đốt lửa trại, đi bộ trên cầu khỉ, đắm mình trong làn nước trong xanh, ngắm hoàng hôn trên đảo...
Du khách được thưởng thức bữa tối đặc sản đảo Mê với tiệc BBQ với không gian ngoài trời thoáng đãng. Sau khi ăn tối, du khách tham gia chương trình đặc biệt "Đêm lửa trại" trên bãi biển, cảm nhận được không khí trẻ trung vui nhộn, hoà mình vào sóng biển đảo Mê. Đặc biệt, du được khách được thỏa lòng thể hiện những bài hát, điệu nhảy, cùng các trò chơi xây dựng tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên trong đoàn.
Bên cạnh đó, du khách được trò chuyện, trải nghiệm sinh hoạt, khám phá cuộc sống của các chiến sĩ đảo Hòn Mê. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, bộ đội đảo Mê còn tích cực tăng gia, chăn nuôi, bảo đảm đời sống bộ đội. Dù điều kiện đảo xa không thuận lợi cho việc canh tác, cán bộ, chiến sĩ đảo Mê vẫn tổ chức vườn tăng gia với nhiều chủng loại phong phú, bổ sung nguồn rau xanh cho nhà bếp.
Du khách được đón ánh bình minh trên đảo. Không gì tuyệt vời hơn khi du khách được cảm nhận không khí trong lành của biển sau khi thức dậy, được ngắm nhìn vẻ đẹp hoang sơ nhưng không kém phần hùng vĩ của nơi đây. Du khách được thưởng thức bữa sáng tại nhà hàng trên đảo.
Tàu khởi hành về đất liền, trên đường về du khách được ghé thăm lồng nuôi và mua sắm hải sản được ngư dân nuôi trồng. Đảo Mê đẹp đến mê mẩn khiến du khách phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp được ví như tiên cảnh của Thanh Hóa "sơn thủy hữu tình" hiếm có.
T hêm yêu Tổ quốc tươi đẹp. (Ảnh: Anh Phát) |
Sau khi mê đắm tại đảo Mê, du khách có thể ghé thăm làng du lịch Yên Trung (Nghi Sơn, Thanh Hóa). Làng du lịch Yên Trung đem tới du khách cảm giác được về một vùng quê yên bình, tĩnh lặng với những trải nghiệm dân gian xưa cũ. Nơi gợi cho ta nhớ về một thời thơ ấu với ruộng lúa, kênh rạch, ao cá đã trải qua bao thế kỷ. Nơi những người con xa quê được trải nghiệm cuộc sống của miền quê nghèo Việt Nam như cưỡi trâu, cưỡi ngựa, cấy lúa, trồng cây, bắt cá.
Du khách còn được tham quan thành phố nghệ thuật Monaco Nghi Sơn đã được xây dựng và hình thành tại Khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều hạng mục như: Khách sạn, khu thể thao (sân tập golf, tennis, bóng đá, bi-da...), trường đua go kart đẹp nhất khu vực miền Bắc với diện tích hơn 10.000m2, tổng chiều dài lên tới 800m, đường trải nghiệm xe địa hình ATV xuyên núi Xước dài 8km, quảng trường trượt cỏ, trường bắn súng sơn, chèo thuyền kayak trên hồ Quế Sơn... Bên cạnh đó, du khách có thể tham quan giếng thần cổ tương truyền có từ thời Vương triều Lý và đền Thần nằm dựa lưng vào núi Xước.
Kỳ Hôn (Tiền Giang) - Điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ...