Hao tổn binh lực, IS tung video tuyển người khuyết tật
IS mới phát hành một đoạn video với nội dung là 2 chiến binh Thánh chiến câm điếc kêu gọi người khuyết tật phương Tây gia nhập tổ chức.
IS mới phát hành một đoạn video với nội dung là 2 chiến binh Thánh chiến câm điếc kêu gọi người khuyết tật phương Tây gia nhập tổ chức.
IS mới phát hành một đoạn video tuyên truyền với nội dung thuyết phục công dân các nước phương Tây tới gia nhập tổ chức này. Điều đặc biệt là nội dung tuyên truyền được truyền tải bằng ngôn ngữ cử chỉ của người khuyết tật, do 2 chiến binh Hồi giáo câm điếc thực hiện.
Đoạn video nói trên mang theo thông điệp những người khuyết tật được chào đón tới phục vụ tổ chức IS.
Với thời lượng kéo dài 5 phút, 2 người đàn ông câm điếc trong clip kể rằng mình đang làm công việc của cảnh sát giao thông ở thành phố Mosul, Iraq, nơi đang chịu sự quản lý của tổ chức khủng bố IS từ mùa hè năm 2014.
2 anh em câm điếc tuyên bố chiến đấu cho IS ở Iraq xuất hiện trong video tuyên truyền mới nhất nhằm tuyển dụng người khuyết tật.
Nói chuyện thông qua cử chỉ với thuyết minh bằng tiếng Anh và tiếng Ả Rập, một người đàn ông trong clip cho biết: “Tôi là một người câm điếc, đang làm công việc của cảnh sát giao thông cùng anh trai Abu Abdur-Rahman”.
Cảnh 2 anh em thực hiện công việc cảnh sát giao thông ở Mosul., Iraq.
“Về lời nhắn của tôi tới những kẻ thuộc lực lượng quân đội bội giáo (binh lính người Kurd), cùng sự cho phép của Thánh Allah, chúng tôi sẽ tấn công các người sớm thôi. Tôi đang sống trên vùng đất nơi luật lệ của Thánh Allah được thi hành”.
Mặc bộ quần áo màu đen, mang theo túi đạn và súng bắn tỉa, 2 người trong clip còn nói về mong muốn tàn sát kẻ thù của chúng bao gồm Anh, Mỹ, Pháp và Italy, kèm lời cảnh báo “các người không thể ngăn chặn sự hùng mạnh của tổ chức”. Những kẻ này còn đe dọa Ả Rập, Kuwait, Qatar và những nước liên minh với phương Tây từng thề tiêu diệt tổ chức này.
Video đang HOT
Trong đoạn cuối của video, 2 anh em nói trên đã giới thiệu về tổ hợp máy phóng tên lửa lắp ráp đơn giản mà theo chúng là dùng để tấn công binh lính người Kurd. Vũ khí này cấu tạo khá thô sơ với những chất nổ trên một khung kim loại nằm nghiêng về phía trước và được cố định bằng vài hòn đá. Sau cùng là hình ảnh một chiến binh thánh chiến kích hoạt tên lửa nói trên.
Hình ảnh 2 anh em câm điếc lắp đặt và vận hành 2 tên lửa thô sơ mà theo chúng là nhắm vào các binh lính người Kurd.
Alex Kassirer, một nhà nghiên cứu tại Cơ quan tình báo Flashpoint, cho rằng đoạn video “thể hiện nỗ lực tuyển dụng cả những cá nhân khiếm khuyết về thể chất của tổ chức cũng như cho thấy nhiệm vụ của những người này trong hàng ngũ của chúng”.
Trước đó IS đã triển khai tuyển dụng chiến binh thánh chiến phương Tây thông qua những đoạn phim tuyên truyền và tờ tạp chí phát hành hàng tháng Dabiq. Đây đều là những tư liệu theo hướng tích cực về cuộc sống hàng ngày của binh lính IS dưới Nhà nước Hồi giáo cực đoan. Tuy nhiên, đoạn video nói trên được cho là đoạn phim đầu tiên nhắm vào người khuyết tật trong nỗ lực tuyển quân từ Châu Âu và phương Tây.
Hải Yến (theo Dailymail)
Theo_Kiến Thức
Người phụ nữ xây dựng tương lai cho thanh niên khuyết tật
Với khát khao góp 1 phần công sức bé nhỏ của mình để giúp những thanh niên khuyết tật, mồ côi, tự kỷ có thể hòa nhập với cộng đồng, tự lao động phù hợp với khả năng của mình, chị Thu đã mở cơ sở Thổ cẩm Phương Thu để đào tạo nghề và hướng nghiệp cho nhiều thanh niên khuyết tật.
Đưa thanh niên khuyết tật đến với nghề
Chị Trần Thị Phương Thu (43 tuổi, ngụ 141/2 Y Ngông, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đến với hàng thủ công mỹ nghệ như 1 cái duyên trời định. Tốt nghiệp khoa Ngữ Văn (ĐH Đà Lạt), chị làm chuyên viên tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông. Năm 2009, chị chuyển về Đắk Lắk công tác tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh.
Tại đây, mỗi khi cuối tuần hay vào những ngày nghỉ lễ, chị Thu đều lặn lội đến vùng sâu vùng xa để tìm hiểu về nguồn gốc các loại vải đặc trưng của các dân tộc trên mảnh đất Đắk Lắk đầy nắng gió.
Khi tiếp xúc với đồng bào dân tộc, được nhìn ngắm các trang phục, các loại vải mà họ tự dệt thủ công, chị Thu đã nảy ra ý định sử dụng các loại vải của người dân tộc để làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức bán cho khách du lịch gần, xa, vừa quảng bá du lịch, để mọi người hiểu thêm về văn hóa đặc trưng của các dân tộc, vừa mang lại thu nhập cho bà con.
Chị Thu (áo đen) và những thanh niên thiệt thòi trong cơ sở.
"Các hoa văn in trên vải của mỗi dân tộc đều có nét đặc trưng riêng, không lẫn với các dân tộc khác, các họa tiết của dân tộc Mông, Thái, Chăm đều rất tinh xảo và lôi cuốn tôi từ cái nhìn đầu tiên", chị Thu cho biết.
Nghĩ là làm, chị đã tìm hiểu, học hỏi để gây dựng nên cơ sở Thổ cẩm Phương Thu. Về nguồn nhân công, chị Thu quyết định nhờ người quen tìm kiếm các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn để chị có thể giúp các em có nghề kiếm sống, vượt qua mặc cảm, hòa nhập với xã hội.
Vào tháng 7/2013, Cơ sở thổ cẩm Phương Thu chính thức được thành lập với 80% là thanh niên khuyết tật bị khiếm thính, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ...
"Thời gian đầu rất vất vả, khi tôi nói thì các em không hiểu và các em muốn nói gì thì tôi cũng không tài nào hiểu được", chị Thu tâm sự.
Để khắc phục, chị Thu dành thời gian để học ngôn ngữ của các em, kiên nhẫn viết ra từng câu từng chữ để giao tiếp với các em. Từ đó hướng dẫn tỉ mỉ nghề thủ công, cho các em có cơ hội để cởi mở bản thân so với sống kép kín như trước đây.
"Các em ở đây đã học được tính tự lập, có thể tự đi chợ, nấu nướng, quét dọn nhà cửa. Tôi để các em làm những công việc nhẹ và những việc lặt vặt để các em học dần, để sau này khi các em rời cơ sở quay về cuộc sống có thể giúp đỡ được gia đình nhiều hơn, bởi những công việc như vậy các em hoàn toàn có thể tự làm được", chị Thu nói thêm.
Làm vòng tay, túi xách thổ cẩm.
Hiện nay cơ sở của chị có tất cả 15 thành viên (trong đó 9 em khuyết tật), ngoài ra có 2 học viên đã tốt nghiệp cơ sở và lập gia đình, được đào tạo nghề nên đã có công việc tại nhà.
Chị Thu hướng dẫn các em quan tâm tới chất lượng chứ không nặng về số lượng sản phẩm. Vì thế những sản phẩm của cơ sở chị Thu đều được khách hàng ưa chuộng. Hàng năm, cơ sở Thổ cẩm Phương Thu đều có gian hàng giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ của TP Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Phú Yên... Tại đây các em được hòa nhập với xã hội bên ngoài và được tự tay bán những sản phẩm do chính mình làm ra.
Các học viên khuyết tật được chị Thu nhận vào ngoài việc đào tạo nghề miễn phí, còn được trả lương hàng tháng từ 2 - 4 triệu đồng.
Để người khuyết tật trở thành người có ích
Tại cơ sở có nhiều trường hợp tưởng chừng không thể hòa nhập với cuộc sống, nhưng từ khi vào trung tâm đã thay đổi rất nhanh. Như trường hợp của em Phạm Thị My (SN 1994, ngụ TP Buôn Ma Thuột) bị thiểu năng trí tuệ và khiếm thính, rất ít giao tiếp với người lạ. Sau khi vào trung tâm, được hướng dẫn nghề, hiện nay em đã là 1 trong những học viên có tay nghề giỏi nhất.
Em My (phải) đi giới thiệu sản phẩm tại hội chợ.
Hay như trường hợp em Hoàng Đăng Tuấn (SN 1988, ngụ phường Tân An), trước đây khi đang là sinh viên khoa công nghệ thông tin của 1 trường Cao đẳng, Tuấn không may bị tai nạn dẫn đến tai biến xuất huyết não, tứ chi co quắp nên vận động tay chân rất chậm và yếu. Được nhận vào trung tâm học nghề, qua 1 thời gian em vừa biết được nghề thủ công, vừa quản lý được cả trang web của cơ sở để giới thiệu các sản phẩm.
"Ngày được nhận tháng lương đầu tiên em đã khóc và cảm ơn cô Thu rất nhiều, em đã chiến thắng được bản thân, những điều em nghĩ em không thể làm nay em đã có thể làm được, em không còn là người vô dụng và nỗi lo lắng của bố mẹ nữa", Tuấn nghẹn ngào nói.
Tại cơ sở, các em vừa được học may cơ bản vừa được học làm túi xách, móc khóa, ví tiền, thú nhồi bông... mỗi học viên sau khi đã thành thạo nghề, được lựa chọn về nhà mở tiệm may hoặc tiếp tục làm tại cơ sở.
Sắp tới chị Thu sẽ tập trung vốn cho các em xuống các tỉnh miền Tây học thêm nghề thêu ren hỗ trợ các sản phẩm thủ công.
Ông Trần Xuân Tiến, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Đắk Lắk, cho biết, việc đào tạo người khuyết tật thành một thợ lành nghề mất rất nhiều thời gian, công sức nên nhiều cơ sở sản xuất ái ngại. Chị Thu với quyết tâm cao và lòng nhân ái, đã làm được điều đó.
Trương Nguyễn
Theo Dantri
7 đối tượng được miễn, giảm giá vé tàu Theo Nghị định số 14/2015/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành, có 7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu. Ảnh minh họa 7 đối tượng chính sách xã hội được hưởng chế độ miễn, giảm giá vé đi tàu gồm: Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945; Người hoạt động cách mạng...