Hào phóng như Luxembourg
Luxembourg dự kiến trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới miễn phí toàn bộ phương tiện giao thông công cộng nhằm bảo vệ môi trường và chấm dứt nạn kẹt xe.
Giá vé tàu lửa, xe điện và xe buýt sẽ được dỡ bỏ từ mùa hè năm 2019 – theo kế hoạch của chính phủ Thủ tướng Xavier Bettel, người vừa tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai hôm 5-12. Theo trang Independent (Anh), động thái này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thu và xử lý vé trong lúc khuyến khích người dân chuyển từ sử dụng xe riêng sang phương tiện công cộng.
Với dân số khoảng 600.000 người, Luxembourg đón thêm gần 200.000 người sống ở Pháp, Bỉ và Đức đến làm việc mỗi ngày. Riêng thủ đô Luxembourg City có dân số khoảng 110.000 người nhưng hơn 400.000 người đến địa phương này làm việc, khiến giao thông thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng.
Báo The Guardian (Anh) dẫn một nghiên cứu cho biết các tài xế ở thành phố này mất trung bình 33 giờ trong các vụ kẹt xe hồi năm 2016.
Video đang HOT
Người dân Luxembourg dự kiến được sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí từ mùa hè năm 2019 Ảnh: SIP
Chính quyền Luxembourg thời gian qua không ngừng nỗ lực giải bài toán trên. Từ mùa hè năm ngoái, mọi người dưới 20 tuổi được sử dụng phương tiện giao thông công cộng miễn phí. Riêng học sinh có thể sử dụng xe đưa đón miễn phí từ nhà đến trường và ngược lại. Ngoài ra, mỗi người đi làm hiện chỉ phải trả 2 euro cho tối đa 2 giờ di chuyển ở một đất nước chỉ có diện tích khoảng 2.590 km2.
Luxembourg đang chi gần 1 tỉ euro/năm để vận hành hệ thống giao thông nhưng tiền vé thu được chỉ khoảng 30 triệu euro, một phần do các chương trình ưu đãi nói trên. Dù vậy, không phải người dân Luxembourg nào cũng đồng tình với chính sách mới. Ông Claude Moyen, một giáo viên đi làm hằng ngày bằng tàu lửa, lo ngại chất lượng phương tiện giao thông công cộng bị ảnh hưởng và không tin sẽ có thêm nhiều người chịu từ bỏ xe cá nhân.
Xuân Mai
Theo Laodong
Tòa án châu Âu ấn định thời điểm xét xử vụ kiện về đảo ngược Brexit
Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu (ECJ) ngày 7/11 cho biết tòa sẽ mở phiên xét xử vụ kiện về tiến trình Anh rời EU, còn gọi là Brexit, vào ngày 27/11 tới để quyết định xem liệu Anh có thể đơn phương rút lại quyết định rời khỏi EU hay không.
Tuần hành ở thủ đô London, Anh ngày 20/10, kêu gọi Chính phủ cho phép công dân nước này có tiếng nói cuối cùng về Brexit. Ảnh: AFP/TTXVN
Vụ việc trên đã được một tòa của Scotland kiện lên tòa của EU ở Luxembourg. Scotland là nơi các chính trị gia phản đối Brexit đề nghị tòa án ra phán quyết để làm rõ cách diễn giải Điều 50 của Hiệp ước Lisbon. Điều luật này cho phép London có hai năm để chuẩn bị cho cuộc "ly hôn" với EU, song không nói rõ quy định nếu quốc gia định ra khỏi "ngôi nhà chung" đó thay đổi suy nghĩ và muốn ở lại. Những người đâm đơn kiện cho rằng việc đảo ngược tiến trình Brexit hoàn toàn có thể được thực hiện mà không cần sự ưng thuận của bất cứ quốc gia thành viên EU nào khác, đồng thời khuyến cáo các nghị sĩ Anh nên ngăn chặn cuộc "ly hôn" này trước khi nó xảy ra vào ngày 29/3/2019.
Thủ tướng Anh Theresa May nhấn mạnh rằng Anh sẽ rời EU vào tháng 3 tới. Nhưng bà đang phải đối mặt với một "trận chiến" cam go trong nghị viện khi tìm cách phê chuẩn bất cứ thỏa thuận nào trong tương lai, nhất là liên quan đến cách xử lý vấn đề biên giới với Ireland. Về nguyên tắc, bà May có thể yêu cầu nghị viện bỏ phiếu vào đầu tháng này. Một nguồn tin cho biết cuộc bỏ phiếu có thể diễn ra đúng vào ngày tòa án ở Luxembourg xem xét vụ kiện Brexit, ngày 27/11.
Một người phát ngôn của Chính phủ Anh cho biết chính phủ đang tìm cách kháng cáo quyết định của Tòa Hình sự Scotland khi khiếu kiện lên ECJ. Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh chính sách kiên định của Chính phủ Anh là không đảo ngược tiến trình Brexit như được quy định trong Điều 50. Trước đó, ngày 6/11, Chính phủ Anh cho biết đã trình bản nhận xét lên ECJ, tái khẳng định quan điểm của mình rằng tòa nên bác bỏ vụ kiện trên bởi từ lâu tòa đã từ chối xét xử các vấn đề mang tính giả định hoặc chỉ dựa trên thăm dò dư luận.
Vụ kiện trên xuất hiện trong bối cảnh một cuộc thăm dò mới nhất và quy mô nhất tại Anh về Brexit cho thấy có tới 54% số người được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu để ở lại EU nếu diễn ra cuộc trưng cầu ý dân thứ hai về Brexit. Đây là lần đầu tiên số người ủng hộ "ở lại" đã vượt quá số người ủng hộ "ra đi" ở thời điểm cách đây hai năm.
Anh đã tiến hành cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6/2016, trong đó, 52% đã nhất trí rời khỏi EU. Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào tháng 3/2019, song cho đến nay cả London và Brussels vẫn chưa thể nhất trí một số vấn đề chủ chốt, trong đó có biên giới Ireland và các thỏa thuận hải quan, có khả năng dẫn đến viễn cảnh không đạt được thỏa thuận về Brexit.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Cáo buộc Nga sử dụng vũ khí hoá học, EU sẽ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới Bộ trưởng ngoại giao các nước EU sẽ chính thức phê chuẩn các biện pháp trừng phạt mới đối với các cá nhân và tổ chức Nga liên quan đến việc sử dụng vũ khí hóa học, thông cáo báo chí được Bộ Ngoại giao Anh đưa ra hôm 14/10. Theo thông cáo này, các Bộ trưởng EU sẽ nhóm họp vào ngày...