Háo hức với lễ hội ‘tranh khỏa thân’ tháng 7
Hơn 200 nghệ sĩ đã quy tụ về thị trấn Poertschach (Áo) tham dự lễ hội Body painting thường niên lớn nhất thế giới.
Thị trấn Poertschach những ngày cuối tuần qua trở nên sôi động khi lễ hội vẽ tranh trên cơ thể người (Body painting) lần thứ 16 diễn ra tại đây.
Đây là sự kiện thu hút lượng lớn lượt khách tham quan và hơn 200 nghệ sĩ từ 44 quốc gia cùng góp mặt với hy vọng mang về giải thưởng uy tín của lễ hội.
Các nghệ sĩ lấy cảm hứng từ thiên nhiên, khoa học viễn tưởng hay từ các bộ lạc… để sáng tạo tác phẩm độc đáo.
Cùng chiêm ngưỡng một vài tác phẩm đẹp mắt tại lễ hội:
Theo 24h
Loại tranh 'độc nhất vô nhị' ở An Giang
Thốt nốt không chỉ mang lại nguồn lợi kinh tế cho người An Giang mà còn được dùng làm sản phẩm nghệ thuật độc đáo.
Nhắc đến loại cây này, người ta nghĩ ngay đến sản phẩm đường thốt nốt -đặc sản vùng Thất Sơn hùng vĩ của quê hương An Giang.
Bên cạnh đó, lá của nó còn có thể lợp nhà, thân cây được dùng xẻ gỗ đóng tủ, giường, bàn ghế, làm đồ nội ngoại thất...
Nhưng, một sản phẩm vô cùng độc đáo ít ai nghĩ tới mà cũng dùng nguyên liệu đặc biệt này chính là: Tranh ghép từ lá thốt nốt.
Nói đến đây, phải kể đến 'cha đẻ' của hàng chục ngàn bức tranh ghép lá thốt nốt - Nghệ nhân Võ Văn Tạng ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn).
Cây thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer
Dù đã bước sang tuổi 60 nhưng người nghệ nhân vẫn đang từng ngày say sưa với các tác phẩm từ cây thốt nốt.
Theo ông cho biết, phải lấy lá từ cây 8 năm tuổi trở lên, lá còn non, cắt vào đầu mùa nắng như vậy bức tranh mới đạt yêu cầu về chất lượng, độ bền.
Sau đó đem lá về phơi khô khoảng 2 tuần, ngâm nước phèn, rồi tiếp tục phơi khô, cắt thành từng phiến thẳng, tùy theo kích cỡ của những họa tiết trong bức tranh.
Các họa tiết này đã được vẽ chi tiết trên khuôn, sau đó dán các phiến lá đã cắt sẵn đúng vị trí của từng họa tiết trên bức tranh.
Nét mới lạ ở đây là vẽ tranh không bằng sơn, màu, mà chỉ dùng tông màu nâu, đen.
Nghệ nhân Tạng bên tranh thốt nốt
Chính điều đó đã mang lại giá trị nghệ thuật cao và giúp sản phẩm của ông Võ Văn Tạng được giới mỹ thuật đánh giá cao.
Đặc biệt, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cũng thường chọn loại tranh này để làm quà tặng ngoại giao.
Hơn 15 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân đã cho ra đời hàng chục ngàn sản phẩm với nhiều kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ khác nhau.
Tranh của ông sống động với chân dung Bác Hồ, Bác Tôn; với những hình ảnh đồng quê thanh bình, no ấm; làm đẹp hơn cho những câu đối, tranh dân gian và thiếu nữ.
Cơ sở của ông cũng đã giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động, với mức lương vài triệu đồng/người/tháng.
Năm 2010, ông được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là 'Nghệ nhân làm tranh bằng lá thốt nốt nhiều nhất Việt Nam'.
Theo NLD
Cô gái hóa người ngoài hành tinh nhờ body painting Từ một cô gái bình thường, bỗng chốc biến thành người ngoài hành tinh dị hợm. Một nghệ sỹ chuyên vẽ theo phong cách Tau Art (vẽ người ngoài hành tinh và các chiến binh robot) đã khéo léo biến một người phụ nữ bình thường thành các phiên bản người ngoài hành tinh. Anh sử dụng trang điểm và sơn bằng các...