Háo hức dọn đồ về quê ăn Tết thì chẳng muốn đi nữa khi vợ đưa tờ giấy chi chít chữ ra…
Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ cưới một cô nàng cá tính mạnh mẽ như vậy làm vợ. Nhưng đúng là duyên số – chúng tôi yêu và nhanh chóng kết hôn sau đó.
Ảnh minh họa
Tôi và vợ quen nhau qua một người bạn chung. Cô ấy là tiểu thư con nhà khá giả, lại có ngoại hình nên ngày ấy không ít người theo đuổi. Vậy mà không ngờ giữa chừng ấy chàng trai, em lại đem lòng yêu tôi. Chính em là người thổ lộ tình cảm trước.
Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ cưới một cô nàng cá tính mạnh mẽ như vậy làm vợ. Nhưng đúng là duyên số – chúng tôi yêu và nhanh chóng kết hôn sau đó.
Cô ấy là người thông minh, kiếm được tiền nên sau khi kết hôn xong, vấn đề tài chính trong gia đình không mấy khi khó khăn. Vợ chồng chúng tôi chưa bao giờ phải “mặt nặng mày nhẹ” vì đồng tiền. Cô ấy đảm đang và một tay gánh vác mọi công việc trong gia đình.
Năm nay, cũng như mọi năm, vợ chồng tôi lại tất bật chuẩn bị đồ đạc và mua sắm mọi thứ để về quê. Bên ngoại có lễ ăn hỏi đầu năm nên chúng tôi về cả hai bên nội ngoại.
Bố mẹ tôi ở xa nên cũng rất ngóng trông các con và cháu nội – con trai tôi về quê ăn Tết. Cô ấy nói đã mua sắm đầy đủ hết rồi. Sáng hôm sau về quê, buổi tối, tôi tranh thủ xếp lại vali quần áo của hai bố con, trong lòng thấy ấm áp khi nghĩ đến cảnh cả đại gia đình sum họp đầy đủ ngày xuân.
Video đang HOT
Bỗng, vợ đập vai tôi một cái rồi chìa ra tờ giấy chi chít những chữ.
- Gì vậy em? Đơn ly hôn à? Tôi cười đùa.
- Còn hơn cả ly hôn ấy chứ. Anh xem đi thì biết.
Cầm tờ giấy trên tay, hóa ra cô ấy đã ghi lại toàn bộ những phong bao lì xì năm ngoái mà mọi người bên nội, bên ngoại tặng con trai tôi. Chi li và rất rạch ròi. tâm sự, tiền lì xì năm mới, về quê ăn tết, ăn tết ở quê
Tôi thoáng buồn và thất vọng. Vẫn biết tính vợ rất cẩn thận và chu đáo, nhưng tôi không nghĩ là cô ấy ghi chép lại từ những bao lì vì 10 nghìn, 20 nghìn như vậy…
- Anh thấy chưa? Năm ngoái mình bị âm nhiều quá. Rút kinh nghiệm, năm nay mình sẽ không đưa lì xì trước nữa, nhất là ở bên nội đấy. Nhà mình chán thế, toàn lì xì bo bo quá, chẳng được mấy đồng.
Nếu như bình thường, có lẽ tôi đã không thể kìm chế và quát lại cô ấy rồi. Nhưng thiết nghĩ, vợ tôi là người thẳng tính, nghĩ gì nói nấy chứ không phải kiểu để bụng hay so đo hơn thiệt.
Tôi phì cười:
- Thế giờ em định tính sao? Tiền lì xì năm ngoái hay năm nay đều là do em cả mà, anh có góp ý gì đâu. Năm ngoái cũng là em chuẩn bị mà.
- Ừ, biết thế, nhưng em không muốn lì xì ít tiền quá.
- Em này, ý nghĩa của một chiếc bao lì xì không nằm ở số lượng là bao nhiêu mà chính là ở tấm lòng và thông điệp đầu năm của người trao gửi, đặc biệt là tình cảm mà mọi người dành cho con trai và vợ chồng mình mỗi khi đi xa về, đó mới là món quà quý nhất.
- Em, em… Thì em chỉ tiện nói vậy thôi… Em xin lỗi chồng nhé!
Nói rồi, chúng tôi ngồi cùng nhau sắp xếp đồ đạc. Một cái Tết nữa lại đến rất gần. Một mùa xuân mới hi vọng sẽ có nhiều may mắn, tài lộc đến mọi nhà.
Theo blogtamsu
Tôi luôn háo hức về quê chồng ăn Tết
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố nhưng lấy chồng ở quê. Tôi luôn háo hức mỗi dịp Tết, để được đưa các con về quê...
Có năm tôi về quê chồng từ 25-26 Tết để đưa các con đi chợ quê (Ảnh minh họa)
Tôi 40 tuổi, là một người phụ nữ cũng thành đạt và có cuộc sống, tư tưởng khá hiện đại, nhưng không giống nhiều người phụ nữ khác, họ coi về quê ăn Tết cùng bố mẹ chồng là một cực hình, còn tôi thì lại luôn háo hức mỗi dịp Tết về, được đưa các con trở về quê, đắm mình trong không khí Tết ở một vùng quê, quên đi cái ồn ào, náo nhiệt của thành phố.
Tôi lấy chồng đã được hơn 10 năm, bố mẹ tôi ở thành phố, họ hàng nhà tôi cũng ở thành phố, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đa số cũng ở thành phố, nhưng hơn 10 năm sau khi lấy chồng, chưa khi nào tôi không về quê chồng ăn Tết.
Mặc dù có nhà cửa đoàng hoàng ở thành phố, nhưng vợ chồng tôi chỉ cúng vào ngày 23 Tết, tức ngày Lễ Ông công ông táo, còn lại 28 Tết là vợ chồng con cái dắt díu nhau về quê nội. Có năm sắp xếp được nghỉ sớm, tôi còn về quê chồng từ 25-26 Tết, tôi đưa các con đi thăm chợ quê, ăn một vài món ăn ở đó và mua một ít đồ để các con làm kỷ niệm. Đến chiều ngày mùng 2 Tết, vợ chồng con cái mới lại kéo nhau về nhà và qua nhà bà ngoại ăn cơm, mùng 3 thì thăm một vài người bạn và mùng 4 trở đi là dành cho gia đình nhỏ của mình.
Quê nội của các con tôi cách nơi tôi ở hơn 50 km, mọi người thường nói 30 Tết hoặc mùng 1 đưa các con về cũng được nhưng tôi vẫn muốn đưa các con về sớm để cảm nhận hết không khí Tết ở quê, từ các khâu chuẩn bị gói bánh chưng, cọ lá dong, bổ củi nấu bánh, chẻ lạt, ngâm gạo, đỗ. Nhà chồng tôi hay nấu bánh chưng vào tối 29 Tết, hồi chưa có con, hai vợ chồng thường thức trông nồi bánh chưng, có con rồi, khi các con lớn, các con tôi cũng cùng bố mẹ ngồi trông nồi bánh chưng. Tôi thích nghe tiếng nổ lách tách của những thanh củi khi đang cháy và mùi thơm của gạo nếp, quện với mùi của lá dong, của đỗ xanh tỏa ra khi nồi bánh đang sôi.
Tết ở quê nhà nào cũng giống nhau, rất nhiều công việc. Phụ nữ thì cơm nước mời khách và dọn dẹp mâm bát, nhà cửa, nhưng tôi chẳng thấy điều đó là khó khăn hay vất vả. Trái lại, tôi cảm thấy rất vui. Quanh năm sống ở thành phố bí bách, chật chội, được trở về quê những ngày Tết, gặp ngỡ những người dân quê bình dị, chân chất tôi lại thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Một năm chỉ có 3 ngày Tết, so với hơn 360 ngày chả thấm vào đâu. Về quê với bố mẹ chồng 3 ngày Tết chẳng có gì mà không làm được, nếu người phụ nữ ấy thực sự yêu thương chồng con mình.
Theo Đất Việt
Tết năm nay là một cái Tết đặc biệt mà bố mẹ vợ đã mang lại cho tôi Lần đầu ăn Tết ở nhà vợ khiến tôi lo lắng, sợ hãi vì nghĩ tới cảnh mình sẽ chịu cảnh "chó chui gầm chạn", nhưng không ngờ tôi lại được đón một cái Tết trọn vẹn đến vậy. Tôi và Linh yêu nhau hơn một năm thì chính thức về sống với nhau trước sự chúc mừng, ủng hộ của cả hai...