‘Hao cơm’ với khô cá phồng chiên giấm đường ăn cùng xoài sống chua bào sợi
Chỉ tại An Giang, du khách mới được thưởng thức khô cá phồng, đặc sản được làm từ những con cá tra thơm ngon, béo ngậy của vùng Biển Hồ theo con nước kéo về. Món ăn này có nhiều cách chế biến và cách nào cũng ngon, cũng thu hút.
Từ thuở khẩn hoang, người dân quê vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã đón nhận được sự dồi dào từ các sản vật trên đồng, dưới sông, tôm cá, rau trái như có sẵn chờ người tới lấy. Con khô, con mắm là những món ăn đã gắn bó với người dân miền Tây từ bao đời, đến nay còn trở thành nét đặc trưng độc đáo trong văn hóa ẩm thực của miền quê hương xứ sở. Chính vì nhiều quá ăn tươi không hết nên bà con đã chế biến thành các loại khô thành phẩm để dành ăn trong những ngày mưa gió không ra đồng được.
Người dân miền biền sẽ có các loại khô cá nước mặn. Ảnh minh họa: IT
Không phải cao lương mỹ vị nhưng hầu hết người con miền Tây nào cũng mê mẩn, con khô như chứa đựng cả bầu trời tuổi thơ của bao thế hệ. Nghe đến món cơm nguội chan nước dừa tươi hoặc nước đá lạnh ăn cùng khô chiên, đối với người miền Tây có thể nói chẳng đặc sản nào qua được. Có nhiều khi bữa ăn đủ thứ món ngon vật lạ lại chẳng hao cơm như bữa có dĩa khô chiên giấm đường ăn cùng xoài sống chua bào sợi.
Bữa ăn dân dã với cá khô của người dân miền Tây. Ảnh minh họa: IT
Cả tôm và cá đều được bà con đem làm khô, hầu hết các loại cá đều có thể chế biến ra những món khô ngon, từ cá biển đến cá sông, từ khô một nắng đến khô giòn với nhiều vị mặn, ngọt, cay. Ờ mạn trên này sẽ chủ yếu làm ra các loại khô từ cá nước ngọt, đi dài về phía khu vực giáp biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang sẽ là khô cá nước mặn như cá cơm, cá đù, cá nục,…
Người dân miền biền sẽ có các loại khô cá nước mặn. Ảnh minh họa: IT
Video đang HOT
Tại miệt thất sơn An Giang, dường như cái danh “xứ sở của các món mắm” không có địa phương nào có thể giành lại được. Bên cạnh đó, các loại khô ở đất này cũng phổ biến không kém như khô cá lóc, khô cá sửu, vũ nữ chân dài khô nhái,… và đặc biệt là khô cá phồng.
Khô phồng hay khô cá phồng đều chỉ chung một loại, khô này được làm từ cá tra Biển Hồ, những đàn cá theo con nước từ Biển Hồ Campuchia về với vùng 7 núi. Khi nhắc đến cá tra, người ta thường nghĩ rằng đây là là loài cá không mấy sạch sẽ vì những lời truyền tai trong dân gian. Nhưng thực, tế cá tra vừa mang giá trị dinh dưỡng vừa có giá trị kinh tế cao.
Khô cá phồng là đặc sản miệt thất sơn. Ảnh minh họa: IT
Đặc biệt, loại cá tra An Giang, vùng đất tiếp giáp biên giới Campuchia thường có những đàn cá tra từ Biển Hồ theo con nước kéo về. Loại cá tra này vô cùng sạch sẽ, với đặc điểm nhiều thịt ít xương. Thịt cá lại thơm béo đã dễ dàng chiếm được cảm tình của thực khách. Nhắc đến khô cá tra phồng phải đính kèm thêm 2 chữ An Giang mới đủ vì chỉ có nơi đây mới có loại khô đặc biệt này.
Cá tra sau khi làm sạch sẽ được tẩm ướp đầy đủ các loại gia vị rồi đem phơi từ 1-3 nắng để cho ra khô thành phẩm. Cá khô thành phẩm vẫn giữ được độ mềm và béo của phần thịt, lớp da khô mỏng khi chiên sẽ phồng lên có độ giòn nhất định nên còn được gọi là cá lăn phồng.
Cá tra phồng Biển Hồ gắn với người An Giang. Ảnh minh họa: IT
Khô cá tra phồng có thể được chế biến nhiều cách như chiên thường, chiên giấm đường, mắm tỏi, chiên sả ớt hoặc đem trộn gỏi đều rất bắt miệng. Các món khô miền sông nước nói chung và khô cá phồng An Giang nói riêng đều hấp dẫn đối với các đoàn khách du lịch cả trong lẫn ngoài vùng. Đây không chỉ là món ăn mà còn được đóng gói thành các sản phẩm quà biếu với nhiều kiểu bao bì, mẫu mã vô cùng thu hút.
Cá tra phồng chiên lên cực kỳ hấp dẫn. Ảnh minh họa: IT
Việc làm ra các món khô không chỉ đơn giản vì ăn tươi không hết mà còn thể hiện tính cần kiệm, chịu thương chịu khó của người nông dân và là sự chắt chiu dành dụm của thế hệ trước dành cho những thế hệ sau. Không chỉ vậy, từ đây, những thế hệ trước còn có thể răn dạy con cháu biết cách tiết kiệm. Ăn bữa nay còn phải nghĩ đến bữa sau, đừng thấy nhiều rồi có bao nhiêu ăn bao nhiêu vì cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ông bà xưa không những cho con cháu được nhiều món ăn ngon, tạo dựng nên cái nghiệp, cái nghề mà còn truyền dạy lại những bài học quý báu nhân sinh.
Ngất ngây với món ruột của người miền Tây
Nghe tên món ăn là chuột, nhiều người sẽ ngại ngần hoặc ngay lập tức từ chối thưởng thức. Tuy nhiên, chuột đồng lại cực kỳ thơm ngon, là món ruột của người miền Tây...
Chuột đồng thường sống trong những cánh đồng, ruộng lúa, xuất hiện quanh năm tại một số tỉnh miền Tây Nam Bộ. Chúng đào hang ở bờ ruộng làm nơi trú ẩn, sinh sôi và phát triển. Đặc biệt, chuột đồng đông đúc lên vào mùa lúa chín cuối năm. Lúc đó, chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm ngon vì nguồn thức ăn của chúng chủ yếu là lúa và các loại như: ốc, mầm cây non...
Mỗi tỉnh thành tại miền Tây có những cách chế biến khác nhau. Có vùng nổi tiếng với món chuột đồng hấp lá chanh, có nơi làm chuột đồng xào rau răm, chỗ khác lại khoái nướng rồi có tiếng tăm luôn hay món chuột xào sả ớt. Món nào cũng bắt cơm cả, bữa nào có chuột đồng thì đều phải nấu thêm cơm.
Chuột đồng quay lu. Ảnh minh họa: IT
Trong các món được chế biến từ chuột đồng, chuột nướng với chuột xào sả ớt là hai món được ưa chuộng nhiều nhất vì nó dậy vị hơn cả. Chẳng có nhà ai chế biến mà có thể giấu bà con trong xóm vì 2 món ăn này đánh thức khứu giác mạnh mẽ.
Có vùng đã chế biến thành món canh chua chuột đồng nấu cùng bắp chuối kèm những tép tỏi băm phi thơm lừng. Tưởng không ngon vậy mà lại phải nhìn nhau để gắp kẻo lại ăn quá phần. Ngoài ra, chuột đồng nướng lu cũng là một món vô cùng hấp dẫn, còn cả chuột đồng rang muối, chuột đồng rim... Chẳng ai có thể bỏ qua mà không thưởng thức cả.
Chuột hấp lá chanh. Ảnh minh họa: IT
Chuột đồng là món ăn ngon, song không phải ai cũng đủ can đảm để thưởng thức. Nhiều người tò mò xen lẫn sợ hãi khi thấy món ăn này. Tuy nhiên, nếu đã có cơ hội được thử một lần, chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được trọn vẹn những dư vị tuyệt vời mà món ăn độc đáo này mang lại.
Chuột đồng thực sự là một món ăn đặc sản của người miền Tây, khi ghé chân tới là phải nhất định thử qua và chắc chắn sẽ ghiền ngay, một món ăn đồng quê dân dã nhưng không bao giờ những người con xa xứ có thể quên được.
Chuột đồng được xem như là đặc sản phải thử mỗi khi đến miền Tây. Ảnh minh họa: IT
Nhiều người vẫn bảo nhau rằng, về bất kỳ tỉnh nào của miền Tây mà không thưởng thức món chuột đồng thì xem như chưa biết gì về đặc sản miền sông nước.
Hạt dẻ rang bơ - Món ăn vặt đậm hương sắc thu khi gió lạnh về Sắc thu đậm đà và tiết trời trở lạnh là lúc những quầy hạt dẻ rang bơ bên đường lại tỏa lên mùi thơm nức mũi. Người ta biết đến cốm xanh thơm dẻo đọng lại từng chút thu trong lòng. Người ta để hương hoa sữa, hoa cúc vàng vấn vương nơi đầu mũi. Nhưng nhiều người cũng đã quên mất khi...