Hào Anh sau bi kịch ở ‘địa ngục trần gian’
Gần một năm rời trung tâm bảo trợ xã hội, cậu bé bị chủ trại tôm giống hành hạ ngày nào đã vào tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Hào Anh cao lớn, chăm làm và mơ về tương lai với nghề sửa xe ở quê nhà.
Hào Anh làm bốc vác kiếm tiền mua sắm quần áo Tết. Ảnh: Duy Khang
Căn phòng trọ của gia đình Hào Anh nằm sâu trong hẻm chùa Ông Bổn, phường 8 (TP Cà Mau). Ba năm trước, khi cậu bé làm thuê thoát khỏi “địa ngục trần gian” – trại tôm Minh Đức ở xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau) của vợ chồng Huỳnh Thanh Giang – Mã Ngọc Thơm, cả gia đình cậu đã chuyển đến đây thuê trọ.
Bà Phạm Thị Thoa (41 tuổi, mẹ Hào Anh) chèo đò thuê với tiền công 75.000 đồng một ngày. Còn cha dượng của cậu làm thợ mộc, nhận lương sản phẩm hơn 100.000 đồng mỗi ngày nên chưa có điều kiện tích cóp mua đất cất nhà.
Bà Thoa cho hay, một năm trước, khi Hào Anh đang học lớp 5 Tiểu học Kim Đồng (xã Định Bình, TP Cà Mau), cậu trở nên ngang bướng. Có năng khiếu mỹ thuật, đoạt giải ở hội thi xếp lồng đèn cấp thành phố nhưng đến ngày thi giữa học kỳ, Hào Anh không vào lớp. Cô giáo gọi điện hỏi nơi nuôi dưỡng là Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau mới biết em lấy xe đạp trốn khỏi trung tâm lúc rạng sáng để sang nhà trọ của mẹ gửi đồ rồi về quê thăm ông bà ngoại.
Thấy con muốn “thoát ly”, người mẹ gửi đơn bảo lãnh cho cậu về nhà. Được trung tâm chấp thuận, Hào Anh nhận quyết định “hòa nhập cộng đồng”, theo cha dượng học nghề mộc vài tháng rồi phụ bán cà phê cho gia đình một cán bộ ở huyện Cái Nước. Thu nhập không đủ chi tiêu, em quay về nhà trọ của mẹ để tìm việc mới.
Những ngày cận Tết, hôm nào Hào Anh cũng dậy từ 5h sáng, ăn vội bát cơm nguội từ chiều hôm trước rồi đi bộ từ phường 8 sang phường 1 (TP Cà Mau) để vác hàng cho một công ty lương thực. Những hôm hàng nhiều, tối mịt cậu mới về đến nhà trọ nhưng vẫn vui vì có thêm nhiều tiền công gửi mẹ.
“Em làm bốc vác hai ngày được chủ trả công 320.000 đồng. Tiếp tục làm đến Tết sẽ đủ tiền giúp mẹ mua quần áo mới cho hai đứa em”, Hào Anh khoe.
Video đang HOT
Mẹ Hào Anh chèo đò thuê mỗi ngày được trả công 75.000 đồng. Ảnh: Duy Khang
Khác hẳn với nhận định “Hào Anh quậy tưng bừng” mà nhiều người từng nghĩ về cậu bé ở tuổi mới lớn, Hào Anh giờ sắp thành một thanh niên “bẻ gãy sừng trâu” với suy nghĩ tích cực. Biết được một ngày không xa, số tiền hơn nửa tỷ đồng của các nhà hảo tâm hỗ trợ đang gửi ở ngân hàng sẽ thuộc về mình nhưng em không quan tâm nhiều mà bảo sẽ cố gắng làm công nhằm “thử sức với khó khăn” để sau này ra đời không bị vấp ngã.
Nhớ lại quãng thời gian bị vợ chồng ông chủ hành hạ, Hào Anh vẫn còn ám ảnh với những lần ông bà chủ dùng kềm kẹp môi, bẻ răng, đánh gãy xương mũi hay chế nước sôi, lây bàn ủi điện nóng đặt lên người hoặc nướng sắt đỏ dí vào da thịt. Giờ đây, những đêm trời lạnh Hào Anh bị nhức khắp các khớp xương. Trời nắng nóng thì ù tai, đau đầu do ảnh hưởng di chứng từ những trận đòn như thời trung cổ.
“Cậu mợ ở trong tù chắc nhớ hai em nhiều lắm. Em không còn giận cậu mợ nữa vì cuộc sống ai mà không mắc sai lầm. Mong cậu mợ cải tạo tốt để sớm về với gia đình”, Hào Anh nói về vợ chồng Giang – Thơm.
Nghĩ về tương lai, Hào Anh dự định đủ 18 tuổi sẽ dùng tiền của các nhà hảo tâm hỗ trợ mua vài công đất gần nhà ngoại ở thị trấn Cái Nước để nuôi tôm cá. Em sẽ dành một phần đất đắp nền cất nhà cho mẹ với cha dượng ở rồi đi học nghề sửa xe máy.
“Em biết có tiền mà không sử dụng đúng mục đích thì bao nhiêu cũng xài không đủ. Em sẽ học nghề sửa xe về nhà mở tiệm, tạo thu nhập ổn định cho bản thân nhằm đền đáp tấm lòng cao cả của bà con gần xa đã giúp đỡ”, Hào Anh cho biết thêm.
Ba năm trước, cậu bé làm thuê 14 tuổi được giải cứu khỏi “địa ngục trần gian” là trại tôm giống của vợ chồng Giang – Thơm. Hào Anh nhập viện với thân hình đầy thương tích vì bị cậu mợ chủ hành hạ. Ảnh: Thiên Phước
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Tuấn Sinh, Phó giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết, số tiền hơn 500 triệu đồng và vài nghìn USD của nhà hảo tâm hỗ trợ Hào Anh đang được gửi tại ngân hàng. Chờ em đủ 18 tuổi sẽ rút cả vốn lẫn lãi trao hết cho Hào Anh theo quy định.
Hiện, người thân của ông Lê Ân (Giám đốc Làng Du lịch Chí Linh ở Bà Rịa – Vũng Tàu) đang giữ sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu đồng mà doanh nhân này tặng Hào Anh cách nay ba năm. Năm sau, số tiền này cùng hơn 40 triệu đồng tiền lãi sẽ được rút ra trao tận tay chàng trai có tuổi thơ “dữ dội”.
Theo dantri
Phẫn nộ hành vi ngược đãi, lợi dụng trẻ em man rợ ở TP.HCM
Khi một em bé ngọ nguậy, lững chững rời khỏi hiện trường "làm ăn", ngay lập tức bị một thiếu niên áp sát lôi về, bắt diễn tiếp... đó là những hành động dã man bị phanh phui tại TP.HCM, đang khiến cư dân mạng vô cùng bức xúc và phẫn nộ.
Thỉnh thoảng, một em khác lớn hơn được cử tới đánh bôm bốp cho những đứa trẻ này khóc thét lên để tăng phần thương cảm cho người đi đường, người xem ca nhạc. TP.HCM những ngày mưa gió lạnh lẽo, những em bé tội nghiệp ấy vẫn phải "hành nghề" vật vã trên tấm bìa giấy sũng nước...
Đây là lối hành xử tàn bạo và man rợ của những kẻ nằm trong đường dây chăn dắt trẻ em lang thang cơ nhỡ ở TP.HCM. Những đứa trẻ này thuộc nhiều lứa tuổi, bé nhất là 2 -3 tuổi, không có khả năng xin ăn thì chúng bị nhưng tên "đầu xỏ" lột trần truồng và nằm lê lết trên một tấm bìa các-tông ở mặt đường hòng lấy lòng thương cảm của người qua đường, đặc biệt là cạnh khu vực sân khấu Trống Đồng thuộc Q.3, TP. HCM.
Những em bé tội nghiệp nếu không răm rắp làm theo thì sẽ bị một đứa trẻ khác lớn hơn "xử lý" bằng cách tiếp tục ép chúng nằm mọp xuống như đã chỉ định rồi đánh cho đến khi bật khóc lên.
Đứa bé khóc thét lên để lấy lòng thương của những người qua đường, thực ra đây chỉ là màn diễn dưới sự giật dây của bọn chăn dắt trẻ em. Ảnh. Tuổi Trẻ.
Điều lạ lùng là, quanh đó còn có rất nhiều người qua lại nhưng ai cũng thờ ơ và hầu như không tỏ vẻ quan tâm đến hành động đang xảy ra ngay bên cạnh họ. Có thật đáng trách và lên án?
Vụ việc này từng được đưa lên báo chí từ năm 2009 và trên facebook "Góc Yêu Thương" sau khi dẫn lại đã làm cư dân của trang mạng xã hội này vô cùng phẫn nộ và bức xúc. Bạn Avada xúc động: "Đọc xong mà mình muốn khóc trong sự tức tưởi, nhìn cái thằng kia lớn to xác mà bắt thằng nhỏ chút xíu kiếm tiền, không cho nó mặc quần áo, đồ lòng lang dạ sói. Cũng thật kì lạ, trên hình chụp rất nhiều bà con thiên hạ tại sao không ai quan tâm? Báo cáo cho chính quyền địa phương, họ còn có nhân tính không vậy?". Thành viên Nguyễn Tuấn tức giận lên tiếng: "Chính quyên, người bảo vệ đem lại sự yên bình cho trẻ em đâu?", bạn Linh Hoàng chia sẻ: "Nhìn vậy mới thấy mình sống sướng quá, cái khổ của mình chưa bằng 1/100 của những đứa trẻ tội nghiệp này".
Nhiều người qua đường cũng chỉ lướt qua những cảnh đời bất hạnh. Ảnh. Tuổi Trẻ.
Nhiều thành viên khác dùng những từ thóa mạ những kẻ kiếm chác trên thân thể trẻ em bằng những lời lẽ cay độc nhất "bọn khốn nạn", "lũ ác ôn", "bọn quỷ hút máu người"... Facebook Hoan Nguyen Van lên tiếng: "Tại sao bọn chúng lại kiếm tiền trên nỗi đau khổ của người khác được chứ? Ác độc! Chúng không phải là người mà". Nickname Doan Le Quang bức xúc: "Lũ vô nhân đạo, đem chúng nó ra chặt hết tay chân rồi cho đi ăn xin xem thế nào". Facebook có nickname Nhi Pham thì đưa ra một giải pháp: "Theo mình thấy, chúng ta đừng nên cho tiền những em bé ấy, vì nếu thế hiện trạng này vẫn sẽ còn tiếp diễn".
Nhiều lời bình luận của thành viên facebook cũng chỉ yếu ớt và tỏ ra bất lực vì không biết làm cách nào hết, họ chỉ biết hỏi pháp luật, công an đi đâu hết mà để những cảnh em bé bị hành hạ như vậy, Hanh Nguyen tâm sự: "Sao có những người không có chút lương tâm nào vậy? Không ai dẹp được những con người này à? Pháp luật đâu hết rồi?".
Nickname Giọt Nước cũng chỉ biết kêu gọi và hô hào những người có trách nhiệm: "Hội bảo vệ trẻ em đâu, sao không mang mấy bé về trại mồ côi cho đỡ khổ mấy bé, tội nghiệp quá, có những lũ người sao ác quá, sống trên mồ hôi nước mắt của trẻ thơ". Trong khi đó lại có những thành viên tỏ rõ khí thế nghĩa hiệp và thực sự bức xúc muốn có hành động ngay lập tức, bạn Sumo Tấn lên tiếng: "Tấm hình này hình như chụp ở sân khấu Trống Đồng TP. HCM đó bà con, qua xử tụi nà đi, lũ khốn nạn!".
Thành viên fastnettm chia sẻ: "Với chúng thì từ lâu tôi đã nhất quyết không cho đồng nào, có là cho bé 1 hộp sữa đã khui có ống hút hay viên kẹo sô-cô-la đã mở sẵn cho bé! Trò này đã có từ mười mấy năm nay, báo có đăng mấy bận rồi, mà có gì khác đâu? Sao báo chí ta và công an ta chậm chạp quá nhỉ? Hồi đó bố tôi gọi công an phường để bắt những tên ác ôn tại cổng chợ, anh ta bảo chút nữa sẽ ra. Nhưng bố tôi thời đó còn đạp xích lô, ngồi chờ cổng chợ mãi chả thấy công an phường nào ra. Và ngày nào cũng thế, chả có công an nào quan tâm cả. Bây giờ bố tôi còng lưng chống gậy rồi, mà vẫn chưa dẹp xong. Làm sao báo chí có thể khẳng định "quyết dẹp là được?"
Hãy cùng chờ xem thời gian tới, các cơ quan chức năng có vào cuộc để dẹp gọn hiện trạng nhức nhối này?!!
Theo GDVN
Người đàn bà tưới xăng đốt chồng khóc suốt phiên xử Không chịu được người chồng vũ phu, Lan đã tưới xăng đốt anh này thiệt mạng. Lần thứ 3 ra toà, cô khóc suốt phiên xử. Ngày 13/8, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh Tây Ninh, tăng án từ 4 năm lên 10 năm tù đối với Trần Thanh Lan (35...