Hành xử kỳ lạ của châu Âu với Nga
Quyết định kéo dài trừng phạt kinh tế đối với Nga song mặt khác, các nước châu Âu vẫn mong muốn Nga đẩy mạnh chiến dịch quân sự chống IS.
Ngày 21/12, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí kéo dài thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga do sự can dự của nước này vào cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tuyên bố của EU cho hay, khối 28 nước châu Âu đã đưa ra quyết định trên do thỏa thuận hòa bình Minsk, mà Nga cũng là một bên ký kết, sẽ không được thực thi đầy đủ trước hạn chót 31/12/2015 như yêu cầu.
Liên minh châu Âu quyết định gia hạn trừng phạt Nga
Các lệnh trừng phạt đều nhằm vào những lĩnh vực kinh tế chủ chốt của Nga như ngân hàng, dầu khí và quốc phòng do EU cáo buộc Nga can dự vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine. EU lần đầu tiên áp dụng lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga từ tháng 7/2014.
Để đi đến quyết định gia hạn trừng phạt kinh tế Nga, trong nội bộ châu Âu cũng đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Mới đây nhất, hôm 16/12, trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh Italy, Thủ tướng Italy Matteo Renzi cho biết châu Âu và các quốc gia phương Tây khác có thể sẽ xem xét lại lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga trong vài tháng tới. Italy là quốc gia phản đối kế hoạch tự động nối lại các biện pháp trừng phạt Nga sau khi hết hạn.
Trước đó, cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải, nghị sĩ Đảng Cộng hòa tại Quốc hội Pháp, ông Thierry Mariani cũng đã kiến nghị Quốc hội nước này về việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại Nga vì cho rằng việc áp các lệnh trừng phạt chống lại Nga đi ngược các nguyên tắc cơ bản trong quan hệ hai nước Pháp – Nga.
Video đang HOT
Rõ ràng, bản thân nhiều nước châu Âu hiểu rằng, nền kinh tế Nga và khu vực này đều cần với nhau, thế nhưng theo quyết định chung của EU, việc gia hạn trừng phạt Nga là điều không tránh khỏi.
Dù cương quyết trừng phạt Nga như vậy nhưng trên mặt trận chống IS, gió đã đổi chiều. Sau các vụ tấn công khủng bố tại Paris (Pháp) hôm 13/11 cũng như vụ máy bay Nga A321 rơi hôm 31/10 ở Ai Cập, Nga đã khiến các nước phương Tây không còn xem xét chiến dịch không kích chống IS của Moscow là một “sai lầm chiến lược”.
Nhà phân tích Kenneth Raposa của tạp chí Forbes nhận định hồi tháng 11/2015: “Hãy nhớ rằng, sau khi Nga can thiệp vào cuộc khủng hoảng Syria, Washington đã gọi đó là “một sai lầm” và thậm chí còn nhấn mạnh đó là “một tính toán sai lầm chiến lược”?. Sau vụ tấn công khủng bố tại Paris, các cuộc không kích của lực lượng không quân – vũ trụ Nga nhằm vào IS không còn được coi như một cái gì đó làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng di cư tại khu vực này. Ngược lại, họ (phương Tây) đang xem đó là cơ hội nhằm bảo vệ Syria và thế giới khỏi kẻ thù (chủ nghĩa khủng bố)”.
Các cuộc tấn công khủng bố tại Paris, theo ông Raposa, đã cho thấy những “lỗ hổng” trong hệ thống an ninh châu Âu. Vì vậy, bất kỳ đồng minh trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan ở châu Âu sẽ được chào đón nồng nhiệt.
Trước đó, ngày 17/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã nhất trí tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quân sự và tình báo, đồng thời phối hợp các hành động quân sự trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nga và Pháp hợp tác chống kẻ thù chung.
Đến ngày 21/12 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian lại cho hay, ông sẽ đề nghị Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tăng cường các hoạt động quân sự chống lại IS.
Tờ báo Pháp Ouest-France dẫn lời ông Le Drian nói: “Chúng tôi sẽ trao đổi quan điểm về những tổ chức mà chúng tôi coi là khủng bố và cách thức mà Nga có thể đẩy mạnh các hoạt động chống lại kẻ thù duy nhất của chúng tôi là Daesh (tiếng Arab dùng chỉ IS)”.
Hai bộ trưởng quốc phòng Le Drian và Shoigu dự kiện sẽ trao đổi thông tin về các chiến binh IS từ Pháp và Nga.
Rõ ràng, với một nội bộ mâu thuẫn, với ảnh hưởng ngày càng tăng của Nga trên trường quốc tế, trong tương lai gần, các nhà lãnh đạo châu Âu sẽ phải nghĩ đến việc cởi bỏ trừng phạt Moscow.
An Nhiên(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cựu quan chức CIA: Mỹ ngày càng cảnh giác với Thổ Nhĩ Kỳ
"Theo đánh giá của tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã mất kiểm soát và nước này đã hành xử vô nguyên tắc". - ông Larry Johnson cho hay.
Máy bay chiến đấu của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhận định với phóng viên của kênh truyền thông Nga Reuters, cựu quan chức Cục tình báo trung ương Mỹ Larry Johnson cho rằng, quyết định rút các máy bay chiến đấu của Không lực Hoa Kỳ khỏi lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ chứng tỏ rằng chính sách của Mỹ đối với Ankara đang ngày càng cảnh giác và thận trọng hơn.
Ông Larry Johnson cho biết, quyết định rút máy bay khỏi Thổ Nhĩ Kỳ được Washington công bố sau khi xuất hiện nhiều báo cáo cáo buộc chính quyền của ông Erdogan có mối liên hệ đáng ngờ với các phần tử khủng bố IS ở Syria.
Theo cựu quan chức an ninh Mỹ, rút 12 máy bay chiến đấu ra khỏi căn cứ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ đã chứng tỏ rằng Washington không chấp nhận lập trường quân sự của Ankara ở khu vực.
"Theo đánh giá của tôi, Thổ Nhĩ Kỳ đã mất kiểm soát và nước này đã hành xử vô nguyên tắc". - ông Larry Johnson cho hay.
Cựu quan chức CIA cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ không chia sẻ các mối quan tâm chung ở khu vực. Ankara chống khủng bố bằng các tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào người Kurd ở Syria trong khi Mỹ kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ để người Kurd được yên.
Nói một cách ngắn gọn, Thổ Nhĩ Kỳ the đuổi lợi ích riêng, không thèm cân nhắc những gì Washington mong muốn - ông Larry Johnson cho hay.
Cựu chuyên gia CIA cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ cũng lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran tại khu vực Trung Đông. Thổ Nhĩ Kỳ cũng không cảm thấy rằng họ cần chú ý đến Mỹ.
Cuối cùng, ông Larry Johnson nhận định rằng việc Mỹ rút máy bay ra khỏi lãnh thổ của Ankara cũng là hậu quả của hành động bắn rơi máy bay ném bom Su-25 của chính quyền Erdogan bởi Washington cho rằng đây là hành động khiêu khích nguy hiểm.
Hòa Bình
Theo_Người Đưa Tin
27 tàu hàng của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ tổng cộng 27 tàu thương mại của Nga trên lãnh hải của mình ở Biển Đen từ ngày hai nước xảy ra mâu thuẫn từ vụ bắn hạ máy bay Su-24 của Nga, báo Habertrk ngày 16.12 đưa tin. Tàu Nga tại cảng Zonguldak, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 9.12.2015 - Ảnh chụp màn hình DailySabah Tờ báo...