Hành xử côn đồ, chủ tịch xã ở Thanh Hóa bị cách hết chức vụ
Dù giữ cương vị là lãnh đạo chủ chốt, thế nhưng ông Nguyễn Khắc Anh, Chủ tịch xã Phú Lâm (Thanh Hóa), đã 2 lần đánh người nhập viện.
Ngày 2-11, Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách Đảng ủy xã Phú Lâm, nhiệm kỳ 2020-2025; cảnh cáo ông Lê Văn Năm, Đảng ủy viên, Phó chủ tịch UBND xã Phú Lâm, nhiệm kỳ 2020-2025.
Xã Phú Lâm (thị xã Nghi Sơn) – nơi nhiều lãnh đạo chủ chốt bị kỷ luật
Cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn Khắc Anh, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Phú Lâm, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đồng thời kỷ luật hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Duy Bình, Thị ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lâm nhiệm kỳ 2020-2025.
Theo Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn, từ năm 2020 đến 6-2022, Đảng ủy xã Phú Lâm và những cá nhân trên đã thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, xây dựng trên đất nông nghiệp, vi phạm Luật đất đai.
Bên cạnh đó, không ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh, để vi phạm kéo dài, làm cho tình hình phức tạp, tạo dư luận không tốt trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân các lãnh đạo này.
Đặc biệt, cá nhân ông Nguyễn Khắc Anh còn vi phạm quy định về đạo đức, nếp sống văn minh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bản thân và tổ chức Đảng, gây dư luận xấu trong xã hội.
Cụ thể, tháng 4-2019, thời điểm đang giữ chức Phó chủ tịch UBND xã Phú Lâm, nhưng ông Anh đã có hành vi cố ý gây thương tích cho ông Nguyễn V.H. (xã Tùng Lâm).
Video đang HOT
Đến tháng 5-2022, với cương vị là Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch xã Phú Lâm, ông Anh tiếp tục xô xát với bà Lê T.C. (xã Tùng Lâm), làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bà Cảnh.
Mặc dù để xảy ra 2 sự việc trên nhưng ông Nguyễn Khắc Anh không báo cáo với cấp ủy, tổ chức Đảng quản lý, đã vi phạm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp.
Cận cảnh nhà dân cơi nới sát cầu Chương Dương có 'một không hai'
Dọc hai bên đầu cầu Chương Dương từ phía vòng xay cột đồng hồ thuộc phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) kéo dài khoảng hơn 200 mét đi về phía quận Long Biên từ lâu nay xảy ra tình trạng nhà dân cơi nới hàng loạt, bám sát lan can thành cầu, thậm chí nhiều hộ gia đình còn đấu nối thẳng vào cầu.
Theo Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, việc cơi nới của các hộ dân tại đây vi phạm nghiêm trọng giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường bộ.
Nghị định 100/2013/CP quy định rõ giới hạn hành lang an toàn đối với cầu đường bộ được xác định theo chiều dọc và chiều ngang cầu, tùy thuộc vị trí, chiều dài cầu, mà giới hạn hành lang khác nhau.
Giới hạn hành lang an toàn nhằm bảo đảm an toàn cho việc lưu thông và bảo vệ công trình. Cụ thể, Nghị định quy định hành lang an toàn đối với cầu trên đường trong đô thị theo chiều ngang cầu, đối với phần cầu chạy trên cạn kể cả phần cầu chạy trên phần đất không ngập nước thường xuyên và các cầu bắc qua sông, kênh, rạch không có hoạt động vận tải đường thủy được tính từ mép ngoài lan can ngoài cùng của cầu ra mỗi bên 7 m.
Cầu Chương Dương nhìn từ vòng xoay cột đồng hồ thuộc phường Phúc Tân (quận Hoàn Kiếm) giống một tuyến phố với hai bên đường là nhà dân.
Biển quảng cáo tấm lớn trên nóc nhà dân ngay sát thành cầu vi phạm các quy định về quảng cáo trong phạm vi hành lang an toàn giao thông.
Vườn cây, sân phơi, nhà vệ sinh... được các hộ dân nơi đây cơi nới trong phạm vi hành lang an toàn đối với cầu đường bộ.
Mái tôn nhà dân đấu nối luôn vào lan can thành cầu Chương Dương.
Một số hộ dân còn giăng hàng rào dây thép gai để chống trộm.
Điều đáng nói, việc các hộ dân cơi nới, tăng thêm diện tích sử dụng bám sát hai bên lan can thành cầu Chương Dương không chỉ vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ, mà khiến bộc lộ sự nhếch nhác, lộn xộn trong quản lý, trật tự xây dựng tại cơ sở, gây mất mỹ quan đô thị. Không ít du khách từ các địa phương khác có dịp đi qua cầu Chương Dương, chứng kiến cảnh nhà bám sát cầu có "một không hai" tại Hà Nội, đều "mắt tròn, mắt dẹt" ngạc nhiên.
Phần diện tích cơi nới bê tông hóa của nhà này chỉ cách thành cầu Chương Dương khoảng nửa mét.
Hình ảnh cả dãy nhà bám sát thành cầu như thế này dường như đã quen thuộc với người tham gia giao thông qua cầu Chương Dương.
Cửa ra vào nhà dân phần diện tích cơi nới nhìn ra cầu...
Khung thép kiên cố làm giá đỡ bể nước được nhà dân cơi nới trên nóc nhà ngay sát thành cầu Chương Dương.
Hình ảnh phóng viên ghi nhận cho thấy, nhiều hộ dân cơi nới "muôn hình vạn trạng" phần trên không để tăng thêm diện tích sinh hoạt, sử dụng làm nhà bếp, nhà tắm, sân chơi, sân phơi... Từ trên cầu mặt cầu Chương Dương, chỉ cần trèo qua lan can thành cầu là có thể đi vào nhà các hộ dân một cách dễ dàng, thậm chí đi từ nhà này sang nhà khác. Thậm chí, không ít hộ dân còn đan lưới thép gai chống trộm, mặc dù nhà sát ngay thành cầu. Chưa hết, nhiều hộ còn giăng biển quảng cáo cỡ lớn trên nóc nhà, vi phạm các quy định về quảng cáo trong phạm vi hành lang an toàn giao thông...
Phần diện tích cơi nới của nhà dân trong hành lang an toàn giao thông nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị.
Nhà dân cơi nới sát luôn thành cầu, bất chấp bị ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi nghiêm trọng.
Chuồng cọp kiên cố, đường ống cấp thoát nước... men theo lan can cầu Chương Dương.
Thậm chí phần mái tôn, tấm lợp của nhà dân này gác thẳng lên lan can cầu Chương Dương.
Đứng từ trên cầu Chương Dương có thể quan sát bên trong phần diện tích cơi nới của nhà dân.
Cả ngôi nhà kiên cố nằm ngay sát đầu cầu Chương Dương...
Cầu Chương Dương là cây cầu huyết mạch nơi cửa ngõ phía Đông của Hà Nội, kết nối đôi bờ sông Hồng. Trong suốt hơn 3 thập kỷ qua, cây cầu là một chứng nhân lịch sử trong quá trình đổi mới đi lên của đất nước, là một phần lịch sử của Thủ đô.
Nằm ở vị trí đắc địa kết nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên và các vùng lân cận, từ năm 1985 đến nay, cầu Chương Dương đóng vai trò quan trọng đối với giao thông, phát triển kinh tế Thủ đô, góp phần giải quyết cơ bản việc giao lưu kinh tế, xã hội giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố phía Bắc sông Hồng.
Mặc dù TP Hà Nội hiện đã có thêm nhiều cây cầu mới bắc qua sông Hồng, nhưng cầu Chương Dương vẫn mãi song hành cùng sự phát triển của Thủ đô.
Vì vậy, nên chăng các cơ quan chức năng và chính quyền từ thành phố đến quận, phường cần có những phương án xử lý phù hợp để bảo đảm hành lang an toàn giao thông đường bộ, cũng như mỹ quan đô thị đối với cầu Chương Dương.
Trước đây, từ tháng 4/2020, UBND TP Hà Nội có chủ trương đầu tư dự án "Lắp đặt tấm chống ồn tại phạm vi hai đầu cầu Chương Dương" trước lưu lượng xe hoạt động ngày càng lớn qua cầu (khoảng 100.000 xe/ngày đêm), gây tiếng ồn nghiêm trọng. Dự án dự kiến cải tạo, sửa chữa lan can cầu và lắp đặt tấm chống ồn phạm vi hai đầu cầu với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.000 mét, với mục tiêu giảm ô nhiễm tiếng ồn và khói bụi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo đảm mỹ quan đô thị, góp phần giảm thiểu ùn tắc và bảo đảm an toàn giao thông. Tuy nhiên, dự án này đến nay vẫn chưa triển khai được do điều kiện hạn chế giải phóng mặt bằng.
Nhà kiên cố núp bóng nhà tôn: Vì sao 'con voi chui lọt' ? Nhiều bạn đọc hoan nghênh việc cơ quan chức năng đã xác minh và chỉ đạo phá dỡ các công trình vi phạm mà Báo Thanh Niên phản ánh trong loạt phóng sự điều tra Nhà kiên cố núp bóng nhà tôn ở Hà Nội. Như Thanh Niên đã thông tin, ông Lê Trung Cường, Phó chủ tịch UBND Q.Thanh Xuân (Hà Nội),...