Hành vi gây sốc của một ngôi sao “siêu tốc độ”
Một sóng xung kích khổng lồ được tạo ra bởi một ngôi sao siêu tốc độ được gọi là Kappa Cassiopeiae.
Mới đây, Đài thiên văn W. M. Keck, núi Mauna Kea ở Hawaii đã phát hiện ra ngôi sao siêu tốc được gọi là Kappa Cassiopeiae (HD 2905). Nó là một siêu sao nóng khổng lồ di chuyển với tốc độ khoảng 2,5 triệu dặm / giờ (4,0 triệu km / giờ).
Nhưng điều thực sự khiến ngôi sao nổi bật trong bức ảnh này là vệt sáng màu đỏ bao xung quanh vật liệu trên đường di chuyển của nó.
Nguồn ảnh: Popular Mechanics
Các vật liệu màu đỏ này do chính từ trường và gió các hạt năng lượng từ ngôi sao chủ kết hợp tạo nên, phần lớn có nhiệm vụ lắp đầy các khoảng trống của ngôi sao.
Vòng cung vật liệu của Kappa Cassiopeiae kéo dài khoảng 4 năm ánh sáng, cho thấy tác động khá lớn của ngôi sao này đối với môi trường hồng ngoại xung quanh.
Vùng màu xanh lá cây mờ nhạt trong hình ảnh này là kết quả phản ứng của các phân tử carbon được gọi là hydrocarbon thơm đa vòng trong các đám mây bụi dọc theo đường ngắm, bị phản chiếu bởi ánh sáng sao cường độ khủng.
Mặt Trời hoạt động yếu hơn các ngôi sao khác lại là may mắn cho Trái Đất
Mặt Trời của chúng ta hoạt động kém hơn các ngôi sao tương tự khác. Do vết đen và các hiện tượng khác nên Mặt Trời có sự biến đổi độ sáng yếu hơn.
Nói theo cách của các nhà khoa học là Mặt Trời có tính cách "tẻ nhạt" hơn. Nhưng đối với các sinh vật trên Trái Đất, đây có lẽ lại là một điều đáng mừng.
Các nhà nghiên cứu cho biết thời gian để Mặt Trời xoay hết một vòng quanh trục của nó là 24,5 ngày. Kết quả tìm hiểu nhiệt độ bề mặt, kích thước và thời gian tự xoay quanh mình của 369 ngôi sao tương tự như Mặt Trời cho thấy độ biến thiên về độ sáng của chúng trung bình cao gấp 5 lần Mặt Trời của chúng ta.
Nhà thiên văn học Timo Reinhold ở Viện Nghiên cứu hệ mặt trời Max Planck, Đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết sự biến thiên này là do các điểm đen trên bề mặt của ngôi sao xoay vào và xoay ra khỏi tầm quan sát.
Mặt Trời về cơ bản là một quả bóng hydrogen và helium nóng có kích thước trung bình trong số các ngôi sao và hình thành từ hơn 4,5 tỷ năm trước. Cho đến nay nó đã sống được nửa quãng đời của mình. Đường kính của Mặt Trời khoảng 1.390.500 km, nhiệt độ bề mặt khoảng 5.5380C.
Một cơn bão mặt trời cấp trung bình (M2) và một vụ nổ giải phóng năng lượng vật chất cực quang từ cùng một vùng của Mặt Trời.
Nhiệt độ và thời gian tự xoay được cho là những yếu tố chính tạo nên động lực bên trong một ngôi sao để sinh ra từ trường và cuối cùng là số lượng và kích cỡ các điểm làm thay đổi độ sáng.
Các nhà nghiên cứu đã rất bất ngờ khi phát hiện ra những ngôi sao có các thông số rất giống với Mặt Trời nhưng lại có độ biến thiên độ sáng gấp 5 lần.
Hoạt động từ tính cao liên quan đến các vết đen mặt trời có thể dẫn đến các cơn bão mặt trời, giải phóng năng lượng vật chất cực quang - sự phóng ra một lượng lớn plasma và từ trường từ phần ngoài cùng của bầu khí quyển mặt trời - và các hiện tượng điện từ khác có thể ảnh hưởng đến Trái Đất, ví dụ như làm hỏng các vệ tinh và các cuộc liên lạc và gây nguy hiểm cho các nhà du hành vũ trụ.
Sự đơn điệu của Mặt Trời có thể là một điều tốt
Nhà thiên văn học Reinhold nói rằng "một mặt trời hoạt động mạnh hơn có thể ảnh hưởng đến niên đại địa chất của Trái Đất. Một ngôi sao quá "hoạt bát" chắc chắn sẽ làm biến đổi các điều kiện sống trên một hành tinh, vì thế sống với một ngôi sao tẻ nhạt không phải là điều thiệt thòi".
Các nhà nghiên cứu đã so sánh dữ liệu về các ngôi sao tương tự Mặt Trời với các thông tin trong lịch sử hoạt động của Mặt Trời.
Những thông tin này bao gồm các số liệu quan sát các điểm đen mặt trời trong vòng 400 năm qua và dữ liệu về các biến thể của các nguyên tố hóa học trong 9.000 năm dựa trên vòng gỗ và lõi băng do hoạt động mặt trời tạo ra. Những thông tin này cho thấy Mặt Trời trước kia không hề khác mấy so với ngày nay.
Các phát hiện này không nói lên rằng Mặt Trời có thể đang trong giai đoạn im ắng và có thể sẽ hoạt động mạnh hơn trong tương lai.
Cụm sao quái vật từng thắp sáng vũ trụ sơ khai Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những ngôi sao đầu tiên có thể tập hợp lại thành các nhóm sáng chói khắp vũ trụ sơ khai. Những ngôi sao đầu tiên trong vũ trụ được sinh ra vài trăm triệu năm sau Vụ nổ Big Bang, kết thúc một thời kỳ được gọi là Vũ trụ tối tăm, khi đó các...