Hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường phải bị xử lý nghiêm!
Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có một nội dung mới đề cập đến vấn đề môi trường. Đó là Điều 68 nêu rõ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và là nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân.
Có thể nói môi trường sống đang là sự quan tâm không chỉ đối với Việt Nam mà đã và đang mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề hơn. Do đó việc bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Để khẳng định đường lối xây dựng đất nước giàu mạnh, ổn định và phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, chúng tôi đề nghị bổ sung hai từ “Hủy hoại” vào Khoản 3 Điều 68 như sau “Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại”.
Để việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người, vấn đề cốt lõi là tăng cường giáo dục tuyên truyền để mỗi người dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường sống và ý thức trách nhiệm trước cộng đồng. Được như thế họ mới tự giác tham gia bảo vệ môi trường sống xung quanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như không vứt rác ra đường, giữ gìn vệ sinh chung đường làng, ngõ xóm… Bên cạnh đó, các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng phải tuân thủ nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường. Đơn cử như các nhà máy, xí nghiệp phải được di dời ra xa khu dân cư, các phương tiện cơ giới tham gia lưu thông trên đường phải được kiểm tra về khí thải. Nếu nhà máy, xí nghiệp nào vi phạm về quy định xả nước thải, chất thải gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường thì phải bị xử lý nghiêm.
Chúng tôi đề nghị để việc phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường có hiệu quả, các cơ quan chức năng cần hoàn thiện cơ chế, chính sách, hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường, đặc biệt cần nâng cao chế tài xử lý nghiêm minh đối với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
Theo ANTD
Tiếp thu nguyện vọng chính đáng của nhân dân
Ngày 6-3, Chính phủ đã tổ chức họp trực tuyến với các bộ, ngành và 63 tỉnh, thành phố về triển khai lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: Cần phản bác lại các ý kiến sai lệch
trên cơ sở lý luận khoa học
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, hiện đã có 53 tỉnh/TP, 17 bộ gửi báo cáo sơ bộ về Ban sửa đổi Hiến pháp 1992. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, nhiều địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung góp ý một cách hiệu quả. Quá trình lấy ý kiến đảm bảo sự công khai, dân chủ, huy động sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân cả trong và ngoài nước.
Tại đầu cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh cho biết, việc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đang được Hà Nội triển khai tích cực, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao nhận thức trách nhiệm của công dân đối với những công việc hệ trọng của đất nước.
Chủ trì cuộc họp trực tuyến, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, về cơ bản, quá trình lấy ý kiến đạt yêu cầu và thực sự là một sự kiện sinh hoạt chính trị trọng đại của cả nước, thu hút người dân trong và ngoài nước. Phó Thủ tướng yêu cầu, trong thời gian tới, việc tổng hợp báo cáo cần bám vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Cần tập hợp đầy đủ, khách quan nhưng cũng phải thể hiện rõ quan điểm, không mơ hồ, chung chung trước những vấn đề phức tạp, còn ý kiến khác nhau, nhất là những kiến nghị sai lệch với quan điểm, đường lối của Đảng. Các cơ quan tổng hợp phải có cơ sở lý luận khoa học để phản bác lại các ý kiến sai lệch với đường lối lãnh đạo của Đảng. Không để lợi dụng việc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà làm sai lệch quan điểm, đường lối của Đảng.
Về thời gian góp ý, Phó Thủ tướng cho biết, bản Hiến pháp dự kiến thông qua vào cuối năm 2013 nên ngoài việc đảm bảo tiến độ, các bộ, ngành, địa phương phải duy trì tiếp nhận ý kiến nhân dân cho tới khi Hiến pháp được thông qua. Ông nói: "Có ý kiến hay, tốt, nguyện vọng chính đáng của nhân dân thì cần tiếp thu để hoàn thiện trong Hiến pháp".
Theo ANTD
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đổi tên Hôm qua, lễ công bố Nghị định số 109/2012/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Theo đó, bắt đầu từ ngày 22-2-2013, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sẽ chính thức đổi tên thành Viện Hàn lâm...