Hành vi của TT Trump ‘vượt quá những gì Nixon làm’
Dùng lá bài viện trợ quân sự để yêu cầu điều bất lợi cho đối thủ chính trị, hành vi của ông Trump được cho là còn nghiêm trọng hơn cả người tiền nhiệm tai tiếng.
Trong một phát biểu hôm 21/11, sau 5 ngày điều trần công khai phục vụ cuộc điều tra luận tội Tổng thống Donald Trump, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff đã liên hệ ông Trump với bê bối chấn động chính trường Mỹ cách đây gần nửa thế kỷ.
“Những gì chúng ta nhìn thấy ở đây nghiêm trọng hơn nhiều so với vụ ăn trộm cấp độ ba tại tổng hành dinh của phe Dân dân chủ”, ông Schiff đề cập đến vụ bê bối Watergate dẫn đến sự từ chức của Tổng thống Richard Nixon năm 1974, theo AFP.
“Những gì chúng ta đang nói ở đây là việc trì hoãn sự công nhận (đối với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky) trong cuộc gặp ở Nhà Trắng đó, trì hoãn viện trợ quân sự cho một đồng minh trong chiến tranh”, ông Schiff tiếp tục. “Điều này vượt qua những gì Nixon làm”.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ Adam Schiff. Ảnh: Washington Post.
Tổng thống Nixon từ chức vào năm 1974, hai năm sau vụ ăn trộm tại văn phòng của đảng Dân chủ tại khu phức hợp Watergate ở Washington. Vụ việc do các nhân vật thân cận với tổng thống cũng như ủy ban vận động bầu cử của ông Nixon tiến hành.
Ông Trump đang đối mặt với nguy cơ bị luận tội bởi Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát vì cáo buộc thúc ép nhà lãnh đạo Ukraine Zelensky điều tra ông Joe Biden, cựu tổng thống Mỹ nay là ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử 2020, cùng con trai của ông Biden.
Tổng thống Mỹ bị tố cáo dùng viện trợ quân sự làm điều kiện để ông Zelensky công bố cuộc điều tra đối với ông Biden, điều mà một số nhân chứng đã thừa nhận trong các phiên điều trần vừa qua.
Video đang HOT
“Mọi người trên khắp thế giới đang nhìn vào chúng ta”, ông Schiff nói. “Người dân ở Ukraine, những người mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn, đang nhìn vào chúng ta”.
“Họ vẫn nhìn vào chúng ta và càng ngày họ càng không nhận ra được những gì họ thấy. Đó là bi kịch cho chúng ta nhưng còn là bi kịch kinh khủng hơn cho phần còn lại của thế giới”, ông nói.
“Theo quan điểm của tôi, không có gì nguy hiểm hơn là một tổng thống phi đạo đức tin rằng ông ta đứng trên luật pháp”.
Theo news.zing.vn
Từng có thoả thuận lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ Nhật Bản
Một tài liệu vừa được tìm thấy trong thư viện của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, xác nhận ông và Thủ tướng Nhật Eisaku Sato đạt được một thỏa thuận bí mật hồi năm 1969, qua đó cho phép quân đội Mỹ trữ vũ khí hạt nhân (VKHN) ở Okinawa.
Dân Okinawa phàn nàn trực thăng Mỹ gây tai nạn khi bị rơi - Ảnh: AP
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 20.11, cho đến nay, Tokyo không phủ nhận cũng không công nhận có thỏa thuận này. Nhưng hồi năm 1996, Mỹ đã xác nhận các đồn đoán về sự hiện hữu của thỏa thuận này, dù vẫn giữ kín toàn bộ nội dung tài liệu.
Thỏa thuận bí mật đề ngày 24.11.1969, tức 3 ngày sau khi Tổng thống Nixon và Thủ tướng Nhật Sato đồng ý Mỹ trao trả Okinawa cho Nhật kiểm soát. Việc giữ quyền trữ VKHN ở Okinawa là một điều kiện mà Mỹ đưa ra, trước khi Mỹ đồng ý trả tỉnh này cho Nhật năm 1971, tức 26 năm sau khi Nhật thua trận trước Mỹ hồi Thế chiến 2.
Chính phủ Thủ tướng Sato lúc đó đã muốn thu hồi quyền kiểm soát Okinawa, họ ý thức được việc người dân hoàn toàn không chấp nhận việc chính thức cho phép quân đội Mỹ trữ VKHN trên lãnh thổ Nhật, quốc gia đầu tiên bị đánh bom hạt nhân hồi năm 1945.
Ba năm trước khi đạt được thỏa thuận, vào ngày 11.12.1967, Thủ tướng Sato giải trình trước Hạ viện Nhật: "Trách nhiệm của tôi là đạt được và duy trì an ninh ở Nhật, dựa vào Nguyên tắc Ba không: Không hạt nhân - không sở hữu và sản xuất và không cho phép sử dụng VKHN- để tuân thủ Hiến pháp yêu chuộng hòa bình của nước Nhật".
Theo một văn bản ghi nhớ, khi được báo đạt được thỏa thuận, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger của Nixon nhấn mạnh việc Tổng thống xây dựng sự tin cậy với nhiều lãnh đạo nước ngoài đã "gặt trái quả", và Nixon đạt được những kết quả ngoại giao to lớn hơn cả người tiền nhiệm John F. Kennedy.
Nixon còn giao Kissinger gặp riêng một số chính khách Mỹ "để trấn an họ, về việc chúng ta sử dụng các căn cứ ở Hiroshima mà không vi phạm thỏa thuận của chúng ta với Sato liên quan việc giữ bí mật".
Văn bản ghi nhớ còn cho thấy chính phủ Nixon sẵn sàng phủ nhận thỏa thuận này, nếu như có người đặt câu hỏi với Mỹ hoặc Nhật: "Có lẽ cách tốt nhất để ông phổ biến thông tin này, là chỉ việc nói chúng ta ngầm hiểu riêng với nhau rằng chúng ta sẽ phủ nhận, nếu có điều gì phải nói về nó, như Tướng Wheeler đã lo ngại".
Tướng Wheeler là Tham mưu trưởng quân đội Mỹ thời chính phủ Nixon, và ông đã thắc mắc liệu có nên trả Okinawa cho Nhật, nếu như Mỹ không giữ quyền trữ VKHN ở đây.
Thủ tướng Nhật Sato (trái) gặp Tổng thống Nixon ở Nhà Trắng năm 1969 - Ảnh : AP
Thỏa thuận bí mật được Giáo sư Masaaki Gabe (thuộc Đại học Ryukyus ở Okinawa) tìm thấy trong Thư viện Tổng thống Nixon ở bang California. Ông nói các nhà nghiên cứu trước đã bỏ qua tài liệu này, vì nó được xếp lẫn vào các tài liệu liên quan vấn đề xuất khẩu vải mà Nixon - Sato đã trao đổi với nhau.
Giáo sư Ivan Tselichtchev ở Đại học Hành chính Niigata (Nhật) nói phát hiện của ông Gabe sẽ thu hút giới truyền thông Nhật, và nó sẽ gây sốc cho quan hệ Nhật-Mỹ, vào lúc Tổng thống Donald Trump đang đòi Nhật và Hàn Quốc tự chịu trách nhiệm phòng thủ quốc gia (gồm tự phát triển VKHN) thay vì Mỹ tiếp tục đóng quân ở cả hai nước này.
Mỹ còn gây sức ép để Nhật-Hàn phải chi nhiều tiền hơn cho công tác phòng vệ này, với các quan chức Nhật rằng kinh phí hàng năm chi cho 54.000 quân Mỹ trú đóng ở Nhật đã tăng từ 2 lên 8 tỉ USD, và Hàn Quốc đã bị yêu cầu chi 5 tỉ USD mỗi năm, tức tăng so với khoản đóng góp chưa tới 1 tỉ USD hồi năm 2018.
Một bãi rác ở Okinawa có thể trở thành căn cứ mới của thủy quân lục chiến Mỹ - Ảnh: Kyodo
Và còn có sự lo ngại việc Mỹ rút khỏi Hiệp ước về vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn (INF) mà Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev ký năm 1987. Vụ rút khỏi này có thể tạo thêm sức ép, buộc Nhật phải là địa bàn Mỹ dàn tên lửa qui ước nhắm đến các mục tiêu ở lục địa châu Á.
Giáo sư Gabe nói không nhất thiết Mỹ sẽ dàn VKHN ở Okinawa, vì Mỹ có thể dùng tên lửa tầm xa, máy bay ném bom và tàu ngầm để phóng các loại vũ khí này. Và nếu Mỹ lại dàn VKHN ở Okinawa thì thông tin này có thể bị rò rỉ, và Trung Quốc có thể xem đó là một hành vi hung hăng cần phải trả đũa bằng cách dàn VKHN riêng tại khu vực này".
Và trong khi việc trả Okinawa cho Nhật kiểm soát hồi năm 1971 được xem là một chiến thắng kép của cả Mỹ lẫn Nhật, Giáo sư Gabe nói cần phải xem lại quan điểm này: "Chính quyền và các học giả từ lâu nói đó là tình hình cả hai bên cùng thắng, nhưng nếu xét kỹ hơn, tôi sẽ nói Nhật thiệt thòi, Mỹ hưởng lợi nhiều hơn. Họ phải giữ VKHN ở đó, và đó là một gánh nặng cho cư dân Okinawa".
Dân Okinawa có thể không biết trong tỉnh có VKHN, nhưng việc có nhiều căn cứ quân sự ở tỉnh này sẽ khiến Okinawa là mục tiêu hàng đầu bị tấn công, nếu xảy ra chiến tranh lớn ở Đông Bắc Á, trong khi người dân Okinawa từ lâu đã phàn nàn về những sự cố mà quân Mỹ gây ra ở đây, từ những vụ hình sự cho đến tai nạn trực thăng quân sự bị rơi, sự ô nhiễm môi trường cùng tiếng ồn từ các hoạt động của các căn cứ Mỹ.
Mỹ Trinh ( theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)
Theo motthegioi.vn
So sánh điều tra luận tội Trump-Nixon, Chủ tịch Hạ viện Pelosi ám chỉ gì? Bà Pelosi nhiều lần so sánh cuộc điều tra luận tội nhắm vào ông Trump và cựu Tổng thống Richard Nixon, nhất là nhấn mạnh ông Nixon từ chức trước phiên luận tội. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (đảng Dân chủ) liên tục phát ngôn tấn công Tổng thống Trump của đảng Cộng hoà, ám chỉ đến việc "từ chức" khi so...