Hành vi của tên cuồng dâm có liên quan đến ma tuý đá?
Dã man gấp nghìn lần sát thủ Lê Văn Luyện là lời nhận xét của cộng đồng dành cho hành vi của hung thủ Đặng Trần Hoài trong vụ án “Hiếp chị, giết em” ở xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội.
Vậy nhưng, cha đẻ của Đặng Trần Hoài lại nhất mực khẳng định trước nay “vốn tính nó hiền lành, nhút nhát, suốt ngày đi làm ăn…” và ông không giấu giếm sự nghi ngờ ai đó đã bỏ thuốc vào rượu cho Hoài dẫn đến hành vi thú tính của hắn. Vụ án này sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ nhưng những suy nghĩ từ cha đẻ của Đặng Trần Hoài có thể đặt ra một giả thiết về việc khả năng hung thủ đã sử dụng các loại thuốc loạn thần tạo ảo giác, gây kích dục hoặc là ma túy đá?
Tội ác bắt nguồn từ đâu?
Xét toàn bộ vụ án, tất cả các hành vi của Đặng Trần Hoài đều có dấu hiệu của một của một kẻ điên cuồng. Thời điểm gây án hắn điên loạn và cuồng dâm. Đặc biệt việc trần truồng như nhộng là một hành động giải tỏa cơn khát dục của hắn khi đó, nên Hoài đã hơn một lần chạy xộc vào nhà người lạ nằm trần truồng trên giường trước khi gây án. Nếu là người bình thường thì chắc chắn không ai có những hành vi quái gở và tàn ác khiến cho cháu bé 4 tuổi tử vong và cháu bé 8 tuổi bị tổn thương âm đạo, rách tầng sinh môn, trực tràng và đứt cơ vòng sinh môn.
Câu hỏi được dư luận đặt ra: Tại sao một đối tượng sống trong gia đình khá giả, trước nay chưa có tiền án tiền sự lại có thể ra tay tàn độc, thú tính như vậy? Chính gia đình hắn cũng không lý giải nổi nguyên nhân hành động của Đặng Trần Hoài. Ông Hoàn (bố Hoài) đặt ra nghi ngờ: “Tôi nghĩ chắc rằng hôm qua nó đi uống rượu đám cưới, nể bạn bè nên bị chuốc say. Cũng không trừ khả năng có kẻ nào đó đã bỏ thuốc vào rượu cho nó uống nên mới như vậy. Bình thường nó sống rất hiền lành và là thằng nhút nhát”. Trước khi gây án, bà Thanh – mẹ của hung thủ cho biết: “Mấy ngày qua nó ngủ thường mê man ú ớ, nói linh tinh. Chắc do mệt mỏi vì những ngày chăm vợ ở viện và ở nhà”. Tuy nhiên mỏi mệt vì chăm vợ hay cơn khát dục cũng không thể tạo nên một chấn động về tâm lý dẫn đến hành động tội ác như vậy.
Một lãnh đạo của Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát Nhân dân) nhận định, đây có thể coi là một trường hợp đặc biệt, khó đoán, không theo quy luật nào cả mà chỉ là trường hợp đột biến. Những người có nhu cầu tình dục lớn, theo cách thông thường người ta vẫn có thể kiểm soát, điều khiển được lý trí để kìm hãm được hành vi phạm tội. Còn đối tượng này đang trong trường hợp mới có con, lại gặp tình huống thuận lợi khiến máu dâm ô nổi lên, không kiểm soát được lý trí nên mới phạm tội. Tuy nhiên chuyên gia tình dục học, bác sĩ Đào Xuân Dũng lại khẳng định rằng, trong y văn chưa từng đề cập chuyện cuồng dâm có thể dẫn đến hành vi giết người. Vậy nguyên nhân của vụ án này bắt nguồn từ đâu? Có chất kích thích nào “tiếp tay” cho hành vi phạm tội dã man điên cuồng của Đặng Trần Hoài
Ma túy đá: một loại thuốc loạn thần
Đi tìm căn nguyên lý giải những hành động dã thú của con người trong cơn say, phóng viên đã đến Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) để tiếp xúc với những bệnh nhân đang điều trị tại đây. Họ cũng đã từng và đang có những hành vi bất thường, thậm chí là thú tính bởi vì sử dụng thứ thuốc là những chất kích thích chết người, trong đó có ma túy đá.
Đến bên giường bệnh của Kiên (Cẩm Giàng, Hải Dương) mà phóng viên luôn trong trạng thái ớn lạnh bởi trước đó đã được nghe bác sĩ kể về những hành vi của anh. Mới nhìn thoáng qua Kiên có vẻ bặm trợn, trên bắp tay, bắp chân in vài hình xăm kinh dị nhưng khi nhìn kĩ, mặt Kiên tỏ ra đần độn, hay nói nhiều, luôn miệng lảm nhảm và di chuyển nặng nề. Chiều chiều, Kiên được người nhà dẫn đi tập đá cầu, nhưng sau mấy đường cầu mệt nhọc anh thường hùng hổ đi khắp các hành lang làm loạn, đập phá và gào thét. Anh bị như thế là vì ảo giác do sử dụng ma túy đá. Sau mỗi lần “đập đá”, Kiên có ham muốn tình dục ghê gớm. Mỗi ngày anh bắt vợ quan hệ hàng chục lần và cuồng dâm mọi lúc mọi nơi đến mức không thể kiểm soát được hành vi. Kết quả âm đạo của vợ bị bỏng, phồng rộp. Không chịu được nhu cầu quái đản này, vợ Kiên phải cầu cứu bố mẹ chồng. Gia đình bị sốc nặng, quyết định cho Kiên nhập viện tâm thần.
Còn Nguyễn Tuấn Anh, đang là sinh viên năm thứ 3 của một trường ĐH lại là một câu chuyện đau buồn khác về chơi “đập đá”. Tuấn Anh được điều trị dài hạn trong bệnh viện để tránh khỏi ảo giác do sử dụng ma túy mang lại, và còn phải điều trị rất lâu để thoát khỏi sự ám ảnh về lời nói vang trong vô thức. Và còn lâu hơn nữa, để thoát khỏi những cái ngáp dài, sự mệt mỏi tay chân do cơn thèm ma túy đá. Ban đầu, Tuấn Anh cũng sốc vì mức độ ảo giác do ma túy đá mang lại. Chơi đá, Tuấn Anh thấy cái gì cũng trở nên huyền ảo và mới lạ. Dẫu rằng phải sau vài ngày, cậu sinh viên ấy mới thoát khỏi cảm giác lơ mơ. Rồi một ngày, không hiểu Tuấn Anh nghĩ gì khi vớ con dao gọt trái cây trên bàn, cứa mạnh vào động mạch ở cổ và tay. Những người giúp việc trong nhà phát hoảng, họ tức tốc gọi điện thoại cho ông bà chủ báo về tình trạng điên loạn của công tử. Tuấn Anh được cấp cứu kịp thời và còn sống. Tuấn Anh nói với bác sĩ rằng, khi đang nằm lim dim ngủ, thì nghe có giọng nói vang lên trong tai mình. Giọng nói của người nào đó quen lắm. Cứ thủ thỉ rằng “Đi chào hết mọi người đi, chuẩn bị đâu vào đó, rồi đi với tao”. Ban đầu, giọng nói còn ngắn gọn và không thường xuyên xuất hiện. Càng về sau, giọng nói càng xuất hiện với cường độ cao, cung bậc cũng chuyển sang nỉ non thủ thỉ. Chịu không thấu, Tuấn Anh quyết định “đi với họ”. Đi đâu bây giờ, dĩ nhiên là đi… chết!
Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa về thần kinh nói với tôi rằng, sợ nhất là bệnh nhân tâm thần do “đập đá”. Trước khi đến bệnh viện, các con nghiện thường không ăn, không ngủ, hoạt động hết công suất cho việc nhảy nhót, lắc lư và hoạt động tình dục… khiến người sử dụng thuốc khi hết ảo giác sẽ như người vô hồn, thân hình tàn tạ, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Có thuốc thì vậy, nhưng khi không dùng, người nghiện sẽ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, khó chịu ở não và toàn cơ thể, khiến họ luôn tự xa lánh mọi người. Cùng với đó, cảm giác như bị sâu bọ bò trong da sẽ gây khó chịu, khiến họ cào cấu mặt mũi, chân tay để giải tỏa sự hành hạ của ma túy. Đặc biệt, loại ma túy đá là căn nguyên của những triệu chứng hoang tưởng dẫn đến tự sát hoặc “đồ sát” người khác.
Video đang HOT
“Chơi đá xong mình cứ như là siêu nhân. Tắt đèn đi, muốn bay đến đâu thì bay, muốn làm gì thì làm. Nhũn người một cái, biến thành con sâu. Phồng người lên, biến thành khổng lồ da xanh. Thu người lại, vơ tay là túm được ngay một tiên nữ xinh đẹp rồi… muốn làm gì thì làm” – lời của một con nghiện ma túy đá tâm sự với tôi về cảm giác ảo trong khi “phê”. Cái thứ thuốc chết người ấy thực hư ra sao mà lại có thể tạo ra được những điều kinh dị như thế?
Lời cảnh tỉnh cho những con nghiện
Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất methamphetamine (meth) và amphethamine (amph) thậm chí là niketamid được phối trộn phức tạp từ nguyên liệu tự nhiên và hóa chất khác nhau. Loại ma túy này được giới sử dụng gọi là đá vì hình dạng bên ngoài trông giống đá – là tinh thể kết tinh thành những mảnh vụn li ti, gần giống với hạt mì chính (bột ngọt) và óng ánh giống đá. Ngoài dạng phổ biến trên, ma túy đá còn bán bất hợp pháp trên thị trường dưới các dạng cục, bột, viên nén. Đây là một loại ma túy mới, tồn tại dưới dạng thức tinh thể. Ma túy đá không chỉ được biết đến với tác dụng gây phê cho người nghiện mà còn là một loại thuốc khiến người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình dục.
“Đập đá” là một từ lóng mà xã hội thường gọi để chỉ việc sử dụng ma túy đá có tác dụng kích thích mạnh mẽ nhất thời lên hệ thống thần kinh trung ương gây cảm giác hưng phấn và ảo giác hoang tưởng… Dùng loại ma túy này đến mức độ nào đó sẽ kích thích con nghiện lên cơn cuồng dâm, thậm chí cả việc quan hệ tình dục tập thể mà không thể kiểm soát nổi. Nếu sử dụng loại ma túy đá trong thời gian dài sẽ khiến người nghiện rối loạn tâm thần, nội tiết tố và tâm sinh lý. Dùng liều cao đột ngột có thể dẫn đến tử vong.
Trở lại với vụ án Đặng Trần Hoài hiếp, giết 2 em nhỏ ở xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội, rất có thể Hoài sử dụng ma túy đá hay một thứ thuốc kích thích tương tự như vậy thì hành động tội ác của hắn dễ dàng xảy ra như biết bao hành động điên loạn của các con nghiện. Nghi vấn này đang còn là câu hỏi bởi vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra nhưng sẽ là lời cảnh tỉnh không thừa cho hàng nghìn bạn trẻ đang “đập đá” mỗi ngày. Sự hưng phấn, sung mãn, tự tin của những người sử dụng loại “thuốc độc” này khiến họ có thể làm những điều họ không dám như: chạy xe điên cuồng, tự rạch, cào, cắn vào chính cơ thể mình, quan hệ tình dục tập thể, nhảy nhót, la hét… Hiếp dâm, giết người cũng không nằm ngoài những dòng chữ liệt kê về hành động tội ác của con nghiện ma túy đá.
Dĩ nhiên đây chỉ là một giả thiết được đặt ra đối với vụ án cuồng dâm của Đặng Trần Hoài. Kết quả điều tra sẽ cho chúng ta biết về sự thật vụ án. Nhưng đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đang lạm dụng các chất kích thích như ma túy, rượu và nhiều loại khác.
Theo ANTD
Prince of Persia: Warrior Within
Nhắc đến Prince of Persia, những người chơi game có tuổi sẽ nghĩ ngay đến chàng hoàng tử trắng toát từ đầu tới chân, nhảy nhót để vượt qua những cạm bẫy nguy hiểm trong ngục tối của lâu đài 8 bit. Những người không mấy hứng thú với thể loại phiêu lưu hành động sẽ nhớ đến bộ phim The Forgotten Sands và tựa game ăn theo cùng tên. Nhưng đối với bản thân người viết, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong đầu khi ai đó nhắc đến cái tênPrince of Persia đó là chàng hoàng tử với dáng vẻ cộc cằn đầy sát khí, khoác trên mình bộ áo giáp không quá cầu kì nhưng vẫn toát lên vẻ vững chãi, trên tay là cặp song kiếm rớm máu sẵn sàng lấy mạng mất cứ kẻ nào cản đường trong phiên bản Warrior Within.
Hoàng tử đã trở nên dày dạn hơn rất nhiều kể từ phiên bản đầu tiên.
Tại sao lại là Warrior Within?
Tháng 10 năm 2003, Ubisoft mang đến cho người chơi một sự bất ngờ lớn khi tái hiện lại chàng "Prince Thirty Four" vốn xưa nay chỉ xuất hiện trong những trò chơi side scrolling đơn giản lột xác trở thành một tựa game phiêu lưu hành động đầy hấp dẫn. Tiếp nối thành công đó, Warrior Within ra đời và cũng nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt. Và cuối cùng, Prince of Persia: The Two Thrones ra mắt vào năm 2005 đã khép lại thành công của bộ 3 siêu phẩm này.
The Sands of Time mở đầu cho thành công của Prince of Persia.
Mặc dù đã chơi qua cả 3 phiên bản và phải đồng ý rằng chúng đều là những tựa game hay, nhưng ấn tượng nhất đối với tôi vẫn là Warrior Within. Có thể nhiều người sẽ thắc mắc hoặc không đồng tình, nhưng xin hãy kiên nhẫn vì lý do tại sao sẽ được trình bày ngay sau đây.
Hệ thống chiến đấu
Với The Sands of Time, quả thật với những yếu tố hấp dẫn lần đầu được giới thiệu như khả năng leo trèo khá phi vật lý nhưng đẹp mắt, những câu đố độc đáo khiến người chơi phải suy nghĩ để vượt qua hay ý tưởng làm chậm và "tua lại" thời gian của trò chơi với Time Dagger,... The Sands of Time suýt chút nữa đã thuyết phục được tôi hoàn toàn nếu như nó không mắc phải một nhược điểm rất dễ thấy, đó là hệ thống chiến đấu.
Mặc dù mọi khía cạnh của game gần như đều xuất sắc, nhưng tôi không thể nào chịu đựng nổi việc chàng hoàng tử leo trèo giỏi bao nhiêu thì chiến đấu lại tệ hại bấy nhiêu khi chỉ sở hữu một vài combo lặp đi lặp lại đơn giản đến nhàm chán, kết hợp với việc một số kẻ địch bắt buộc phải kết liễu bằng Dagger of Time với một động tác "chọc" duy nhất, khiến cho mỗi lần chiến đấu với kẻ thù là một lần sự kiên nhẫn bị đem ra thử thách.
Yếu tố hành động trong The Sands of Time chưa được quan tâm đúng mực.
Trong Warrior Within, mọi chuyện trở nên khác hẳn. Với hệ thống chiến đấu hoàn mới được Ubisoft giới thiệu với cái tên 3F - Free Form Fighting, người chơi đã có thể tung ra những đòn tấn công hết sức đẹp mắt nhưng việc thi triển lại khá đơn giản chỉ với chuột trái và một nút nữa trên bàn phím. Nhào lộn trên không, xoay như chong chóng trên mặt đất, chiến đấu với kẻ thù từ nhàm chán trở thành cơ hội để thử thách kĩ năng của người chơi bên cạnh những màn leo trèo được phát huy từ phiên bản trước. Ngoài ra hoàng tử còn sở hữu thêm những đòn tấn công phép thuật bằng cát khiến cho đánh đấm cũng trở nên đa dạng hơn. Khi nhược điểm lớn nhất đã được khắc phục, đương nhiên Prince of Persia: Warrior Within đã trở thành một tựa game hoàn hảo.
Còn với The Two Thrones? Thật sự không có gì nhiều để nói khi hệ thống chiến đấu được bê nguyên từWarrior Within sang, thêm một vài combo với Dark Prince và hệ thống speed kill theo trào lưu QTE được khởi xướng bởi God of War. Tất nhiên nhược điểm của Two Thrones không phải nằm ở đây mà ở một khía cạnh khác sẽ được đề cập sau.
Các yếu tố phiêu lưu
Về mặt này, có thể nói cả 3 tựa game đều làm rất tốt, nhưng các màn chạy nhảy trong Warrior Within vẫn nhỉnh hơn một bậc nhờ có sự xuất hiện của một nhân vật do AI điều khiển đó là Dahaka. Do đã làm xáo trộn thời gian để thoát khỏi cái chết ở phiên bản đầu tiên, giờ đây chàng hoàng tử liên tục bị truy đuổi bởi quái vật này, và nhiệm vụ của nó là tiêu diệt hoàng tử để lập lại trật tự của dòng thời gian như đã định.
Mỗi khi Dahaka xuất hiện, thay vì chiến đấu người chơi chỉ có cách duy nhất là chạy trốn bằng những kĩ năng nhào lộn của nhân vật. Chỉ một sai lầm thôi sẽ khiến chàng hoàng tử mất mạng và phải bắt đầu lại từ checkpoint, chính điều đó đã tạo nên sự căng thẳng và gay cấn cho những trường đoạn rượt đuổi có sự xuất hiện của Dahaka, thử thách khả năng ứng biến và phản xạ nhanh của người chơi, điều mà 2 phiên bản kia không làm được khi bạn có thoải mái thời gian để "ngắm nghía" cũng như suy tính cách vượt qua chướng ngại.
Một điểm quan trọng nữa không thể không đề cập khi nhắc đến yếu tố phiêu lưu, đó là các khu vực bí mật. Cả 3 game đều có một điểm chung đó là các thử thách được đặt rải rác trong trò chơi, phần thưởng khi vượt qua chúng là tăng cường lượng máu cho hoàng tử. Ở Sands of Times, việc mà bạn cần làm đó là đánh bại một số lượng kẻ thù nhất định, và đương nhiên công việc này cũng nhàm không kém gì những màn chiến đấu thông thường.
Hai người kế nhiệm đều tỏ ra tiến bộ hơn khi bắt người chơi phải vượt qua nhiều chướng ngại vật và cạm bẫy trước khi đến được khu vực bí mật bằng kĩ năng leo trèo, chỉ có điều chúng khó hơn hẳn so với thông thường. Nhưng một lần nữa, Warrior Within tỏ ra vượt trội khi việc tìm đường dẫn vào những chỗ này không đơn giản như Two Thrones khi mà có những vị trí bạn cảm thấy nghi ngờ nhưng không tài nào vào được, bởi cùng một khu vực đó nhưng địa hình ở tương lai và quá khứ lại khác nhau, hay cần một thanh kiếm nhất định có khả năng phá tường để mở lối đi, và bạn không có cách nào khác ngoài việc ghi nhớ và quay lại sau đó. Sau khi lấy được đủ tất cả các nâng cấp, game còn mở ra một kết thúc ẩn thú vị và hợp lý hơn so với kết thúc mặc định, gợi ý phần nào những diễn biến trong phần tiếp theo đó là The Two Thrones.
Sự thay đổi của khung cảnh theo thời gian là một điểm rất thú vị.
Không chỉ có nâng cấp để tăng lượng máu cho hoàng tử, các vũ khí phụ cũng là một phần bí mật của trò chơi và chúng mạnh hơn đáng kể so với những món thông thường thu nhặt từ xác kẻ địch, thôi thúc người chơi dò xét kĩ càng từng nơi mà mình đi qua. The Two Thrones cũng có vũ khí phụ, nhưng đáng tiếc chúng lại chỉ có thể được sở hữu thông qua các cheat code chứ không được giấu ngay trong màn chơi.
Cốt truyện
Đã khá lâu kể từ khi người viết hoàn thành xong cả 3 trò chơi, nên việc quên đi phần nào cốt truyện trong từng phiên bản để dành chỗ cho những thứ khác quan trọng hơn là không thể tránh khỏi. Nhưng theo những gì còn sót lại trong đầu, thì cả The Sands of Time lẫn The Two Thrones đều có chung một mô típ quen thuộc đó là hoàng tử-cứu công chúa hoặc hoàng tử-cứu vương quốc. Hay nói một cách khác là cốt truyện của hai phiên bản này chưa có chiều sâu, và việc duy nhất mà người chơi cần làm đó là đi từ A đến B, tiêu diệt kẻ địch, diệt trùm, kết thúc trò chơi và quên ngay vì sao chàng hoàng tử phải vất vả chiến đấu ngay sau đó.
Warrior Within thì khác, bao trùm tựa game là một không khí nặng nề và u ám ngược hẳn so với khung cảnh thần thoại của phiên bản đầu. Hành trình chạy trốn khỏi con quái vật Dahaka đã thôi thúc hoàng tử tìm đến hòn đảo thời gian, nơi có thể giúp chàng thoát khỏi định mệnh phải chết luôn khiến người chơi cảm thấy thắc mắc và đặt ra nhiều câu hỏi. Nữ sát thủ và cô gái trong bộ đồ đỏ kia là ai? Tại sao bóng đen bí ẩn kia luôn theo dõi mình? Dahaka đến khi nào sẽ chịu buông tha chàng hoàng tử?
Hắn là ai? Chắc chắn bạn sẽ rất bất ngờ khi tìm ra câu trả lời.
Cùng một địa điểm nhưng sự đan xen giữa quá khứ-hiện tại của cuộc hành trình lại mở ra những con đường khác nhau, tất cả những điều đó luôn thôi thúc người chơi tiến về phía trước để tìm câu trả lời, để rồi khi càng về cuối game, những nút thắt ấy được gỡ bỏ dần, để lộ toàn bộ câu chuyện cũng như giải đáp mọi thắc mắc hợp lý một cách bất ngờ, khiến người chơi không thể không gật gù và thốt lên: Hay!
Và như đã đề cập ở trên, Warrior Within còn là phiên bản duy nhất có kết thúc ẩn mà người chơi có thể mở khóa sau khi thu thập đủ các nâng cấp cho hoàng tử. Bạn sẽ được thưởng một thanh kiếm báu vào thời điểm gần kết thúc game, và nhờ có vũ khí này hoàng tử có thể đả thương được một con boss mà trước đó chàng không thể chạm vào. Tôi sẽ không nói thêm để tránh spoil, phần còn lại xin để cho các bạn chưa từng chơi tựa game này tự khám phá.
Kết
Với những lý do như đã trình bày, Prince of Persia: Warrior Within không chỉ xứng đáng là phiên bản ấn tượng nhất trong bộ 3 mà còn là một trong những tựa game phiêu lưu hành động thuộc hàng kinh điển của làng game. Nếu như đã yêu thích Devil May Cry, God of War, Darksiders hay bất cứ một tựa game hành động nào tương tự, việc bỏ lỡ Prince of Persia: Warrior Within là một điều thật sự đáng tiếc. Đây là một trong số ít những tựa game mà người viết tự tin khẳng định rằng, các bạn sẽ không phải tiếc công download một khi đã bắt đầu chơi.
Theo Game Thủ
Cô bé 7 tuổi có giọng hát khiến cáo phải "mê đắm" Môi khi cât tiêng hát, cô bé Lydia Dimmock, 7 tuôi, sông tại Tolladine, thành phố Worcester (Anh), lại khiên môt chú cáo hoang xuât hiên và chăm chú lắng nghe. Thâm chí, giữa họ nảy sinh môt tình bạn thân lạ kỳ. Được biêt, lân đâu tiên Lydia Dimmock phát hiên ra chú cáo hoang này khi cô bé đang chơi phía...