Hành trình vượt thời gian của tà áo dài Việt
Tà áo dài Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều lần thay đổi thiết kế, màu sắc và hiện nay áo dài đã trở thành trang phục đẹp nhất mà người phụ nữ Việt Nam chắc chắn phải mặc 1 lần trong đời.
Khởi nguồn từ chiếc áo giao lãnh bốn vạt ở thế kỷ 17, áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi để phục vụ cho nhu cầu và vai trò của người phụ nữ ở mỗi thời điểm trước khi dần định hình vào những năm 1960.
Hiếm có trang phục nào vừa kín đáo, chuẩn mực, lại vừa tôn lên dáng vẻ thướt tha, mềm mại của người phụ nữ Việt Nam như chiếc áo dài truyền thống. Từng là trang phục hàng ngày của phụ nữ Việt Nam trước những năm 1970, chiếc áo dài hiện đại với khả năng biến hóa linh hoạt, từ kiểu dáng, chất liệu đến họa tiết, vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thiết kế và tín đồ thời trang ở mọi lứa tuổi.
Áo giao lãnh (thế kỷ 17)
Kiểu dáng sơ khai của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh bốn vạt, tiền thân của áo tứ thân. Áo giao lãnh khoác ngoài yếm lót, mặc cùng váy đen và thắt lưng màu tương tự như áo tứ thân, chỉ khác là hai vạt trước buông thả chứ không buộc trước bụng.
Phụ nữ Việt Nam trong trang phục áo giao lãnh
Áo tứ thân – áo ngũ thân (thế kỷ 18 – đầu thế kỷ 20)
Để tiện hơn cho việc đồng án, buôn bán vất vả, người xưa đã chế ra kiểu áo tứ thân gọn ghẽ với hai vạt trước rời nhau, có thể buộc lại, và hai vạt sau may liền thành một tà áo. Người xưa phải ghép hai vạt áo sau để tạo tà vì thời đó khổ vải chỉ rộng chừng 35 – 40cm. Là trang phục của tầng lớp bình dân, áo tứ thân thường được may từ vải tối màu để tiện cho công việc.
Phụ nữ thành thị ít phải lao động thường mặc áo ngũ thân để phân biệt mình với tầng lớp lao động nghèo. Áo ngũ thân có bốn vạt như áo tứ thân, được may liền nhau thành hai tà trước và sau như áo dài. Vạt con thứ năm được may dưới tà trước như một mảnh áo lót kín đáo. Áo có cổ và phom rộng, được mặc rộng rãi đến đầu thế kỷ 20.
Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp trong một gia đình, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)
Áo dài lemur (1939 – 1943)
Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur” do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Khác với phom dáng rộng truyền thống, áo dài Le Mur ôm sát đường cong cơ thể với nhiều chi tiết Âu hóa như tay phồng, cổ khoét hình trái tim, đinh nơ… Chiếc áo “lai căng” này bị dư luận thời đó lên án mạnh mẽ, cho là không đứng đắn nên chỉ có giới nghệ sĩ phong cách tân thời mới dám mặc. Đến năm 1943 thì kiểu áo này dần bị lãng quên.
Áo dài Le Mur bị lên án là “lai căng” với tay phồng, cổ đính nơ (1938)
Áo dài với tay raglan (1960)
Cách may thời đó có một nhược điểm lớn là các nếp nhăn rất dễ xuất hiện ở hai bên nách. Những năm 1960, nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn đã đưa cách ráp tay raglan vào áo dài. Với cách ráp này, tay áo được nối từ cổ xéo xuống nách. Tà trước nối với tà sau qua hàng nút bấm từ cổ xuống nách và dọc theo một bên hông. Kiểu ráp này vừa giảm thiểu nếp nhăn ở nách, cho phép tà áo ôm khít theo đường cong người mặc, vừa giúp người phụ nữ cử động tay thoải mái, linh hoạt. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã được định hình.
Video đang HOT
Bản vẽ áo dài với tay raglan
Áo dài Bà Nhu (đầu những năm 1960)
Đầu những năm 1960, bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu, đã thiết kế ra kiểu áo dài hở cổ, bỏ đi phần cổ áo, hay còn gọi là cổ thuyền, cổ khoét. Chiếc áo dài nổi tiếng với tên gọi áo dài Bà Nhu đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ vì đi ngược với truyền thống và thuần phong mỹ tục của xã hội thời đó. Ngày nay, áo dài cổ thuyền rất được ưa chuộng vì sự thoải mái, phù hợp với khí hậu nhiệt đới của nó.
Bà Trần Lệ Xuân, người khởi xướng phong trào mặc áo dài cổ thuyền
Áo dài chít eo – áo dài mini (1960 – 1970)
Những năm 1960, áo dài chít eo thách thức quan điểm truyền thống trở thành kiểu dáng thời thượng. Lúc này, chiếc áo nịt ngực tiện lợi đã được sử dụng rộng rãi. Phụ nữ thành thị với tư duy cởi mở muốn tôn lên những đường cong cơ thể qua kiểu áo dài chít eo rất chặt để tôn ngực.
Gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở nên thịnh hành trong giới nữ sinh vì sự thoải mái, tiện lợi của nó. Tà áo hẹp và ngắn đến gần đầu gối, áo rộng và không chít eo nhưng vẫn may theo đường cong cơ thể.
Áo dài chít eo, tôn ngực thịnh hành vào những năm 1960
Áo dài hiện đại (1970 – nay)
Sau những năm 1970, đời sống đổi mới đã khiến chiếc áo dài dần vắng bóng trên đường phố. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, chiếc áo dài đã trở lại với nhiều kiểu dáng, chất liệu khác nhau qua các bộ sưu tập đầy sáng tạo và phá cách của các nhà thiết kế Võ Việt Chung, Sĩ Hoàng, Thuận Việt… Không chỉ dừng lại ở kiểu dáng truyền thống, chiếc áo dài đã được cải biên thành áo cưới, áo tà ngắn để mặc với quần jeans…
Cùng điểm qua những lần áo dài xuất hiện cùng các sao trên đường phố hoặc trong các sự kiện:
Tăng Thanh Hà trong một thiết kế của nhà thiết kế Võ Việt Chung (2014)
Linh Nga trong trang phục áo dài Sĩ Hoàng (2014)
Đoan Trang bụi bặm và cá tính cùng áo dài ngắn cách điệu và quần jeans
Đỗ Hải Yến cũng chọn một thiết kế đính đá mềm mại, nữ tính của NTK Hoàng Hải để tham dự Liên hoan phim Venice vào năm 2009
Hồng Ánh trong trang phục áo dài tại Liên hoan phim Cannes 2013
Hồ Ngọc Hà biểu diễn trong trang phục áo dài chấm bi cách điệu lấy cảm hứng từ mẫu áo dài Le Mur
Theo kenhphunu.com
Biến tấu các kiểu cổ áo dài học sinh duyên dáng và thanh lịch
Tà áo dài đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Những cô nữ sinh thanh lịch trong tà áo dài là một hình ảnh vô cùng đẹp. Cùng tham khảo các kiểu cổ áo dài học sinh đẹp qua bài viết dưới đây nhé.
Áo dài - trang phục truyền thống của người con gái Việt. Hình ảnh tà áo dài trắng tung bay trên sân trường là nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thơ những nhạc sĩ. Cách lựa chọn áo dài cho phù hợp là một trong những điều mà nhiều cô nữ sinh phân vân chọn lựa, cổ áo dài cũng đóng một vài trò khá quan trọng trong việc lựa chọn một chiếc áo dài đẹp.
Áo dài cổ cao truyền thống
Chiếc áo dài cổ cao, ôm sát cổ, phom đứng là một trong những kiểu áo dài học sinh được lựa chọn nhiều nhất, Phần cổ cao, kín đáo, khéo léo tôn lên chiếc cổ dài 3 ngấn duyên dáng. Tà áo dài được khoét sâu ở phần eo, tinh tế tôn lên dáng dấp của cô thiếu nữ cấp 3 duyên dáng đến lạ.
Áo dài cổ cao truyền thống tuy có phần đơn giản, không đột phá nhưng lại có những nét đẹp rất riêng. Phần cổ cao vừa phải, vẫn tạo sự thoải mái cho nữ sinh, kín đáo nhưng không hề cứng nhắc. Tà áo dài trắng cổ cao, kết hợp cùng phần tay dài và hoa văn chìm là sự lựa chọn an toàn nhưng không bao giờ lỗi mốt và luôn luôn đẹp đối với nữ sinh. Sự quyến rũ, gợi cảm của áo dài toát lên từ chính sự kín đáo, từ đường nét mềm mại của nữ sinh.
Áo dài cách tân cổ tròn
Một trong các kiểu cổ áo dài học sinh đẹp chính là áo dài cổ tròn. Áo dài cổ tròn thoải mái, mát mẻ, tiện dụng hơn áo dài cổ cao truyền thống. Phần cổ tròn có thể được cách điệu đính thêm ngọc trai, thêm họa tiết hoa văn hoặc chỉ đơn giản là cổ tròn thanh lịch, Phần cổ tròn này khéo léo khoe ra phần xương quai xanh quyến rũ của người con gái nhưng không hề phản cảm, cũng không hề làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của tà áo dài.
Các cô nữ sinh có thể tô điểm thêm cho phần cổ của mình bằng một sợi dây chuyền đơn giản, không cầu kì kết hợp cùng áo dài cổ tròn thanh lịch. Tuy nhiên, khi chọn áo dài học sinh tuyệt đối không nên chọn những chiếc áo dài có phần cổ tròn khoét quá rộng. Môi trường học đường chúng ta nên chọn những trang phục đứng đắn, dù có cách tân nhưng vẫn giữ nét đẹp truyền thống, kín đáo của người con gái Việt Nam.
Áo dài cổ trụ
Không cao cổ hẳn như áo dài cổ cao truyền thống, phần cổ trụ cũng vô cùng kín đáo thanh lịch mà không kém phần điệu đàng, duyên dáng. Áo dài cổ trụ với phần cổ chỉ cao khoảng 2 đến 3 cm cũng là một trong những sự lựa chọn tuyệt vời cho áo dài học sinh.
Trong tiết trời thu se lạnh, áo dài cổ trụ được nhiều em nữ sinh yêu thích. Hình ảnh cô nữ sinh ôm sách vở trong tà áo dài đứng giữa sân trường đã hàng trăm lần được đưa vào thơ ca, tiểu thuyết và phim ảnh nhưng vẫn không thể tả hết nét đẹp dịu dàng, thanh lịch và tinh tế của cô nữ sinh e ấp trong tà áo dài.
Áo dài cổ tim
Một trong những sự lựa chọn khác về các kiểu cổ áo dài học sinh chính là áo dài cổ tim. Với phần cổ hình trái tim duyên dáng, các cô nữ sinh cũng có thể tô điểm thêm bằng một sợi dây chuyền mảnh, đơn giản.
Áo dài cổ tim rất thích hợp trong thời tiết mùa hè nắng nóng, tăng sự thoải mái cho nữ sinh khi tham gia học tập và hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, cần chú ý không nên chọn mua hay đặt may những mẫu áo dài có phần cổ tim quá sâu, dễ gây phản cảm.
Phần cổ tim tinh tế để lộ xương quai xanh và phần cổ gợi cảm của nữ sinh, nhưng không hề quá lố mà vẫn giữ được nét truyền thống từ nghìn đời nay.
Áo dài cách điệu
Ngoài những phần cổ áo dài truyền thống, hiện nay còn rất nhiều mẫu cổ áo cách điệu như mẫu cổ trụ khoét đằng trước, áo dài cổ trụ có viền đồng màu với phần viền tay áo dài, áo dài cổ tròn thêm hoa trang trí, áo dài cổ tàu, áo dài cổ thuyền, áo dài cổ viền ren,áo dài cổ trụ viền nơ, áo dài cổ ngang hở tới mép vai, áo dài cổ trụ viền hình hoa,...
Mỗi điểm nhấn nhá đều tạo nét riêng không lẫn vào đâu được của áo dài, của hình ảnh nữ sinh Việt Nam.
Áo dài xưa nay là nguồn cảm hứng bất tận cho thi sĩ nhạc sĩ họa sĩ, hình ảnh tà áo dài đã in sâu vào trong tâm trí người Việt, là truyền thống, là văn hóa ngàn đời nay của Việt Nam. Vậy nên từ "aodai" đã được thêm vào từ điển tiếng anh - ngôn ngữ toàn cầu. Hình ảnh nữ sinh tóc dài, thắt đáy lưng ong, dịu dàng e ấp trong tà áo dài luôn luôn là một hình ảnh đẹp đẽ, thiêng liêng trong mắt người Việt Nam.
Mỗi kiểu cổ áo dài đều có nét đẹp riêng, sự lựa chọn kiểu dáng là phụ thuộc vào sở thích cũng như gu thời trang của mỗi người. Bài viết trên đã chia sẻ các kiểu cổ áo dài học sinh phù hợp để các bạn có thể dễ dàng đưa ra sự lựa chọn.
Theo Trí Thức Trẻ
Phan Thị Mơ khoe lưng trần với áo dài cách điệu táo bạo Mỹ nhân quê Tiền Giang tự tin phô làn da trắng mịn nuột nà khi diện thiết kế kiểu yếm và những biến tấu khác từ áo dài lụa. Phan Thị Mơ điệu đà, gợi cảm với trang phục lấy cảm hứng từ áo dài và chiếc yếm của phụ nữ Việt Nam thời xưa. Top 5 Hoa hậu Việt Nam 2012 sở...