Hành trình vượt 2000km chinh phục “mùa vàng” Mù Cang Chải
Từ lâu, chàng trai Sài Gòn – Trần Lê Tấn Hiếu đã mê mẩn khung cảnh mùa vàng Mù Cang Chải qua những bức hình từ bạn bè hay trên phương tiện thông tin đại chúng. Anh đã đặt ra mục tiêu sẽ chinh phục mảnh đất này vào năm 2020. Thế nhưng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hiếu nhiều lần phải hoãn hành trình này lại. Đến tháng 9 vừa qua, anh chàng quyết tâm gác công việc, chính thức lên đường vượt 2000km để đến tận hưởng “mùa vàng” vùng Tây Bắc.
Mù Cang Chải là một thị trấn miền núi ở phía Tây tỉnh Yên Bái, nằm ngay dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao 1000m so với mặt nước biển. Muốn đến được Mù Cang Chải, du khách phải băng qua đèo Khau Phạ – một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc.
Mảnh đất này tuy còn nghèo và hoang sơ nhưng rất giàu có về vẻ đẹp thiên nhiên với những thửa ruộng bậc thang trải dài ngút tầm mắt. Các thửa ruộng bậc thang ở ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Dế Xu Phình thuộc Mù Cang Chải được Nhà nước xếp hạng danh thắng quốc gia và là một trong những điểm đến độc đáo bậc nhất Việt Nam.
Chính bởi vẻ đẹp đặc trưng của mình mà ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp vào top 20 điểm đến màu sắc nhất thế giới do tạp chí du lịch CN Traveler bình chọn, đồng thời được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Danh thắng quốc gia đặc biệt.
Hành trình 4 ngày 3 đêm từ thành phố Hồ Chí Minh tới Mù Cang Chải
Thời gian đẹp nhất để đến Mù Cang Chải theo khách du lịch là tháng 5, 6 (mùa nước đổ) và tháng 9, 10 (mùa lúa chín). Khoảng cách từ TP Hồ Chí Minh đến Mù Cang Chải không hề gần nên du khách cần lên lịch trình chi tiết vừa đảm bảo sức khỏe vừa đảm bảo thời gian cho hành trình dài.
Tấn Hiếu đã quyết định dành 4 ngày 3 đêm để tham gia hành trình chinh phục Mù Cang Chải.
Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Hà Nội – Mù Cang Chải
Ngày 2: Mù Cang Chải (Mâm Xôi Bé, Mâm Xôi Lớn, Đồi móng ngựa)
Ngày 3: Mù Cang Chải (Rừng tre Nả Háng Tủa Chử, Sống lưng khủng long, Lao Chải, Dế Xu Phình)
Ngày 4: Mù Cang Chải (Đèo Khau Phạ, Tú Lê) – Hà Nội – TP.HCM
Video đang HOT
Hiếu lựa chọn di chuyển bằng máy bay từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội, sau đó đi xe đêm đến Mù Cang Chải. “Tùy điều kiện mà mọi người có thể chọn xe giường nằm hoặc xe Limousine 9 chỗ để đi. Nếu nhóm đông bạn cũng có thể thuê xe 7 chỗ để chủ động hơn. Giá vé xe giường nằm là khoảng 200.000 đồng/vé, còn vé Limousine 9 chỗ là 350.000 đồng/vé (có đón tại sân bay)”, Hiếu cho biết.
Khi đến Mù Cang Chải, Hiếu thuê xe máy với giá 150.000 – 200.000 đồng/ngày để tiện di chuyển các địa điểm khác nhau. Các địa điểm đẹp tại Mù Cang Chải đều nằm ở xa trung tâm, có những đoạn đường dốc khó đi, nhất là vào mùa mưa thường lầy, trơn nên du khách phải chắc tay lái mới tự lái xe được, nếu không nên thuê người bản địa hỗ trợ.
Nên ở đâu khi du lịch phượt Mù Cang Chải?
Ở Mù Cang Chải du lịch chưa phát triển như Sa Pa hay Hà Giang nên vẫn còn ít các khách sạn, homestay lớn; đa số là các homestay nhỏ dạng nhà sàn với phòng nghỉ cộng đồng hoặc nếu có phòng riêng thì chỉ ngăn cách với nhau bằng tấm vách mỏng.
Hiếu đã tìm hiểu và đọc review từ trước để có một danh sách những homestay khá ổn tại đây như: A Lử, Hello Mù Cang Chải, Mù Cang Chải Ecolodge, Pú Nhu Homestay, Gò Dừ Homestay…
“Mùa cao điểm du lịch của Mù Cang Chải tập trung vào tháng 5,6 (mùa nước đổ) và tháng 9,10 (mùa lúa chín) do đó mọi người nên chủ động đặt trước homestay từ sớm chứ đợi sát ngày nhiều lúc không còn phòng tốt để ở”, Hiếu chia sẻ.
Những địa điểm tham quan không thể bỏ qua
Mâm Xôi Bé – Mâm Xôi Lớn
Đường đến đây hơi khó nhưng bù lại, khu vực này sẽ không đông đúc xô bồ như ở Mâm Xôi Lớn. Từ Mâm Xôi Bé, du khách có thể chiêm ngưỡng những ruộng bậc thang chạy ngút ngàn phía dưới, thoải mái check-in với khung cảnh hùng vĩ nơi đây.
Mâm Xôi Lớn phổ thông hơn Mâm Xôi Bé vì đường dễ đi hơn và có các dịch vụ như cho thuê đồ dân tộc, một vài hàng quán ăn uống… Ngoài vé vào cổng là 20.000 đồng/người thì một số khu vực khác tại đây cũng thu tiền chụp ảnh với giá 10.000 đồng/điểm. Điểm check-in được yêu thích nhất ở Mâm Xôi Lớn chính là khu nhà sàn với tầm nhìn “vô cực”.
Tuy nhiên, Mâm Xôi Lớn là khu vực phổ thông, dễ đi nên lượng du khách tập trung những ngày cuối tuần rất đông, thậm chí xe du lịch xếp hàng dài, du khách phải chen chân vào chụp ảnh.
Đồi Móng Ngựa
Đồi Móng Ngựa được đánh giá là địa điểm nổi bật của Mù Cang Chải. Để đi được tới khu vực ruộng bậc thang đẹp nhất, du khách phải trải qua quãng đường dài 1,7 km và chỉ có thể di chuyển bằng xe máy. Với đặc thù của địa hình vùng cao, địa điểm này không dành cho những người “yếu tim” bởi cung đường dốc hiểm trở, gồ ghề. Du khách nên thuê xe ôm do người địa phương chở, mức giá 100.000 đồng.
Quãng đường hiểm trở là vậy, song bạn sẽ không hối hận khi đặt chân tới nơi trước khung cảnh đẹp tựa bức tranh. Đứng từ trên cao, phóng tầm mắt xuống những thửa ruộng hình vòng cung uốn lượn được ví giống móng ngựa, bạn sẽ cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên. Hít hà sự trong lành giữa không gian mênh mông bao phủ sắc vàng lộng lẫy, mọi mệt mỏi, muộn phiền nơi phố thị dường như tan biến
Rừng Trúc
Đến Mù Cang Chải mùa này, du khách không chỉ mê mẩn với những thửa ruộng bậc thang vàng óng mà còn được chiêm ngưỡng rừng trúc bạt ngàn ngỡ như trong phim kiếm hiệp. Hai rừng trúc tiêu biểu thu hút du khách thâp phương là Rừng trúc Háng Sung, rừng trúc Púng Luông (chính là rừng trúc Nả Háng Tủa Chử – đường dễ đi hơn).
Cách thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái) chừng 20km, khu rừng trúc Nả Háng Tủa Chử thuộc xã Púng Luông có tuổi đời hơn 60 năm, hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nguyên sơ, rộng hơn 1ha. Đường đến nơi này khá nhỏ, du khách có thể thuê dân bản chở bằng xe máy vào rừng, hoặc có thể tự chạy xe chinh phục cung đường này. Càng đi sâu vào rừng, một màu xanh mướt của hàng trăm ngàn cây trúc thẳng tắp, bao trùm toàn bộ không gian là địa điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, hít hà không khí trong lành của núi rừng.
“Mọi người đừng quên mang thuốc xịt muỗi vì rừng trúc rất nhiều muỗi, côn trùng”, Hiếu chia sẻ.
“Sống lưng khủng long”
Đến với “sống lưng khủng long” du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh ruộng bậc thang của 4 xã chụm lại (Dế Xu Phình, Chế Cu Nha, Mồ Dề, La Pán Tẩn). Nhưng đây là khu vực thách thức với những người sợ độ cao. “Đường chinh phục sống lưng khủng long cũng không dễ dàng gì. Đường đi toàn dốc đá và sình lầy, đường nhỏ và khá nguy hiểm”, Hiếu cho hay, “Nhưng khi đứng tại đỉnh sống lưng khủng long, phóng tầm mắt ngắm quang cảnh phía dưới, bạn sẽ thấy công sức bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng.
Ngoài ra nếu mọi người có nhiều thời gian có thể đi thêm các điểm như: Trạm Tấu, Lìm Mông, Lìm Thái, Lao Chải, Khau Mang, Chế Tạo… Các địa điểm này đa số đều cách xa nhau và khó di chuyển nên du khách có thể thuê người bản địa dẫn đường để tránh mất thời gian.
Theo chia sẻ của Hiếu, dù đồ ăn miền Nam và vùng Tây Bắc như Mù Cang Chải có nhiều khác biệt nhưng anh chàng vẫn rất thích thú với những món ăn ở vùng đất này như lẩu cá tầm, gỏi cá hồi, thịt trâu cuốn cải xanh chấm mù tạt, cua suối rang, thịt lợn rang, gà đen…
Chuyến hành trình 4 ngày 3 đêm đến Mù Cang Chải là kỉ niệm đáng nhớ với chàng trai Sài Gòn Trần Lê Tấn Hiếu. Hiếu cũng không ngần ngại chia sẻ, anh sẽ tiếp tục quay trở lại khám phá vùng đất này.
Hành trình chinh phục đỉnh núi Puxailaileng cao nhất Bắc Trường Sơn
Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất Bắc Trường Sơn với khoảng 2.720m, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An). Chinh phục đỉnh Puxailaileng là niềm khao khát của không ít phượt thủ.
Ảnh: Công Kiên
Đỉnh Puxailaileng nằm trên dãy Puxai, thuộc địa bàn xã biên giới Na Ngoi (Kỳ Sơn - Nghệ An), có độ cao khoảng 2.720m, theo nghĩa tiếng Thái là nơi nhiều gió và rét (vùng rét sương). Sở Du lịch Nghệ An vừa tổ chức đoàn công tác khảo sát, chinh phục đỉnh núi này nhằm đánh giá tiềm năng xây dựng loại hình du lịch mạo hiểm gắn với khai thác tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa của các cộng đồng dân tộc quanh khu vực này.
Ảnh: Công Kiên
Từ trung tâm xã Na Ngoi, đi xe ô tô bán tải khoảng 15 km đến Trạm Biên phòng Buộc Mú (thuộc Đồn Biên phòng Na Ngoi). Từ đây, bắt đầu hành trình leo núi, chinh phục đỉnh Puxailaileng bằng cách đi bộ theo đường tuần tra biên giới. Chặng đường đi bộ leo núi có chiều dài gần 20 km lẫn trong sương mù dày đặc, thi thoảng đổ xuống những cơn mưa rừng.
Ảnh: Công Kiên
Trên hành trình, các phượt thủ và thành viên đoàn khảo sát phải vượt qua nhiều điểm sạt lở nguy hiểm. Đất đá và cây cối từ sườn núi bị nước cuốn xuống lấp hết lối đi, phải men theo vết xói lở để tiến lên phía trước.
Ảnh: Công Kiên
Trên hành trình chinh phục, có những đoạn cả đoàn tạm dừng chân để ngắm cảnh bao la, hùng vĩ của đại ngàn với non cao, mây vờn, xa xa là bản làng ẩn hiện trong làn mây trắng.
Trong thời gian nghỉ ngơi, các phượt thủ tranh thủ dùng các thiết bị, phần mềm hiện đại xác định độ cao và dò đường lên đỉnh Puxailaileng .Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm, không khí càng trở nên mát mẻ. Đặc biệt, nơi đây có những cánh rừng sa mu, pơ mu nguyên sinh, cổ thụ, mang đậm vẻ đẹp nguyên sơ và hấp dẫn những bước chân khám phá.
Trong đó, có những cây vươn cao, lá cành tỏa ra thành những hình thù lạ mắt. Ảnh: Công Kiên
Niềm vui của một phượt thủ khi đã băng qua cánh rừng nguyên sinh tuyệt đẹp và thảm thực vật phong phú để tiến gần lên đỉnh Puxailaileng. Ảnh: Công Kiên
Ảnh: Công Kiên
Trước khi lên đỉnh Puxailaileng, các phượt thủ dừng chân tại Cột mốc 422, phân định biên giới Việt Nam và Lào. Từ đây, đi tiếp khoảng mấy trăm mét sẽ lên tới đỉnh Puxailaileng, nhưng càng lên độ dốc càng lớn, đường đi càng rậm rạp.
Ảnh: Công Kiên
Từ đây, phóng tầm mắt ra xa chỉ còn thấy các dãy núi và mây trời trắng xóa, có cảm giác như với tay là sắp sửa chạm đến trời. Bà con người Mông ở xã Na Ngoi thường gọi đây là nơi "đất cao, trời thấp".
Ảnh: Công Kiên
Sau hơn 6 giờ đồng hồ đi bộ leo núi, các phượt thủ đã chinh phục được đỉnh Puxailaileng. Mệt mỏi nhưng tất cả đều có chung niềm vui và tự hào khi đã chinh phục được đỉnh cao nhất Bắc Trường Sơn. Sau khi trở về thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Phú - một chuyên gia về du lịch mạo hiểm, một trong những phượt thủ tham gia chinh phục đỉnh Puxailaileng cho biết: "Theo tôi, khách đến miền Tây Nghệ An cần một điểm nhấn đặc biệt để trải nghiệm, chinh phục. Vì vậy, đỉnh Puxailaileng phải là chủ thể của du lịch sinh thái Tây Nghệ An, địa phương không nên dàn trải mà chỉ cần tập trung làm du lịch cộng đồng cho các bản, làng chung quanh đỉnh Puxailaileng. Tuy nhiên, trước mắt cần đầu tư hệ thống cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến chinh phục, khám phá vùng đất này".
Nơi leo thang giữa không trung để lên trời Bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm du lịch sảng khoái nhưng cũng không kém phần lạnh gáy, hãy đến Gosaukamm. Chúng tôi sẽ đưa bạn lên thiên đường. Đó là những lời giới thiệu gây tò mò và cũng không kém phần mị lực dành cho những ai đang tìm kiếm thông tin về Sky Ladder, tên gọi của một chiếc cầu...