Hành trình về nhà qua nửa vòng Trái Đất của 50 lính Đức bị bỏ rơi
50 lính Đức đổ bộ xuống một đảo ở Thái Bình Dương và vô tình bị bỏ rơi, buộc họ tìm đường trở về nhà qua nửa vòng Trái Đất.
Thủy thủ đoàn tuần dương hạm SMS Emden trước khi Thế chiến I nổ ra. Ảnh: War History.
Sáng 9/10/1914, Hellmuth Von Mucke, thuyền phó trên tuần dương hạm SMS Emden của đế quốc Đức dẫn nhóm thủy thủ đổ bộ lên quần đảo Keeling ở nam Thái Bình Dương để phá hủy tuyến cáp liên lạc giữa thuộc địa và quân đội Anh. Không ai trong nhóm biết rằng họ sắp trải qua một trong những chuyến phiêu lưu ngoạn mục nhất Thế chiến I, theo War History.
Nhóm 50 lính Đức lên đảo Direction lúc 6h sáng, trong khi tàu SMS Emden thả neo gần đó. Nhóm đổ bộ thông báo cho các quan chức địa phương về ý đồ của mình, cam kết bảo đảm an toàn cho cư dân địa phương nếu không bị cản trở. Hellmuth Von Mucke cho biết mục tiêu của lính Đức chỉ là thiết bị radio, thư tín và đường dây liên lạc của quân đội Anh.
Sau khi phá hủy thiết bị liên lạc đối phương, nhóm lính Đức chuẩn bị trở về thì tai họa ập đến. Còi báo hiệu trên tàu Emden cho biết họ cần trở lại càng nhanh càng tốt. Nhóm đổ bộ vội chèo xuồng trở về tàu mẹ, nhưng khi họ đến nơi thì con tàu này đã rời đi.
Trước đó ít phút, SMS Emden bị tuần dương hạm HMAS Sydney của Australia tấn công. Tàu Đức tìm cách chống trả, nhưng hỏa lực áp đảo trên HMAS Sydney buộc họ phải rút chạy. Von Mucke hiểu rằng các tàu khác của Anh sẽ đến để kiểm tra trạm liên lạc và họ cần nhanh chóng tẩu thoát.
Quay trở lại đảo Direction, lính Đức tập trung cư dân địa phương, tuyên bố trưng dụng tàu buồm cũ kỹ mang tên Ayesha đang neo đậu tại cảng. Người dân địa phương khuyên Von Mucke không nên dùng tàu này bởi nó đã cũ, từ lâu không được bảo dưỡng và phần đáy bị mục nát. Tuy nhiên, Von Mucke vẫn quả quyết ra khơi bằng Ayesha. Nhóm lính Đức được cư dân trên đảo mang cho các tờ báo, quần áo, chăn và lương thực.
Nhóm lính Đức trở lại đảo Direction sau khi tàu Emden rời đi. Ảnh: War History.
Video đang HOT
Trước khi trời tối, tàu Ayesha bắt đầu lên đường đến Padang, một cảng trung lập do Hà Lan kiểm soát. Họ phải vòng qua các vùng biển nông và rặng san hô nguy hiểm, sống sót qua nhiều trận bão lớn và tránh bị đối phương phát hiện. Một khu trục hạm ngư lôi phát hiện họ nhưng không tấn công. Thủy thủ đoàn chỉ quan sát con tàu nhỏ này lướt đi trên biển.
Ngày 25/10, nhóm lính Đức đến được cảng Padang nhưng chỉ có 24 giờ để sửa tàu. Phía Hà Lan cấm không cho họ mang quần áo hoặc bản đồ lên tàu. Thủy thủ đoàn phải cùng nhau vẽ một bản đồ từ các loại sổ nhật ký và suy đoán, nhưng nó không chính xác và quá thiếu an toàn. Bất chấp hiểm họa này, nhóm lính Đức buộc phải ra khơi về phía nam với hy vọng gặp tàu hơi nước đồng minh.
Sau hai tuần lênh đênh mò mẫm trên biển, Ayesha cuối cùng cũng gặp Choising, một tàu hàng Đức khởi hành từ Padang. Von Mucke lệnh cho đồng đội lên tàu. Sau khi chuyển đồ lên tàu, họ phải đánh chìm tàu Ayesha. Nhưng việc này khó khăn hơn dự tính, con tàu nhỏ cứ bám đuôi tàu Choising. Cuối cùng, tàu Choising dừng lại để chiếc Ayesha có thể chìm dần xuống biển.
Choising sau đó đổi tên thành Shenir, ngụy trang là tàu Anh được bán cho một công ty Italy để đi đến Arab Saudi. Lúc này, thủy thủ đoàn Đức biết được Thổ Nhĩ Kỳ đã tham chiến và theo phe Đức. Cách tốt nhất để họ sống sót là đến vùng lãnh thổ đồng minh. Họ tránh các tuyến hàng hải, đi vòng quanh Ấn Độ Dương và đến Hodeida, Yemen đầu tháng 1/1915. Phát hiện một tàu tuần dương Pháp ngoài khơi, nhóm lính Đức rời tàu Choising và chèo xuồng vào bờ.
Khi đáp xuống Hodeida, họ tìm cách trở về Đức. Sau khi từ bỏ nỗ lực hồi hương bằng đường bộ, họ quyết định mua hai tàu buồm Arab, mỗi chiếc dài 12 m. 50 lính Đức ra khơi và đến Al Qunfidah, Arab Saudi sau đó hai tháng. Từ đây, họ vòng tránh sự phong tỏa của Anh trên Biển Đỏ, di chuyển đường bộ bằng lạc đà và lừa đến Djedda, sống sót qua cuộc tấn công của 300 dân du mục trong ba ngày di chuyển trên sa mạc.
Hành trình của 50 lính Đức trên biển. Ảnh: Wordpress.
Ngày 9/4, nhóm lính Đức rời Djedda và dùng thuyền buồm di chuyển theo hướng tây bắc về El Wegh. Ngày 2/5, họ tiếp tục dùng lạc đà di chuyển qua khu vực xa xôi hẻo lánh để đến ga đường sắt Al Ula. Lúc này, tin tức về hành trình của 50 lính Đức đã lan ra khắp thế giới. Khi đến Al Ula, một con tàu đã đợi sẵn cùng hai nhà ngoại giao Đức và một tùy viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ, giúp hành trình về nhà của họ dễ dàng hơn.
Trong 10 tháng di chuyển từ nam Thái Bình Dương đến Đức, nhóm lính mất 10 người, nhưng đã được cả thế giới ngưỡng mộ nhờ hành trình hồi hương phi thường.
Duy Sơn
Theo VNE
Trận chiến kỳ lạ nhất giữa lính Mỹ và Đức trong Thế chiến II
Trận đánh tại lâu đài Itter, Áo vào cuối Thế chiến II được đánh giá "có một không hai" trong lịch sử khi binh sĩ Mỹ và quân Đức chiến đấu trên cùng một chiến tuyến.
Một xe tăng Sherman của Mỹ. Ảnh: National Interest.
Năm 1943, Heinrich Himmler chỉ huy lực lượng SS của phát xít Đức biến lâu đài Itter trên đỉnh ngọn đồi cao gần 700 mét tại thị trấn Wrgl, Áo thành một nhà tù thuộc quyền quản lý của trại tập trung Dachau, theo National Interest.
Himmler giam giữ các chính khách hàng đầu của Pháp, gồm hai thủ tướng Pháp giai đoạn đầu Thế chiến II là Édouard Daladier và Paul Reynaud, cùng các tướng lĩnh và nhiều ngôi sao thể thao, ca nhạc nổi tiếng khác tại lâu đài này.
Ngày 4/5/1945, chỉ 5 ngày sau khi trùm phát xít Adolf Hitler tự sát, chỉ huy nhà tù Sebastian Wimmer cùng một bộ phận lính canh bỏ chạy. Những tù nhân trong lâu đài đã chiếm vũ khí và thuyết phục đượcKurt Schrader, một sĩ quan SS bị thương, giúp đỡ để kiểm soát lâu đài và chờ đồng minh đến giải cứu.
Đúng lúc đó, một sư đoàn quân SS Đức đang siết chặt vòng vây, chuẩn bị tấn công giành lại quyền kiểm soát lâu đài Itter. Các tù nhân quyết tâm giữ vững lâu đài này, chờ lực lượng Đồng minh đến ứng cứu.
Các tướng lĩnh quân đội Mỹ giao cho Sư đoàn thiết giáp số 12 thực hiện nhiệm vụ giải cứu lâu đài Itter khỏi vòng vây của lính SS. Trợ giúp họ là một đơn vị Wehrmacht (Lực lượng Vệ quốc) của phát xít Đức do thiếu tá Josef Gangl chỉ huy. Thiếu tá Gangl ban đầu được lệnh chống lại quân Đồng minh, nhưng sau đó quyết định liên hệ với quân kháng chiến địa phương của Áo và đầu hàng quân Mỹ.
Lính Mỹ và lính Đức tham gia chiến dịch giải cứu lâu đài Itter. Ảnh: Imgur
Sư đoàn thiết giáp số 12 giao cho trung úy John C. "Jack" Lee chỉ huy 14 binh sĩ Mỹ sử dụng hai xe tăng Sherman, một chiếc xe Volkswagen Kbelwagen và khoảng 20 binh sĩ của Gang triển khai chiến dịch giải cứu tù nhân tại lâu đài Itter.
Trong lúc đó, sư đoàn SS Panzergrenadier gồm khoảng 200 lính đang tổ chức tấn công lâu đài. Quân SS đặt một khẩu pháo chống tăng 88 mm, một súng phòng không 20 mm trên ngọn đồi cách đó gần 800 m liên tục bắn phá vào lâu đài.
Các vị trí phòng thủ trong lâu đài Itter lần lượt bị pháo hạng nặng Đức phá hủy, chiếc xe tăng Besotten Jenny mà tù nhân chiếm được cũng bị bắn cháy. Trước tình hình nguy cấp, ngôi sao quần vợt người Pháp Jean Borotra tình nguyện đột phá vòng vây để tìm viện binh. Borotra đã nhảy qua tường lâu đài, băng qua 40 bãi đất trống trải dưới làn hỏa lực của lính Đức và cuối cùng kết nối được với đơn vị giải cứu của trung úy Jack Lee.
Khi quân SS chuẩn bị phá cổng chính lâu đài, lực lượng giải vây do Borotra dẫn đường đột nhiên xuất hiện, nổ súng tấn công lính Đức từ phía sau. Bị tấn công bất ngờ, sư đoàn SS rối loạn và nhanh chóng đầu hàng. Hơn 100 lính SS bị bắt làm tù binh, trong khi các tù nhân Pháp được đưa tới Paris vào tối 5/5/1945.
Lâu đài Itter. Ảnh: History
Nhờ thành tích trong trận chiến này, trung úy Jack Lee được trao huân chương chiến công xuất sắc và được thăng lên cấp đại úy. Thiếu tá Gangl tử trận vì trúng đạn bắn tỉa, về sau được vinh danh là anh hùng quốc gia của Áo và được đặt tên cho một con đường ở vùng Worgl.
Nhiều chuyên gia nhận định trận chiến này là trận đánh kỳ lạ nhất trong Thế chiến II và cũng là trận duy nhất mà người Mỹ và Đức kề vai chiến đấu cùng nhau trong chiến tranh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Thiết giáp hạm 'quái vật biển' suýt được hải quân Mỹ chế tạo Được kỳ vọng là những thiết giáp hạm lớn nhất, uy lực nhất, hỏa lực mạnh nhất, nhưng các tàu lớp Montana đã không tìm được chỗ cho mình trên đại dương. Mô hình thiết kế tàu Montana năm 1940. Ảnh: Wikipedia. Đầu thập niên 1940, để đối phó với các chiến hạm cực lớn của Nhật Bản và Đức, hải quân Mỹ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông cõng cụ bà vượt 40 tầng giữa động đất ở Bangkok

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần

Nga cáo buộc Anh - Pháp hỗ trợ Ukraine tấn công cơ sở hạ tầng ở Kursk

Nam thanh niên tự đốt nhà mình để vạch trần tội ác của mẹ kế suốt 20 năm

Hơn 1.600 người thiệt mạng vì động đất, quốc tế khẩn trương hỗ trợ Myanmar

Nga công bố kế hoạch tăng cường hải quân

Thảm kịch động đất Myanmar: Tiếng kêu khóc tuyệt vọng từ đống đổ nát

Người Myanmar đào bới bằng tay, chạy đua tìm sự sống sau thảm họa động đất

Chuyên gia dự đoán kế hoạch của Nga sau ngừng bắn một phần với Ukraine

Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở

Hàng chục nghìn người biểu tình ở Seoul liên quan đến việc luận tội tổng thống

Nghi phạm đâm dao tại Hà Lan là một công dân Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Vụ phốt ViruSs yêu cùng lúc 8 người: Một hiệp sĩ làm lộ tin nhắn xin xỏ cực sốc
Netizen
7 phút trước
Triệu tập 71 thanh niên cầm dao, mã tấu và túyp sắt hỗn chiến trên quốc lộ
Pháp luật
20 phút trước
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
26 phút trước
Tin nổi không: Kim Soo Hyun khiến Dispatch bó tay toàn tập
Sao châu á
27 phút trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
32 phút trước
Mbappe sắp vượt mặt Ronaldo, đi vào ngôi đền huyền thoại Real Madrid
Sao thể thao
33 phút trước
'Khai hoang' sân thượng tầng 5 làm vườn, mẹ đảm thu hút 117.000 người theo dõi
Sáng tạo
35 phút trước
SOOBIN lộ thái độ sau khi dính ồn ào fan cuồng ôm chặt không buông tại concert Anh Trai Chông Gai
Sao việt
35 phút trước
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
1 giờ trước
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
2 giờ trước