Hành trình váy ngủ chinh phục làng mốt
Từ thời Trung cổ tới nay, váy ngủ luôn được yêu thích trên sàn diễn, điện ảnh và cuộc sống.
Theo nghiên cứu của CR – tạp chí uy tín trong làng mốt, váy ngủ xuất hiện lần đầu tiên từ thời Trung cổ. Khi ấy, phụ nữ mặc váy hai dây trơn với quần lót. Tới thời Phục hưng, trang phục này tiếp tục được mặc để tắm ở nơi công cộng – được mô tả trong bức tranh vào khoảng năm 1490-1510.
Đến thế kỷ 18, Pháp là một trong những quốc gia đầu tiên cho phép diện váy ngủ như trang phục bình thường. Nữ hoàng Marie Antoinette là người khởi xướng phong cách này. Bức tranh của Élisabeth Vigée Le Brun đã gây náo động trong triều đình lúc bấy giờ bởi nữ hoàng chỉ mặc váy ngủ mỏng tang với thắt lưng.
Trong những năm 1920, váy ngủ suông thẳng được đắp thêm ren, mặc kèm quần đùi lụa bên trong.
Trong những năm 1940, váy ngủ được nâng lên một tầm cao mới với chất liệu sang trọng, thêm chi tiết trang trí và đường cắt cải biên để có thể diện ra đường như một bộ cánh thời trang. Từ đó, váy ngủ đi lên sàn diễn, vào trong phim ảnh, đời sống như một thiết kế thời trang.
Video đang HOT
Váy ngủ trở nên nổi tiếng khi Marilyn Monroe diện nó trong bộ phim lãng mạn, hài hước “The Seven Year Itch” năm 1955.
Năm 1958, váy ngủ được huyền thoại Elizabeth Taylor lăng xê. Trong “Cat on a Hot Tin Roof”, Taylor hiện lên xinh đẹp với váy ngủ trắng nằm ngả trên giường – một trong những cảnh phim kinh điển. Trong phim, nhân vật Maggie của cô thường xuyên xuất hiện với pyjama.
Bẵng đi một thời gian, váy ngủ trở lại gây sốt vào năm 1993 khi Kate Moss (trái) xuất hiện trong một bữa tiệc cùng thiết kế xuyên thấu, lộ nội y.
Ở show Thu Đông 1994, Calvin Klein gây ấn tượng khi ra mắt váy ngủ nhung với hoa văn cách điệu.
Trong “Before Sunrise” (1995) – một trong bộ ba phim lãng mạn của Richard Linklater, váy ngủ được gắn với hình ảnh nên thơ và thanh lịch. Là hiện thân của cô gái Pháp sang trọng, nhân vật Celine (Julie Delpy) lang thang trên đường phố Vienna với người tình trong chiếc váy ngủ màu đen kèm áo phông màu xám. Bộ cánh được các chuyên gia đánh giá là trang phục hẹn hò hoàn hảo.
Julie Delpy diện váy ngủ trong phim “Before Sunrise”. Video: Youtube.
Sức ảnh hưởng của váy ngủ còn được chứng tỏ qua series “Friends” đình đám ở thập niên 1990 với cảnh nhân vật Rachel Green (Jennifer Aniston) diện bộ váy có hàng cúc phía trước, kết hợp áo thun mỏng dài tay.
Mẫu da đen chuyển giới đại diện cho Calvin Klein
Jari Jones và gia đình, bạn bè phấn khích khi tấm banner cỡ lớn in hình cô được treo giữa trung tâm Manhattan, New York.
Nữ người mẫu 29 tuổi được chọn làm gương mặt đại diện cho chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm Pride 2020 của thương hiệu thời trang nổi tiếng Calvin Klein. Cô mở chai champagne ăn mừng và tự hào đăng lên Instagram: "Hôm nay, một người phụ nữ da đen chuyển giới mập mạp đang nhìn bao quát New York", kèm hashtag "Black Lives Matter" (phong trào chống phân biệt chủng tộc lan rộng tại Mỹ thời gian qua).
Jari Jones bên tấm banner khổng lồ in chân dung của mình.
Trào dâng cảm xúc khi lần đầu nhìn thấy bảng quảng cáo ở Manhattan, Jari viết: "Quả là vinh dự và hạnh phúc khi được xuất hiện ở đó với hình ảnh chân thực nhất của bản thân, đại diện cho những cơ thể thường xuyên bị đe dọa, quấy rối, chê bai và thậm chí bị giết".
Chia sẻ với Yahoo Life, nữ diễn viên, nhà làm phim kiêm người mẫu sinh năm 1991 cho biết cô chưa bao giờ thấy một người phụ nữ da đen chuyển giới nào được đưa lên khu vực công cộng để tôn vinh như vậy. "Nó có ý nghĩa quá lớn đối với tôi. Tôi đang chìm đắm trong rất nhiều cảm xúc khi nghĩ về hành trình cố gắng bước chân vào ngành công nghiệp thời trang, trải qua biết bao nhiêu lần bị nói 'không', 'cô không thể', 'cô không bao giờ...'. Điều đó thực sự khiến tôi thêm mạnh mẽ".
Sau khi gọi video cho con gái, mẹ của Jari đã đến tận nơi để ngắm nhìn tấm banner và tuôn những dòng nước mắt tự hào bởi trước đây, ông ngoại của Jari cũng từng là một người mẫu thành công trong thập niên 1970 - 1980.
"Mẹ là một trong những người bạn tốt nhất của tôi. Phần lớn lý do khiến tôi có thể sống thật với giới tính là nhờ mẹ đã ươm mầm sự tự tin trong tôi từ nhỏ. Một khi tôi đã thú nhận với bà ấy, tất cả những người khác không quan trọng nữa. Bà ấy đã ở cùng phe tôi từ ngày đầu tiên", Jari tâm sự.
Đối với Jari Jones, đây là một điểm sáng trong sự nghiệp, đến sau nhiều năm làm người mẫu và diễn xuất thời thơ ấu. "Khi bạn chắc chắn, nhận thức rõ và ổn định trong tâm hồn, mọi người có thể nhìn thấy điều đó. Các chuyên gia casting rất giỏi trong công việc của họ. Và khi tôi tin rằng làn da của mình đang ở tình trạng chân thực nhất, tôi đoán họ cũng nhận ra. Rồi các lịch hẹn bắt đầu tìm đến".
Tuy nhiên, sống thật với bản thân không phải là một điều dễ dàng, vì những người trong ngành thời trang đôi khi gây áp lực buộc Jari phải giảm cân hoặc phẫu thuật nhiều hơn để khẳng định giới tính. Dẫu vậy, cô luôn giữ vững lập trường, giống như cái cách cô khẳng định chắc nịch về mình - "người phụ nữ da đen chuyển giới mập mạp".
Nhan sắc thật của ông trùm Dior, Versace trong ngành thời trang Sáng lập ra các thương hiệu đình đám thế giới nhưng ít ai biết vẻ ngoài của họ trông ra sao. 1. Hubert de Givenchy: Ông bắt đầu sự nghiệp với vị trí thợ may tại Pháp. Sau thời gian dài cộng tác với nhiều nhà thiết kế, đến năm 1952, Givenchy chính thức cho ra mắt thương hiệu mang tên mình. Các...