Hành trình tuyệt diệu đến ngôi làng hẻo lánh dưới chân núi Himalaya
Tangting là một ngôi làng 400 người nằm sâu trong vùng núi của Nepal.
Việc đến ngôi làng Tangting từ Pokhara- thành phố lớn nhất gần đó là một câu chuyện dài.
Ngôi làng Tangting nằm sâu trong khu bảo tồn Annapurna- khu bảo tồn lớn nhất của Nepal.
Để đến được ngôi làng, bạn sẽ mất ít nhất 3 tiếng đi xe jeep trên địa hình gồ chề, hiểm trở. Con đường dẫn vào làng được xây dựng cách đây 3 năm để phục vụ cho việc xây dựng đập thủy điện trên sông Gandaki gần đó. Các tập đoàn Trung Quốc và Ấn Độ đã xây dựng nhà máy thủy điện trên sông Gandaki nhưng phần lớn lượng điện được sản xuất đều dành cho xuất khẩu.
Con đường dẫn vào làng Tangting đầy chướng ngại vật. Vào mùa mưa, du khách sẽ phải đối mặt với hiện tượng sạt lở đất nghiêm trọng.
Khi có sạt lở đất, hầu hết những chiếc xe sẽ bị mắc kẹt cho đến khi con đường được hong khô. Bạn sẽ phải chờ đợi mất vài ngày thì mới có thể tiếp tục di chuyển.
Video đang HOT
Trong những ngày gió mùa về, bạn sẽ khó qua sông Gandaki hơn. Bởi vì bờ sông này rất dễ bị sạt lở đất. Bạn nên đi bộ qua cầu treo thay vì đi thuyền qua sông.
Trên đường đi, bạn có thể bắt gặp một số xe tải cố gắng băng qua sông và bị mắc kẹt.
Tangting là một làng Gurung bản địa, một trong hơn 100 dân tộc thiểu số ở Nepal. Người Gurung có ngôn ngữ và chữ viết của riêng mình.
Giống như nhiều quốc gia Nam Á khác, đẳng cấp đóng một vai trò mạnh mẽ trong cuộc sống của người dân Nepal, ngay cả trong ngôi làng nhỏ này. Các cư dân trong ngôi làng được phân tầng bởi đẳng cấp và gia tộc. Việc bạn được sinh ra trong gia đình nào quyết định nơi bạn có thể sống, bạn có thể ăn cùng ai và bạn được kết hôn với ai.
Trong những ngôi nhà ở làng Tangting, điều kiện sống tương đối đơn sơ nhưng thoải mái và ấm áp. Các gia đình trong ngôi làng thường ngủ chung một giường hoặc ngủ trên sàn nhà được sưởi ấm bởi bếp lửa.
Các món ăn ở làng này khá ngon. Người dân trong làng thường nuôi gà, trâu để lấy trứng và thịt.
Người dân làng Tangting thường trồng cây kê, gạo, ngô. Bánh kê được làm bởi dân làng khá hấp dẫn.
Ngoài việc lấy sữa và thịt, trâu được người dân nuôi để giúp cày bừa trên các mảnh ruộng.
Có nhiều cánh đồng bao quanh ngôi làng. Bạn sẽ mất đến vài giờ để đi hết những cánh đồng này.
Theo emdep.vn
Nghe báo Tây mách những điểm đến 'vàng' ai cũng muốn khám phá ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long luôn là điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Đồng bằng sông Cửu Long được biết đến là mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ở phía Tây Nam Việt Nam, nằm giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Campuchia. Sông Cửu Long bắt nguồn từ Himalaya và chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và Campuchia trước khi đến Việt Nam. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa lúa của Việt Nam, cung cấp nguồn lương thực cho hàng triệu người.
Những điểm đến bạn nên ghé thăm khi đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Mỹ Tho
Đây là thành phố nổi tiếng nhất của khu vực này. Có từ hàng trăm đến hàng ngàn khách du lịch ghé thăm thành phố này mỗi ngày. Bên cạnh những khu chợ nổi nổi tiếng, Mỹ Tho cũng có nhiều ngôi chùa ấn tượng và những vườn cây vô cùng hấp dẫn. Bạn sẽ mất khoảng 2 tiếng di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Mỹ Tho bằng xe buýt.
Cần Thơ
Cần Thơ là thành phố lớn nhất trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và là nơi có chợ nổi Cái Răng- khu chợ vô cùng nổi tiếng. Chợ nổi Cái Răng có đến hàng trăm thuyền đầy ắp trái cây và rực rỡ các loại hoa. Mặc dù Cần Thơ là một thành phố lớn, đã công nghiệp hóa một phần nhưng nó vẫn là trung tâm văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Đến nơi đây, bạn vừa có được chỗ ở tiện nghi, thoải mái lại vừa có thể ngắm nhìn làng quê đẹp như tranh vẽ. Cần Thơ không có các quán bar, sàn nhảy sôi động như ở Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cuộc sống về đêm ở đây vẫn rất tuyệt vời. Bạn sẽ mất khoảng 4 giờ để di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ bằng xe buýt.
Sóc Trăng
Sóc Trăng là nơi có lượng dân số người Khmer lớn nhất bên ngoài Campuchia. Đó là lý do khiến thành phố này nổi tiếng với văn hóa độc đáo. Bạn có thể đến thăm ngôi chùa Clay và chùa Bát để tìm hiểu về văn hóa của người Khmer. Tại Sóc Trăng, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống thôn quê yên bình. Nếu bạn đến nơi đây vào tháng 11 và tháng 12, đừng bỏ lỡ cơ hội tham dự lễ hội Oc Om Boc.
Cần Giờ
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đã được UNESCO công nhận. Đây là nơi nổi tiếng với hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú. Có rất nhiều tour du lịch khám phá khu dự trự sinh quyển này. Khu vực này khá gần với Thành phố Hồ Chí Minh và bạn có thể di chuyển trong ngày.
Châu Đốc
Nếu bạn đang ở biên giới Việt Nam- Campuchia, Châu Đốc là điểm dừng bạn không thể bỏ qua. Châu Đốc được biết đến là khu vực có tôn giáo, văn hóa đa dạng và là nơi chung sống của cộng đồng người Khmer, Trung Quốc, Chăm và người Việt Nam. Giống như hầu hết các khu vực trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Châu Đốc nổi tiếng với khung cảnh nông thôn thanh bình.
Theo emdep.vn
Trung Quốc mở cửa cầu đáy kính đi xuyên rừng ở độ cao 450m Cầu đáy kính đầu tiên vừa được khai trương ở đảo Hải Nam, nơi được mệnh danh là thiên đường Haiwaii của Trung Quốc. Trung Quốc đang là quốc gia sở hữu nhiều cầu đáy kính với những kỷ lục ấn tượng nhất thế giới. Hàng loạt những cây cầu với đáy bằng kính trong suốt được khai trương tại đất nước này...