Hành trình từ lái xe buýt đến ghế Tổng thống Venezuela của ông Maduro
Là đồng minh thân cận nhất của cố Tổng thống Hugo Chavez, nhưng trong khi người tiền nhiệm có phong thái mạnh mẽ, ông Nicolas Maduro lại rất trầm lặng. Tuy nhiên vị cựu tài xế xe buýt này vẫn được đánh giá cao về sự sắc sảo, khéo léo.
Trong tuyên bố của mình trước khi lên đường sang Cuba điều trị căn bệnh ung thư tái phát, cố tổng thống Chavez từng tiến cử cấp phó của mình, ông Maduro, với khẳng định: “Ông ấy là một con người cách mạng triệt để, một người trẻ tuổi nhưng giàu kinh nghiệm, có sự tận tụy lớn lao và năng lực làm việc, lãnh đạo, xử lý các tình huống khó khăn nhất”.
Ông Maduro là người được Hugo Chavez rất tin cẩn
Ông Maduro, một tài xế xe buýt với ria mép màu đen rậm, chính là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Chavez. Năm 2006, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao trước khi được chọn là Phó tổng thống sau khi Hugo Chavez tái đắc cử tháng 10 năm ngoái.
Mối quan hệ thân tình giữa họ bắt nguồn từ khi ông Chavez còn đang phải chịu án tù vì tiến hành đảo chính năm 1992. Chính ông Maduro là người đã tiến hành vận động để ông Chavez được trả tự do năm 1994.
Cũng trong thời gian này, Maduro đã gặp và kết hôn với Cilia Flores, một luật sư trong nhóm bào chữa cho ông Chavez. Trong thời gian vị cố tổng thống sang chữa bệnh tại Cuba, ông Maduro cũng thường xuất hiện tại đây cùng với các thành viên gia đình Chavez.
Vui vẻ, tâm linh, sắc sảo
Là một người theo chủ nghĩa xã hội ngay từ ngày đầu, thành viên rồi chủ tịch công đoàn, ông Maduro là một trong những người đã tham gia dự thảo hiến pháp mới của Venezuea trước khi được tổng thống Chavez ký thông qua năm 1999 sau khi đắc cử.
Tiếp đó ông trở thành phó chủ tịch rồi chủ tịch quốc hội và nắm giữ vị trí này đến năm 2006, trước khi trở thành Bộ trưởng Ngoại giao theo yêu cầu của ông Chavez. Quyết định này của ông Chavez từng bị nhiều người chỉ trích bởi họ cho rằng ông Maduro không có đủ trình độ do chưa từng học đại học và đã bỏ dở việc học để đi làm tài xế xe buýt.
Những kỹ năng lái xe của ông càng trở nên nổi bật khi chính tay ông đã lái chiếc xe tải chở ông Hugo Chavez đi tiến hành vận động bầu cử tháng 10 năm ngoái. Vị cố tổng thống cũng thường lấy sự thăng tiến của Maduro làm tấm gương cho thấy quyền lực trực tiếp của nhân dân.
Ông Maduro lái xe trong chiến dịch tranh cử vừa qua
“Hãy nhìn xem cậu ta đang đi về đâu, tài xế xe buýt Nicolas…Những kẻ tư sản đã từng nói xấu cậu ta”, ông Chavez tuyên bố trong lễ bổ nhiệm Maduro vào vị trí Phó tổng thống. Bản thân ông Maduro cũng không ngần ngại lấy nghề nghiệp của mình làm khẩu hiệu tranh cử: “Chavez vạch đường, Maduro cầm lái”.
Video đang HOT
Những người thân cận với Maduro khẳng định vị tân Tổng thống 50 tuổi là một người điềm tĩnh nhưng cũng đề cao yếu tố tinh thần. Ông và vợ từng sang tận Ấn Độ để nghe các bài thuyết giảng của Sathya Sai Babaa, một lãnh đạo tinh thần của người Hindu.
“Ông ấy không hay to tiếng. Ông ấy là một trong những người có tính cách của một nhà ngoại giao, luôn sẵn sàng đối thoại”, nhà khoa học chính trị Ricardo Sucre đến từ đại học trung ương Venezuela khẳng định.
Ông Maduro cũng được cho là người thân thiện, vui vẻ và được tín nhiệm bởi khả năng điều hành sắc sảo cũng như thương thuyết khéo léo.
Những người bạn chống Mỹ
Là một người giữ vị trí trung tâm trong số các nhân vật cấp cao quanh Hugo Chavez, các nhà phân tích cho rằng ông Maduro có khả năng đoàn kết nhiều thành phần khác nhau trong xã hội như quân đội hay các nhóm theo tư tưởng ý thức hệ.
Việc ông có quan hệ lâu dài với Cuba, nơi ông được đào tạo để trở thành nhà tổ chức công đoàn khi còn trẻ, cũng được xem là một lợi thế nữa.
Khi còn là Bộ trưởng ngoại giao, ông Maduro đã đi theo con đường của Hugo Chavez đó là công khai bày tỏ mong muốn: “xây dựng một thế giới đa cực, không chịu ảnh hưởng bởi “đế quốc Mỹ”", nhà phân tích Carlos Luna khẳng định với BBC.
Trong vai trò đó, Maduro là nhà ngoại giao hàng đầu của Venezuela giữa lúc căng thẳng với Mỹ leo thang còn quan hệ với Cuba được thắt chặt.
Chỉ ít giờ trước khi tuyên bố Hugo Chavez qua đời, ông đã bao vây kẻ thù của đất nước với tuyên bố Mỹ đang có âm mưu chống lại Venezuela và công bố việc trục xuất một tùy viên của không quân Mỹ.
Và không có gì ngạc nhiên khi Maduro giữ vai trò lớn trong việc gây dựng mối quan hệ bên ngoài Mỹ Latinh với nhiều quốc gia có tư tưởng chỉ trích Mỹ. Hiện Venezuela có một số đồng minh như Belarus, Trung Quốc, Iran và Nga.
Theo Dantri
Bầu cử Tổng thống Venezuela: Lựa chọn giữa hai con đường
Ngày 14/4, cử triVenezuelabỏ phiều bầu tổng thống để lựa chọn giữa hai ứng cử viên: Quyền Tổng thống Nicolas Maduro và thủ lĩnh đối lập Henrique Capriles.
Hai ứng cử viên tổng thống hàng đầu: Nicolas Maduro (trái) và Henrique Capriles.
Theo Tân Hoa Xã, có khoảng 39.322 thùng phiếu được đặt tại 13.810 địa điểm bỏ phiếu. Khoảng 3.000 quan sát viên trong nước và 240 quan sát viên quốc tế theo dõi cuộc bầu cử tổng thống Venezuela lần này.
Cuộc bầu cử bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng ngày 14/4 (giờ địa phương, 10h30 GMT) và kết thúc vào lúc 18h00 ( 22h30 GMT). Kết quả bầu cử dự kiến sẽ được công bố vào đêm Chủ Nhật.
Theo Hiến pháp Venezuela, ứng cử viên nào giành được nhiều phiếu bầu nhất sẽ thắng cử ngay trong vòng đầu và tổng thống đắc cử sẽ có nhiệm kỳ 6 năm.
Tiến trình bỏ phiếu ở Venezuela nói chung được xem là công bằng và vô tự. Quan chức phụ trách bầu cử Juan Martinez quan sát viên của mỗi đảng có mặt tại phòng phiếu để bảo đảm không có gian lận và cử tri trình giấy tờ chứng minh chính thức, không phải là bản sao hay giấy tờ nào khác. Gần 19 triều người trên cả nước hội đủ điều kiện bỏ phiếu.
Ứng cử viên nào thắng trong cuộc bầu cử cũng sẽ thừa hưởng một đất nước trong tình trạng phân cực chính trị, nhưng đồng thời cũng sẽ kiểm soát trữ lượng dầu lớn nhất trong khối các nước OPEC.
Các chính phủ thiên tả ở Mỹ châu Latinh từ Cuba cho đến Bolivia đang theo dõi sát cuộc bầu cử để xem liệu viện trợ kinh tế hào phóng của tổng thống Chavez sẽ còn tiếp tục.
Sau đây là thân thế và sự nghiệp của hai ứng cử viên chính:
Nicolas Maduro
Ứng cử viên Nicolas Maduro, người kế thừa cố Tổng thống Hugo Chavez, đang trông cậy đông đảo cử tri nghèo đi bỏ phiếu để Đảng Xã hội tiếp tục cầm quyền ở Venezuela.
Là một nhà lãnh đạo nghiệp đoàn từng lái tàu điện ngầm ở Caracas, ông Nicolas Maduro đảm nhận chức quyền tổng thống sau khi Tổng thống Hugo Chavez qua đời đầu tháng 3/2013.
Là người được Tổng thống Chavez đích thân lựa chọn, Maduro có lợi thế hơn các ứng cử viên tổng thống khác trong cuộc bầu cử Tổng thống Venezuela ngày Chủ Nhật.
Ông Maduro được bầu vào Quốc hội Venezuela trong năm 2000, tái đắc ử trong năm 2005 và được bầu làm Chủ tịch Quốc hội.Từ năm 2006 đến năm 2012, ông Nicolas Manduro giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và được Tổng thống Hugo Chavez bổ nhiệm làm Phó Tổng thống hồi tháng 10/2012.
Trong tháng 12/2012, ông Maduro được tuyên bố là người kế nhiệm Tổng thống Chavez, người đã sang Cuba điều trị căn bệnh ung thư. Kể từ đó đến cuộc bầu cử ngày 14/4, ông Maduro liên tục lãnh đạo đất nước Venezuela.
Một trong những khẩu hiệu của ông Maduro là "Chavez chỉ đường, Maduro cầm lái", ngụ ý rằng bỏ phiếu cho Maduro là bỏ phiếu ủng hộ việc tiếp tục chính sách cải cách của cố Tổng thống Chavez.
Ông Maduro đã cam kết tiếp tục các sứ mạng của cố Tổng thống Chavez, cam kết giải quyết tình trạng lạm phát cao, thiếu lương thực và tỷ lệ tội phạm cao ở Venezuela.
Trong suốt cuộc vận động quyền Tổng thống Maduro hứa tiếp tục các chính sách được tài trợ bằng dầu hỏa, đã giảm tỷ lệ nghèo từ 50 xuống còn 29% với các chương y tế, giáo dục và thực phẩm cho người dân.
Tuy nhiên, không ít cử tri cảm thấy nản lòng vì tình hình kinh tế đình trệ, lạm phát cao, mất điện thường xuyên, cộng thêm với tình trạng khan hiếm thực phẩm, thuốc men. Tỷ lệ tội phạm tăng vọt cũng là một trong những vấn đề chính đối với cử tri. Venezuela nằm trong số những nước có tỷ lệ giết người và bắt cóc cao nhất thế giới.
Cuộc thăm dò mới nhất của tổ chức thăm dò dư luận GIS 21 cho thấy ứng cử viên Maduro dẫn trước đối thủ chính Henrique Capriles với tỷ lệ 55,3% trên 44,7%.
Henrique Capriles
Henrique Capriles là ứng cử viên tổng thống của Liên minh Dân chủ Thống nhất.
Ông từng giữ chức thống đốc của bang Miranda đông dân từ năm 2008 đến năm 2012, cho đến khi từ chức để ra tranh cử với Tổng thống Chavez trong cuộc bầu cử tổn thống Venezuela hồi tháng 10/2012.
Trước đó, ông Capriles từng là Phó Chủ tịch trẻ nhất của Quốc hội Venezueal đã bị giải thể và từng giữ chức Chủ tịch Quốc hội trong hai năm 1999-2000. Ông cũng từng là thị trưởng Baruta liên tục hai nhiệm kỳ (2000-2008). Ông Capriles là người sáng lập và lãnh đạo Đảng Công lý trên hết.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2012, ông Capriles cam kết tiến hành thay đổi quan trọng trong đường lối đối ngoại của Venezuela, nếu đắc cử, trong đó có việc hủy bỏ các hợp đồng mua vũ khí Nga và xa lánh Iran, Belarus.
Capriles cam kết giúp đỡ người nghèo, trong khi dành nhiều cơ hội cho cho khu vực tư nhân cũng như tầng lớp trung và thượng lưu. Ông cũng cam kết đưa tỷ lệ lạm phát xuống mức 1 con số, tăng sản lượng khai thác dầu lên tới 6 triệu thùng/ngày, hòa giải với khu vực tư nhân cũng như thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Ông cam kết đấu tranh với tình trạng tội phạm bằng cách tạo ra 100.000 việc làm mỗi năm và mang lại cơ hội cho tầng lớp trẻ cũng như những người trên 45 tuổi.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela hồi tháng 10/2012, Henrique Capriles đã thất cử trước đương kim Tổng thống Hugo Chavez, với tỷ lệ phiếu bầu 44,31% trên 55,07%.
Trong cuộc bầu cử khu vực hồi tháng 12/2012, ông Capriles tái đắc cử chức Thống đốc bang Miranda và củng cố vị thế là thủ lĩnh phe đối lập Venezuela.
Theo vietbao
Bí mật về ướp xác các nguyên thủ quốc gia Ngày 15/3, linh cữu của cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã được đưa về nơi yên nghỉ tại Bảo tàng quân sự ở thủ đô Caracas, chứ không ướp xác theo dự định trước đó. Hàng ngàn người dân Venezuela đã tập trung ở đường phố thủ đô Caracas để rước linh cữu cố Tổng thống Hugo Chavez từ Học viện quân...