Hành trình trở về của hành khách MH17
Cuối cùng, các hành khách và phi hành đoàn xấu số của MH17 cũng bắt đầu hành trình về nhà, lặng lẽ trên những toa tàu lạnh, bỏ lại phía sau hành lý của họ và những gương mặt buồn bã của phiến quân Ukraine.
Hai chuyên gia khám nghiệm tử thi của Hà Lan có mặt tại đoàn tàu có các khoang lạnh chứa thi thể nạn nhân vụ MH17 trước khi đoàn tàu rời Torez. Ảnh: NY Times.
“Tôi cảm thấy có lỗi với họ”, một tay súng nổi dậy mặc áo phông trắng nhắc đến các thi thể trên tàu. “Có quá nhiều trẻ em. Đau đớn khôn cùng”, người đàn ông này nói tiếp.
Trước khi tàu chuyển bánh, hai chuyên gia Hà Lan đeo khẩu trang rồi leo lên các toa lạnh kiểm tra thi thể. Họ đến ga lúc khoảng 11h30 và đứng cúi đầu yên lặng một lát trước khi bắt đầu công việc của mình.
“Tôi nghĩ khoang chứa có chất lượng tốt”, Peter van Vliet, chuyên gia khám nghiệm tử thi của cảnh sát Hà Lan, nói rồi quay lại đoàn tàu cùng đồng nghiệp. Trong số hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 có 193 người quốc tịch Hà Lan.
“Chúng tôi cần đưa tàu đi khỏi đây trước khi trời tối”, Alexander Hug ở Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu nói với một thủ lĩnh ly khai đang đứng cạnh toa chứa thi thể. Mùi xác người vảng vất quanh chỗ họ nói chuyện.
“Nếu phải đợi lâu hơn thì mọi chuyện sẽ chẳng tốt đẹp gì, sẽ không tốt cho chuyên gia, các gia đình đang chờ đợi người thân và cũng không hay ho cho cả các anh”, Hug nói.
Một lúc sau, đoàn tàu màu xám chở thi thể hành khách của chuyến bay MH17 rời ga để lại phía sau đồ đạc của nạn nhân chất đống trên sân ga, một chiếc ví màu be, chiếc ba lô hiệu North Face và vali màu hồng của trẻ con.
Tàu chuyển bánh, những tay súng nổi dậy yên lặng bước đi bên cạnh đường ray. Chuyến tàu sẽ bắt đầu cuộc hành trình dài qua miền đông Ukraine và kết thúc tại một sân ga cách sân bay của thành phố Kharkiv không xa. Sáng qua, máy bay vận tải của Hà Lan đã tới Kharkiv để đợi đưa các thi thể về Amsterdam.
Video đang HOT
Trước khi nằm trong khoang lạnh trên tàu, những thi thể bọc trong túi bóng đen và được chất lên xe tải. Trước đó, nạn nhân nằm giữa cánh đồng suốt nhiều ngày dưới thời tiết nóng bức. Mãi tới khi các nhóm tình nguyện viên, bao gồm cả người dân địa phương, thợ mỏ, đến và thay nhau đưa họ đi.
Giới phân tích nhận định, từ sau thảm kịch MH17, thi thể nạn nân bị lôi kéo vào một cuộc chiến chính trị. Giới chức Ukraine buộc tội quân ly khai ngăn cản chuyên gia quốc tế tiếp cận hiện trường và từ chối giao xác. Ngược lại, phe nổi dậy lại cho rằng họ chỉ giao thi thể cho các đại diện quốc tế chứ không phải người Ukraine.
Việc đổ lỗi lẫn nhau khiến tình hình trở nên phức tạp. Sergey Kavtaradze, người phát ngôn của nước “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng, tiết lộ rằng chính phủ Ukraine đã gửi một lá thư cho phe ly khai ở Donetsk. “Gửi người quan tâm”, bức thư mở đầu.
Cái chết của 298 hành khách đẩy đông Ukraine tới trung tâm của sự căng thẳng trong một cuộc khủng hoảng quốc tế. Nỗ lực giải quyết khủng khoảng của các chính phủ đang được xem là chậm chạp và do miền đông bị quân ly khai có vũ trang chiếm giữ.
Tình báo Mỹ khẳng định máy bay của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ bằng tên lửa đất đối không của phe ly khai. Nhà Trắng nghi ngờ Nga đã huấn luyện cho quân nổi dậy sử dụng tên lửa Buk. Tuy nhiên, Nga phủ nhận cáo buộc này.
Chiều qua, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết chính phủ ông đã làm việc “ở hậu trường cùng với những người kiểm soát hiện trường MH17 rơi”.
“Mối liên lạc đó đã được thiết lập”, ông Najib nói và tiết lộ thủ lĩnh Alexander Borodai hứa cho phép tàu chở xác rời khỏi Kharkiv, thành phố lớn nhất miền Đông Ukraine. Sau đó, thi thể nạn nhân Malaysia sẽ được đưa bằng máy bay về Amsterdam trước khi về nhà. Ông Najib cũng thông báo đã đạt được thỏa thuận nhận lại hộp đen với quân ly khai lúc 1h sáng nay.
Tổng số thi thể chính xác được đưa lên tàu vẫn chưa được xác nhận. Giới chức Ukraine nói là 282 cộng với những phần thi thể tách rời của 16 nạn nhân khác; trong khi hàng không Malaysia báo có 282 thi thể.
Theo VNE
Tập Cận Bình: Sẽ phản ứng nếu có "khiêu khích" ở Biển Đông?!
"Phản ứng theo cách cần thiết với hành động khiêu khích của các bên liên quan" trong khi chính Bắc Kinh mới là kẻ gây hấn phải chăng lại là một lời hăm dọa?
Ông Tập Cận Bình.
Tờ Mizo News của Ấn Độ ngày 30/5 đưa tin, trong buổi tiếp Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm qua Thứ Sáu 30/5 ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc nói: "Tình hình Biển Đông hiện nay nói chung là ổn định, nhưng cũng nổi lên những dấu hiệu đáng để chúng ta chú ý".
Tân Hoa Xã dẫn lời ông Bình khẳng định, Trung Quốc yêu mến hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông, Bắc Kinh không chấp nhận làm phức tạp, mở rộng hoặc quốc tế hóa các tranh chấp chủ quyền?!
"Chúng tôi sẽ không bao giờ gây rắc rối, nhưng sẽ phản ứng theo cách cần thiết đối với những hành động khiêu khích của các bên liên quan"?! Tập Cận Bình nhấn mạnh.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết ông đồng ý với Tập Cận Bình về việc cần giải quyết sự khác biệt thông qua "đối thoại trực tiếp"?! Malaysia ca ngợi Trung Quốc và ASEAN là láng giềng và bạn bè tốt, Kuala Lumpur sẵn sàng đóng góp lớn hơn cho mối quan hệ giữa khối với Bắc Kinh.
Hãng thông tấn Bernama của Malaysia ngày 30/5 cho hay, Malaysia sẽ đảm nhiệm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2015 và sẵn sàng đóng góp nhiều hơn để thúc đẩy sự phát triển quan hệ Trung Quốc - ASEAN.
Najib cũng cho biết Kuala Lumpur sẽ tích cực tham gia con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21 mà Tập Cận Bình khởi xướng hồi tháng 10 năm ngoái. Ông Bình ca ngợi sự phát triển của quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Malaysia trong 40 năm qua, kêu gọi duy trì trao đổi các đoàn cấp cao, chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Phát biểu của ông Tập Cận Bình rằng Biển Đông cơ bản ổn định, nhưng có dấu hiệu đáng để ông chú ý, phải chăng chính là những hành động xâm phạm nghiêm trọng vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của giàn khoan Trung Quốc Hải Dương 981?
Nếu Trung Quốc thực sự "yêu mến hòa bình" như ông nói, liệu ông có để cho cái gọi là "lãnh thổ quốc gia di động" của nước mình ngang nhiên xâm phạm vùng biển chủ quyền nước khác?
Không dừng lại ở đó, ông Bình còn bóng gió xa xôi rằng nước ông sẽ "phản ứng theo cách cần thiết với hành động khiêu khích của các bên liên quan" trong khi chính Bắc Kinh mới là kẻ gây hấn phải chăng lại là một lời hăm dọa?
Từ những phát biểu của người lãnh đạo cao nhất Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh vẫn tiếp tục ôm cuồng vọng độc chiếm Biển Đông và biến nó thành ao nhà, bất chấp mọi dư luận và luật pháp quốc tế, điều mà cả nhân loại tiến bộ không ai có thể chấp nhận được.
Một động thái nữa đáng chú ý ở đây đó là việc Bắc Kinh tiếp tục giở thủ đoạn thao túng, chia rẽ đối với ASEAN khi nhằm vào nước giữ vị trí Chủ tịch luân phiên khối trong năm tới để dễ bề bành trướng trên Biển Đông.
Người ta lại thấy bóng dáng của một Campuchia năm 2012 nếu thông tin Malaysia ủng hộ chủ trương Trung Quốc "đối thoại trực tiếp" với các bên liên quan ở Biển Đông mà tờ báo Ấn Độ đăng tải là chính xác.
Rõ ràng Trung Quốc đưa giàn khoan 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam nơi hoàn toàn không có tranh chấp. Việt Nam đã thiện chí 20 lần liên lạc trao đổi để giải quyết vấn đề nhưng Bắc Kinh né tránh. Việt Nam khẳng định phải áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình, trong đó không loại trừ biện pháp pháp lý.
Tập Cận Bình nói ông không chấp nhận "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông phải chăng là thông điệp nhằm vào điều này? - PV.
Theo Giáo Dục
Trực thăng bị bắn hạ, Ukraine cáo buộc Nga khơi mào "thế chiến 3" Kiev cáo buộc Nga khơi mào cuộc chiến tranh thế giới thứ ba sau khi một máy bay trực thăng Ukraine bị bắn hạ tại căn cứ quân sự ở phía đông. Các nhân chứng cho biết đã nhìn thấy một cột khói lớn trong sân bay Kramatorsk sau một tiếng nổ vang trời. Vụ nổ xảy ra vào khoảng 11 giờ địa...